Softbank lỗ 1,3 tỉ USD khi đặt cược vào chứng khoán công nghệ
Tỉ phú Masayoshi Son của Softbank đã đặt cược rất lớn trong những tháng gần đây vào các cổ phiếu công nghệ niêm yết trên sàn chứng khoán và ông đã không thành công.
Tỉ phú Masayoshi Son cũng tỏ ra kém may mắn với chứng khoán công nghệ
SoftBank, tập đoàn Nhật Bản của ông đã công bố khoản lỗ 131,7 tỉ yen (1,3 tỉ USD) “từ khoản đầu tư vào cổ phiếu niêm yết và các công cụ khác” trong sáu tháng qua, tính đến hết tháng 9.2020. Theo Wall Street Journal và Financial Times , SoftBank đã mua các cổ phiếu đại cổ đông trị giá khoảng 4 tỉ USD gắn với cổ phiếu phổ thông mà họ đã mua trước đó tại các công ty như Amazon, Microsoft và Netflix, nâng tổng đầu tư lên mức 50 tỉ USD vào các công ty này.
Một số nhà quan sát đã gọi người sáng lập và CEO của SoftBank là “cá voi” trên sàn giao dịch Nasdaq – một nhà đầu tư bị ảnh hưởng nặng nề với khả năng di chuyển thị trường chậm chạp do “quá lớn”. Dĩ nhiên, ông Son đã bác bỏ lời mỉa mai này và mô tả chiến lược mới nhất của SoftBank là đầu tư vào các công ty blue-chip và các mô hình chứng khoán phái sinh có tính thanh khoản cao ở mảng công nghệ là “một chương trình thử nghiệm”.
Ông phân trần tại một buổi thông báo về doanh thu của SoftBank, “khi bạn nói về chứng khoán phái sinh, nghe có vẻ rất rủi ro, nhưng nó chỉ chiếm 1% tổng giá trị nắm giữ của chúng tôi”. Do vậy, nếu các khoản đầu tư thất bại, “thiệt hại chỉ là 1% -2% [tổng số cổ phần nắm giữ của SoftBank] nên nó chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong bức tranh đầu tư toàn cảnh của công ty”.
Video đang HOT
Bloomberg: CEO SoftBank Masayoshi Son thực sự có tầm nhìn xa hay chỉ là con bạc?
Cuối cùng đã có lời giải thích cho sự "biểu tình" rầm rộ của cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn: tỷ phú Nhật Bản Masa Son và sự khát khao của ông với quyền chọn.
Hóa ra, tập đoàn của Masayoshi Son, SoftBank Group có thể đứng đằng sau cú hích vào cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn của Mỹ trong những tuần gần đây. Thị trường trở nên sôi động và trên thực tế dường như đã quên đi cuộc khủng hoảng COVID-19 vẫn đang hiện hữu.
Financial Times gọi Masa Son là "cá voi Nasdaq" khi đề cập đến một giao dịch quyền chọn quái dị mà các nguồn tin của tờ báo này nói là do SoftBank thực hiện.
Wall Street Journal mô tả:
"Các nhà đầu tư đang theo dõi đà tăng chóng mặt, và sự sụt giảm hôm thứ Năm của cổ phiếu công nghệ khiến người ta xôn xao về một giao dịch duy nhất, một vụ đặt cược khổng lồ nhưng mờ ám vào Thung lũng Silicon, đủ lớn để kéo thị trường đi lên cùng nó.
Nhà đầu tư đằng sau giao dịch này, theo giới thạo tin là SoftBank, tập đoàn này đã mua quyền chọn gắn với khoảng 50 tỷ USD cỏ phiếu công nghệ".
Thời kỳ mà vốn hóa của Apple vượt 2.000 tỷ USD; Amazon thì tăng trong một tháng còn nhiều hơn so với cả năm ngoái; người sáng lập Tesla, Elon Musk vượt qua Warren Buffett trong bảng xếp hạng những người giàu có nhất thế giới.
Tất cả những gã khổng lồ công nghệ đều được hưởng lợi theo một cách nào đó từ những thay đổi xã hội do đại dịch mang lại. Nhu cầu gia tăng từ mua sắm trực tuyến, truyền hình trực tuyến, đến các giải pháp phần mềm làm việc tại nhà.
Giới phân tích đau đầu với việc giải thích chính xác lý do cổ phiếu tăng lên trong mùa hè. Trong khi các nhà quản lý đầu tư đứng trước câu hỏi: liệu nên trung thành với một danh mục đa dạng, nghiên cứu kỹ càng hay chạy theo mốt cổ phiếu nhất thời?
Thật bất thường khi việc mua quyền chọn cổ phiếu lại có thể tác động đến thị trường đến mức này, nhưng đó là lý thuyết phổ biến hiện nay. Công cụ phái sinh cổ phiếu đã trở thành công cụ yêu thích đối với các nhà đầu tư cá nhân vốn đã nhàm chán, những người không quản lý tiền chuyên nghiệp, những người ưa thích các nền tảng như Robinhood trong bối cảnh COVID-19.
Nhưng với Masa Son, có lẽ không phải lý do nhàm chán.
Giới đầu tư bàn tán đi bàn tán lại về việc CEO SoftBank, 63 tuổi, là một người có tầm nhìn xa thực sự hay là một con bạc.
Ông từng nói về kế hoạch 300 năm cho SoftBank, nhưng rõ ràng là ông cần tập trung cho hiện tại. Những khoản đầu tư thảm họa vào nhà mạng không dây của Mỹ Sprint Corp hay công ty cho thuê văn phòng WeWork làm ảnh hưởng đến danh tiếng của ông.
Sau khi nhận các khoản đầu tư vào WeWork và Uber Technologies, SoftBank thua lỗ kỷ lục. SoftBank nổi tiếng nhất với Quỹ tầm nhìn, cho biết trong tháng trước rằng họ sẽ không báo cáo thu nhập hoạt động nữa.
Cây viết của Bloomberg cho rằng đặt cược vào nhóm Big Tech mang nhiều rủi ro. Một số người đã so sánh hiệu suất vượt trội của nhóm cổ phiếu này với bong óng dot-com nổ ra cách đây 20 năm.
"Nếu có bong bóng tại các công ty công nghệ lớn, điều này có thể được cho là do lợi nhuận của họ và cách họ được phép xây dựng sức mạnh độc quyền, thay vì định giá. Bong bóng độc quyền thì khó nổ hơn, những công ty này nắm giữ hàng loạt dữ liệu có giá trị".
Tuy nhiên, bong bóng bắt đầu xẹp trong tuần này và tin tức về ảnh hưởng của Masa Son sẽ không giúp ích được gì. Điều duy nhất có thể thực sự kiềm chế Big Tech là một ban quản trị muốn như vậy.
SoftBank xác nhận đang đàm phán để bán ARM CEO SoftBank Masayoshi Son xác nhận với The Telegraph rằng tập đoàn của Nhật Bản đang tìm cách bán ARM, với nhiều công ty sẵn sàng mua lại. Có nhiều lựa chọn khác nhau cho SoftBank trong việc xử lý ARM Theo Neowin, Masayoshi Son cho biết SoftBank đang đàm phán với khả năng sẽ bán một phần hoặc toàn bộ ARM, tuy...