Sốc với thứ hiện đại trên cơ thể vượn nhân hình 3,2 triệu tuổi
Lucy – vượn nhân hình hóa thạch nổi tiếng được khai quật ở Ethiopia nửa thế kỷ trước – vừa tiết lộ điều có thể viết lại lịch sử tiến hóa của nhân loại.
Lucy là một “ Người vượn phương Nam”, tức Australopithecus afarensis, loài nằm ở ngay điểm giao thời giữa những cá thể phần lớn giống vượn với những loài bắt đầu sở hữu những đặc điểm có thể gọi là người.
Lucy được các nghiên cứu cho là một cá thể nữ, cao khoảng 105 cm khi còn sống. Theo ước tính, cá thể này sinh sống ở miền đất nay là Ethiopia (thuộc Đông Phi) vào khoảng 3,2 triệu năm trước.
Tượng sáp vượn nhân hình Lucy trong bảo tàng – Ảnh: SMITHSONIAN MAGAZINE
Trong nghiên cứu mới, nhà nghiên cứu độc lập Ashleigh Wiseman, người đang cộng tác với Viện Nghiên cứu khảo cổ học McDonald (thuộc Đại học Cambridge – Anh) đã thực hiện một mô hình dựa trên phần xương thân dưới hóa thạch của Lucy.
Cụ thể, theo bài công bố vừa đăng tải hôm 14-6 trên tạp chí Royal Society Open Science, 36 cơ ở mỗi chân của Lucy đã được tái tạo thành công bằng kỹ thuật số.
Video đang HOT
Điều này nhằm trả lời câu hỏi về việc con người tiến hóa dáng đứng thẳng để thích nghi với cuộc sống mặt đất thay vì trên cây từ lúc nào.
Trước đó, loài Người vượn phương Nam mà Lucy thuộc về được cho là những vượn nhân hình phần lớn còn giống vượn, bộ não nhỏ và dáng đi lom khom.
Mô hình của TS Wiseman và các cộng sự chỉ ra điều đó không đúng. Bộ não của Lucy có thể còn nhỏ, khuôn mặt chưa giống người nhưng đã bước đi với khớp gối duỗi thẳng, tư thế khớp hông và dáng đứng thẳng y hệt loài Homo sapiens (Người Tinh Khôn, tức người hiện đại chúng ta).
Mô hình còn tiết lộ tỉ lệ mỡ và cơ chân, cho thấy đôi chân này có cơ bắp giống chân người thay vì chân vượn. Do đó, Lucy đã bước đi và leo cây theo cách của con người, không phải của vượn; mặc dù khớp gối hãy còn mở rộng cho phép di chuyển trên cây giỏi hơn chúng ta ngày nay.
Phát hiện này có thể khiến các nhà khoa học lần nữa phải viết lại các trang sách về lịch sử tiến hóa của nhân loại.
Trong suốt nhiều thập kỷ, người ta từng tin rằng loài đầu tiên đứng thẳng và đi như người hiện đại là Homo erectus (còn gọi là Người Đứng Thẳng), ra đời cách đây 2 triệu năm, tức sau Người vượn phương Nam tới vài triệu năm.
Khai quật mộ cổ, 'sốc' khi hài cốt là người khác loài
Hai ngôi mộ cổ được phát hiện trong hang động Rising Star ở Nam Phi hoàn toàn lật ngược bức tranh mà chúng ta vẫn mô tả về loài người tuyệt chủng đầy bí ẩn Homo naledi.
Theo Live Science, giả thuyết rằng Homo naledi biết chôn cất người chết từng được đặt ra trong một nghiên cứu công bố năm 2017 và gây nhiều tranh cãi.
Qua 5 năm làm việc và thu thập thêm dữ liệu, trưởng dự án Rising Star là nhà cổ sinh vật học Lee Berger cho biết họ vừa công bố trực tuyến thêm 3 nghiên cứu vào hôm 5-6, đưa ra bằng chứng xác thực cho bước phát triển đáng ngạc nhiên của những người khác loài được mô tả là còn giống với vượn nhân hình này.
Hai ngôi mộ cổ vừa được phát hiện - Ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Homo naledi là một trong những loài người đem đến nhiều thú vị và hoài nghi nhất cho giới khảo cổ. Rising Star là hệ thống hang động đầu tiên đem đến cho nhân loại hài cốt của họ, có niên đại lên tới 300.000 năm.
Hơn 1.500 mảnh hài cốt từ nhiều cá thể Homo naledi đã giúp tái hiện thân hình cao trung bình 1,5 m, khuôn mặt nhiều nét vượn. Họ có bộ não chỉ bằng 1/3 nhưng phức tạp cùng đôi tay khéo léo.
Tổng hợp các đặc điểm giải phẫu và bằng chứng khác khiến các nhà nghiên cứu suy đoán rằng Homo naledi tuy sử dụng công cụ thành thạo nhưng trình độ kỹ thuật và tổ chức xã hội kém xa Homo sapiens chúng ta hay các loài cùng chi người khác.
Phát hiện về 2 ngôi mộ cổ có thể thay đổi tất cả. Đó là hai hố chôn cất nông, hình bầu dục, được đục vào sàn của một khoang trong hang, phù hợp với hành động có chủ đích nhằm chôn cất thi thể.
Một trong 2 hố chôn cất còn lưu lại tàn tích của một lễ cúng, với một món đồ tạo tác được tìm thấy ngay vị trí gần xương bàn tay và cổ tay, được cho là đồ tùy táng.
Chưa kể, các nhà khoa học còn tìm thấy những hình khắc có ý nghĩa trên đá, ngay phía trên 2 ngôi mộ cổ. "Chúng tôi cảm thấy rằng họ đã đáp ứng được phép thử về việc chôn cất con người" - TS Berger nói.
Hai hố chôn cất này có niên đại đáng kinh ngạc: Tận 100.000 năm trước.
Quá trình khai quật các ngôi mộ đặc biệt - Ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Các nghiên cứu mới vẫn đang được đánh giá ngang hàng. Nếu vượt qua cửa ải cuối cùng này, chúng sẽ giúp đẩy lùi bằng chứng sớm nhất về việc chôn cất con người, cũng như tước đi kỷ lục của Homo sapiens, trao nó về tay người anh em cổ đại Homo naledi.
Dù kết quả thế nào thì dữ liệu này cũng khẳng định loài người có thể chưa bao giờ rời châu Phi này có hành vi phức tạp hơn chúng ta nghĩ, bao gồm khả năng tổ chức một xã hội có không gian văn hóa.
Lào: Chấn động hóa thạch người 86.000 tuổi 'thay đổi lịch sử nhân loại' Hài cốt hóa thạch từ hai cá thể Homo sapiens ở hang Tam Pà Ling đã thách thức lý thuyết lâu đời về làn sóng di cư đầu tiên của loài chúng ta khỏi châu Phi 50.000-60.000 năm trước. Theo bài công bố trên Nature Communication, trước đó các nhà khoa học đã phát hiện những mảnh xương người 70.000 năm tuổi ở...