Sốc với cấu trúc “ngoài hành tinh” xuất hiện ngay trên trái đất
Những cấu trúc bí ẩn xuất hiện tại Great Salt Lake, một hồ lớn ở Utah – Mỹ. Chúng giống hệt các gò khoáng chất có thể chứa sự sống ngoài hành tinh mà NASA quan sát được trên Sao Hỏa.
4 gò trắng kỳ quái bất ngờ nổi lên giữa mặt hồ đã được nhân viên kiểm lâm của Công viên Bang Utah (Mỹ) phát hiện.
Với chiều cao 1 mét và đường kính hơn chục mét, những gò lạ này đã biến mặt hồ Great Salt Lake thành một cảnh quan khá giống với những gì NASA từng quan sát được trên Sao Hỏa.
Một trong các “gò ngoài hành tinh” vừa nổi lên giữa hồ – ảnh: Cục Khảo sát Địa chất Utah
Ở Sao Hỏa, đó là những gò khoáng chất mà các nhà khoa học tin rằng lưu trữ dấu vết của các vi sinh vật ngoài hành tinh, từng sống trong những hồ cổ đại hàng tỉ năm trước. Những gò vừa xuất hiện trên trái đất được cho là có cùng cấu trúc và có thể giúp các nhà khoa học hiểu thêm về những “người anh em” trên Sao Hỏa của chúng.
Một gò “ngoài hành tinh” nhìn từ trên cao – Ảnh: Cục Khảo sát Địa chất Utah
Theo nhà địa chất học Mark Milligan từ Cục Khảo sát Địa chất Utah, các gò “Sao Hỏa” này hình thành từ khoáng chất tên mirabilite, một natri sulfat tinh thể, được kết tụ thành gò trong nhiệt độ dưới mức đóng băng, nhờ môi trường đặc biệt của hồ tự nhiên giàu khoáng chất Great Salt Lake. Chúng sẽ tự tiêu biến khi thời tiết ấm hơn.
Video đang HOT
Mặc dù mirabilite chưa được xác định trên Sao Hỏa, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng hành tinh đỏ sẽ sở hữu ít ra là một loại khoáng sản tương tự. Cộng với thời tiết khắc nghiệt của hành tinh và nhiệt độ trung bình âm 60 độ C, các gò Sao Hỏa thực thụ đã hình thành từ thời cổ đại và giữ được hình dáng cho tới ngày nay, là môi trường hoàn hảo để bảo quản hóa thạch.
Một nhà khoa học đang làm việc tại hiện trường – ảnh: Cục Khảo sát Địa chất Utah
Tên khoáng chất mirabilite có nguồn gốc từ nhà hóa học Đức gốc Hà Lan thế kỷ 17 Johann Glauber. Ban đầu ông đã đặt tên nó là “sal mirabilis”, theo tiếng Latin là “muối thần kỳ”. Nó còn được gọi là “ muối Glauber”. Mirabilite từng được sử dụng rộng rãi trong y học, đặc biệt là trong các công thức thuốc nhuận tràng.
A. Thư
Theo nld.com.vn/The Guardian, Fox News, Live Science
Cánh đồng địa nhiệt Dallol: Vẻ đẹp của tử thần
Dallol là một ngọn núi lửa có hình nón vô cùng đẹp mắt nằm trong vùng suy thoái Danakil, phía đông bắc dãy Erta Ale ở Ethiopia, châu Phi, được hình thành do sự xâm nhập của magma bazan vào các mỏ muối Miocene và hoạt động thủy nhiệt.
Chúng ta vẫn cho rằng chỉ có Trái đất hoặc những nơi có nước mới mang lại sự sống cho con người và các loài sinh vật. Tuy nhiên, cũng có những nơi nước không phải là sự sống như chúng ta vẫn tưởng, có nước mà sự sống không thể tồn tại.
Các nhà nghiên cứu đã xác nhận sự vắng mặt của các loài vi khuẩn trong những vùng nước nồng độ muối, axit đậm đặc và nhiệt độ cao tại cánh đồng địa nhiệt Dallol ở Ethiopia.
Dallol là một ngọn núi lửa có hình nón vô cùng đẹp mắt nằm trong vùng suy thoái Danakil, phía đông bắc dãy Erta Ale ở Ethiopia, châu Phi, được hình thành do sự xâm nhập của magma bazan vào các mỏ muối Miocene và hoạt động thủy nhiệt. Nơi đây thấp hơn mực nước biển khoảng 100 m, chứa nhiều đá đỏ, quặng lưu huỳnh và mỏ muối.
Các nhà địa chất cho rằng những mỏ muối được tạo nên theo thời gian từ những trận lũ gần Biển Đỏ tràn qua.
Trong lịch sử, các vụ phun trào độc hại đã diễn ra ở đây vào năm 1926. Tháng 10-2004, magma bên dưới Dallol bị rò rỉ. Một vụ phun trào phreatic (tầng chứa nước) cũng đã xảy ra vào tháng 1-2011.
Cái tên Dallol được đặt theo ngôn ngữ Afar địa phương, có nghĩa là "hủy diệt" để mô tả cảnh quan của các ao axit xanh (giá trị pH nhỏ hơn 1), đồng bằng sa mạc sắt, lưu huỳnh và muối tạo thành nhiều màu sắc rực rỡ như xanh lá cây, vàng, cam và nâu.
Có thể nói, Dallol là một thế giới nước rất huyền ảo và rực rỡ, với sự hòa trộn của nhiều màu sắc. Từ xa nhìn lại, khung cảnh màu vàng rực rỡ, đẹp tựa thiên đường, cho ta cảm giác như lạc vào một thế giới khác, nhưng thực tế, nước suối nóng bão hòa muối và khí gas cực kỳ độc hại, bên dưới lại có ngọn núi lửa đang âm ỉ hoạt động nên chẳng có ai dám đến gần.
Chính vì thế, Dallol được mệnh danh là "Địa ngục nước" hay "nơi duy nhất trên Trái đất không sinh vật nào tồn tại".
Ở đây, nhiệt độ thông thường trong mùa đông cũng có thể đạt ngưỡng 45 độ C và tràn ngập các bể có nồng độ axit và muối đậm đặc với các tỷ lệ pH ở mức thấp. Và cũng bởi môi trường cực kỳ khắc nghiệt ấy mà khu vực này từ lâu đã khiến giới khoa học cực kỳ lưu tâm.
Theo một nghiên cứu năm 2019 cho biết, các vi sinh vật có thể phát triển trong môi trường hội tụ những điều kiện khắc nghiệt, tức có thể cùng song song tồn tại các yếu tố nóng, mặn, axit, do đó các tác giả cho biết Dallol như một ví dụ về những giới hạn của sự sống, giống như một nơi thuộc thời kỳ sớm của sao Hỏa.
Tuy nhiên, nhóm các nhà nghiên cứu Pháp - Tây Ban Nha do nhà sinh học Purificación Lopez Garcia của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học quốc gia Pháp lại có những kết luận hoàn toàn khác. Theo họ, không hề có sự sống ở những vùng ngập nước vô cùng khắc nghiệt ở Dallol.
"Sau khi phân tích nhiều mẫu vật hơn cả những công trình nghiên cứu trước đây, với việc kiểm soát thích hợp để không làm ảnh hưởng đến chất lượng mẫu và một phương pháp hiệu chuẩn chính xác, chúng tôi đã kiểm tra lại là không hề có sự sống của các vi khuẩn tại các bể nước nóng có nồng độ muối và axit đậm đặc hay trong các hồ nước mặn giàu magiê liền kề đó", López García nói.
Ông cũng cảnh báo, dưới kính hiển vi thì một số chất kết tủa khoáng chất giàu silic ở Dallol có thể trông giống như những tế bào vi khuẩn, vì vậy cần phải phân tích mẫu vật một cách cẩn thận "trong những nghiên cứu khác, có thể là ô nhiễm các mẫu vật với vi khuẩn cổ từ các vùng lân cận, các hạt khoáng có thể được coi như các tế bào hóa thạch, khi trong thực tế là chúng được hình thành một cách tự phát trong nước mặn, nơi không có sự sống tồn tại".
"Thêm vào đó, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bằng chứng là có nhiều nơi trên bề mặt Trái đất như các bể nước ở Dallol đều là vô trùng ngay cả khi chúng chứa đầy nước ở dạng lỏng", Lopez Garcia nhấn mạnh. Điều đó có nghĩa là sự hiện diện của nước ở dạng lỏng trên một hành tinh, vốn thường được coi là một yếu tố cho thấy có thể ở được, thì cũng chưa chắc là nơi đó có sự sống.
Tuy nhiên Lopez Garcia chỉ ra rằng môi trường khắc nghiệt của Dallol chính là nơi tuyệt vời để nghiên cứu về những giới hạn của sự sống.
Mặc dù mang vẻ đẹp rực rỡ như chốn bồng lai tiên cảnh và du khách hoàn toàn vẫn có thể ghé thăm nơi này, nhưng Dallol vẫn là địa điểm không được khuyến khích chào đón các du khách vì quá nguy hiểm.
Trần Đức Tân
Theo cstc.cand.com.vn
Thái Lan: Rùa biển bơi trở lại nhờ một chiếc chân giả Mới đây, tại Thái Lan một con rùa có tên là Goody bị mất một chân trái có thể bơi trở lại dễ dàng nhờ được lắp chân giả. Goody, một con rùa biển thuộc loài có nguy cơ bị tuyệt chủng, có thể bơi trở lại dễ dàng, sau khi nó được lắp chân giả Theo hãng tin Reuter, con rùa có...