Sốc văn hóa khi chuyển từ Facebook sang TikTok làm việc: Mỗi cuộc họp trên dưới 200 người tham dự, làm từ 9h sáng đến 9h tối, 6 ngày mỗi tuần
Tiktok đã dùng bí kíp gì để khiến Facebook cùng nhiều ông lớn công nghệ Phương Tây phải e ngại?
Theo tờ Business Insider, ngày càng nhiều kỹ sư người Mỹ tại Thung lũng Silion chuyển sang làm việc cho Tiktok, mạng xã hội đến từ Trung Quốc. Ví dụ điển hình trong đó là Lucas Ou Yang, cựu kỹ sư cho Facebook, Snapchat, Instagram trong suốt 7 năm và hiện đã chuyển sang làm nhóm trưởng đội kỹ thuật Tiktok.
Anh Yang cho biết dù đều là những hãng công nghệ lớn nhưng văn hoá của Tiktok, công ty đến từ Trung Quốc lại khác rất nhiều so với những ông lớn cùng ngành.
Họp hoành tráng
Kỹ sư Yang cho biết phần lớn các cuộc họp ở ByteDance, công ty mẹ của Tiktok đều có số lượng lớn người tham gia, thông thường hơn 50 người với khoảng 2-3 người thuyết trình. Đây là kiểu họp hành thường được những tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc ưa chuộng.
Trái ngược lại, những tập đoàn Mỹ thường có kiểu họp 1-1 hoặc tách biệt ra thành nhóm nhỏ thảo luận, điều vốn cực kỳ hiếm gặp ở ByteDance.
Trên thực tế, việc Tiktok thường họp hoành tránh cũng dễ hiểu bởi họ không có sự phân công rõ ràng hay tách biệt giữa các nhóm phát triển. Một số nhóm đông tới 50-200 người và chỉ có 1 người quản lý. Anh Yang cho biết phần lớn nhân viên của ByteDance sẽ phải liên lạc với 20-30 đồng nghiệp tại các khu vực khác nhau, có múi giờ khác nhau để có thể hoàn thiện dự án.
Chính điều này cùng với kiểu quản lý từ trên xuống, giám đốc yêu cầu nhân viên hoàn thành mục tiêu thay vì trao đổi đưa ra ý kiến như Phương Tây, đã khiến các cuộc họp của Tiktok trở nên khá đồ sộ.
Thậm chí do họp hành với quá nhiều người từ múi giờ khác nhau, văn hoá hay ngôn ngữ khác nhau mà hãng phải dùng đến phần mềm phiên dịch video thời gian thực để có thể thực hiện.
Dẫu vậy điểm đang thú vị của kiểu họp này là các đồng nghiệp tại Tiktok không thích dùng ảnh avatar thật mà hay dùng những hình hoạt hình hay ẩn danh để tham dự.
Dựa vào nhân lực
Bạn nghe không có nhầm đâu, mạng xã hội đến từ Trung Quốc này dù là tập đoàn công nghệ nhưng vẫn dựa chủ yếu vào nhân lực do giá thành rẻ hơn so với Phương Tây. Điều này trái ngược với phong cách tiếp cận dữ liệu, dùng trí thông minh nhân tạo hay thiết lập các cơ chế tự động để giảm nhân lực tại Mỹ. Chuyện cũng dễ hiểu khi chi phí nhân công cao khiến chủ doanh nghiệp phải tìm kiếm cách hạ giá thành, tăng lợi nhuận.
Ví dụ Tiktok sẽ dùng nhân lực để đi mời gọi những người nổi tiếng, Influencer, hợp đồng quảng cáo hay các thương vụ có lợi về cho nền tảng thay vì dùng những cơ chế tự động trên diện rộng. Tập đoàn mặc dù vẫn chi tiền cho các quảng cáo hay nghiên cứu với những thị trường địa phương, đồng thời cũng thuê nhân viên bản địa để hợp tác phát triển Tiktok.
Video đang HOT
Năm 2020, Tiktok đã trích 200 triệu USD thành lập quỹ sáng tạo, bao gồm cả một đội quân đến từ vô số các nhóm làm việc khác nhau chỉ để nhằm tạo ra các nội dung hấp dẫn người dùng Mỹ. Sự thành công của quỹ này lớn đến mức Instagram và Youtube ngay lập tức cũng phải bắt chiếc.
Chính chiến lược thúc đẩy sản xuất nội dung đầy chủ động như vậy mà Tiktok đã phá vỡ và xâm chiếm được nhiều thị trường quan trọng một cách nhanh chóng, điều mà các tập đoàn công nghệ Phương Tây cũng phải ngạc nhiên.
Văn hoá 996
Trái với văn hoá cân bằng công việc-cuộc sống của Mỹ, Trung Quốc có chính sách làm việc “đến chết” khi các nhân viên thường xuyên bị yêu cầu làm từ 9h sáng đến 9h tối, 6 ngày mỗi tuần, hay còn gọi là “996″.
Mặc dù đội của kỹ sư Yang tại Mỹ hay nhiều đội ngũ phụ trách khác ở Singapore không phải làm việc muộn theo quy định luật pháp nhưng bản thân họ thường xuyên phải họp muộn đến khuya cùng các đồng nghiệp ở Châu Á.
Đây là điều hiếm khi xảy ra tại Mỹ vì nó trái với quy định luật pháp cũng như văn hoá làm việc. Thông thường đội ngũ kỹ sư Mỹ sẽ chuyển giao các quy trình còn lại cho đối tác ở Châu Âu, Trung Quốc hoặc Ấn Độ khi hết giờ làm vào lúc 5h chiều.
Rõ ràng, Tiktok hiểu rõ được áp lực công việc khi mạng xã hội của họ mở rộng toàn cầu và việc cần sự hợp tác, lao động, cống hiến dài hơn là điều dễ hiểu. Chỉ có điều chúng lại chẳng thứ vui vẻ gì cho những người lao động.
Thực dụng
Người Mỹ từng nổi tiếng với văn hoá thực dụng, thế nhưng giờ đây những tập đoàn công nghệ như Tiktok mới là các doanh nghiệp thực dụng hơn. ByteDance đang ngày càng ít đánh giá công việc dựa trên báo cáo tài liệu hay chu trình làm việc. Thay vì quan tâm đến quá trình phát triển sản phẩm, đánh giá dùng thử hay các cuộc điều tra chuyên sâu thì Tiktok chú ý nhiều hơn đến các tính năng mới, ngày ra mắt sản phẩm.
Nguyên nhân thì cũng dễ hiểu khi Tiktok trải rộng toàn cầu và cần sự nhanh chóng, nội dung dồi dào để có thể duy trì sức hút, bởi vậy tính thực dụng và kết quả cuối cùng mới là thứ họ quan tâm.
Theo Business Insider, cách làm việc này đem lại hiệu quả cao hơn cho Tiktok nhưng lại tạo ra vô số những rủi ro tiềm ẩn trong dài hạn cho công ty.
Làm mọi thứ
Trái với Phương Tây khi thường xếp các nhóm khoảng 8-9 người để có thể làm việc hiệu quả nhất, Tiktok thường có những nhóm đến 200 người chỉ do 1 quản lý điều hành. Cấu trúc ngang như vậy khiến nhiều nhân viên thậm chí chẳng có cơ hội nhìn mặt sếp dù là qua họp trực tuyến đi chăng nữa. Thậm chí nhiều người còn chẳng biết mặt mũi sếp của mình như thế nào.
ByteDance cũng rất hay giấu cấu trúc, đội hình công ty do lo sợ cạnh tranh nhân tài ở Trung Quốc, điều rất hay xảy ra tại thị trường tỷ dân này.
Bên cạnh đó, trong khi các kỹ sư Phương Tây thường chỉ chịu trách nhiệm một phần trong toàn bộ dự án thì những nhân viên Trung Quốc phải làm hầu như mọi thứ được sếp giao.
Các cuộc họp tại Tiktok cũng coi trọng vấn đề cấp bậc thay vì không khí cởi mở, góp ý của Phương Tây. Bởi vậy kỹ sư Yang khuyến mọi người có dưới 5 năm kinh nghiệm thì không nên vào làm bởi sẽ chẳng có một hướng dẫn hay tiêu chuẩn nào cụ thể cho người mới. ByteDance chỉ thích người đã có kinh nghiệm thôi!
Lời cảnh tỉnh cho giới công nghệ Trung Quốc
Các ông lớn công nghệ Trung Quốc đứng trước nguy cơ bị giám sát chặt chẽ hơn sau khi nhà chức trách nước này phản đối văn hóa làm việc 996.
Hôm 27/8, Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc tuyên bố lịch làm việc từ 9-21h, 6 ngày/tuần phổ biến trong lĩnh vực công nghệ (văn hóa 996) là trái quy định pháp luật, vi phạm quyền lợi của người lao động.
Theo SCMP , đây là lời cảnh báo đanh thép của các cơ quan quản lý Trung Quốc đối với những gã khổng lồ công nghệ của nước này, vốn kêu gọi nhân viên tham gia vào lịch trình làm việc khốc liệt trong nhiều năm qua.
Vi phạm pháp luật lao động
"Gần đây, tình trạng làm thêm giờ quá mức trong một số ngành công nghiệp nhận được sự nhiều quan tâm", Tòa án Nhân dân Tối nêu trong tài liệu đồng phát hành với Bộ Nguồn nhân lực và An sinh Xã hội Trung Quốc.
Giới chức nước ngày cho rằng người lao động xứng đáng được hưởng quyền lợi nghỉ ngơi, chủ sử dụng lao động có nghĩa vụ tuân thủ quy định hệ thống giờ làm việc quốc gia.
Văn hóa làm việc 996 của giới công nghệ Trung Quốc vừa bị đặt ngoài vòng pháp luật.
Tài liệu trích dẫn 10 trường hợp vi phạm quy tắc lao động của một số công ty ở các lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả ngành công nghệ. Việc yêu cầu nhân viên hoạt động theo lịch như vậy "đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật về thời gian làm thêm", tòa án tuyên bố.
Chẳng hạn, sự việc diễn ra ở một công ty chuyển phát nhanh (không nên tên), doanh nghiệp đã sa thải nhân viên chỉ vì người này phản đối làm từ 9-21h mỗi ngày và 6 ngày/tuần. Lịch làm việc này được viết trong nội quy của công ty. Tuy nhiên, cơ quan quản lý khẳng định đây là hành vi sai trái, buộc phía chủ lao động phải bồi thường 1.234 USD.
Trong một vụ khác, nhân viên ngành truyền thông bất tỉnh trong phòng vệ sinh lúc 5h30, sau đó chết vì trụy tim. Tòa án Trung Quốc khẳng định cái chết của người này có liên quan đến công việc và yêu cầu công ty bồi thường cho gia đình nạn nhân khoảng 62.000 USD. Mới đây, 2 nhân viên Pindoudou thiệt mạng, một vì làm việc quá sức, một tự sát.
Theo luật lao động của Trung Quốc, 996 vẫn có thể hợp pháp nếu không bị lạm dụng, bến thành một lịch trình cố định. Luật cho phép người lao động làm thêm tối đa 3h/ngày. Ca làm việc 12h hợp pháp nếu bao gồm 1h nghỉ trưa. Ngoài ra, tổng số giờ làm thêm mỗi tháng bị giới hạn ở mức 36h.
Lời cảnh báo đanh thép
Theo SCMP , việc công bố các vụ vi phạm luật lao động vào thời điểm này làm dấy lên suy đoán về khả năng nhà chức trách Trung Quốc bắt đầu có lập trường cứng rắn hơn đối với giới công nghệ trong vấn đề sử dụng nhân viên.
Alibaba là một trong những ông lớn công nghệ Trung Quốc hô hào thực hiện lịch làm việc 996.
Văn hóa 996 là một yếu tố quan trọng trong lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc, đặc biệt đối với các startup đang chạy đua để mở rộng quy mô trên thị trường có tính cạnh tranh khốc liệt.
Chiến dịch chống 996 có thể nhắm trực tiếp vào các tập đoàn Internet khổng lồ như Alibaba, JD.com, Pinduoduo, ByteDance... Đây chính là những doanh nghiệp đề cao lối làm việc 996 trong nhiều năm qua, đồng thời cũng là điểm xuất phát luồng phản ứng gay gắt trước tình trạng bị bóc lột sức lao động quá mức, thậm chí bức tử nhân viên.
Ngoài ra, Financial Times nhận định, động thái mới của nhà chức trách Trung Quốc là một phần trong đợi chấn chỉnh, rà soát lớn đối với hoạt động kinh doanh tại nước này.
Các ông lớn công nghệ bắt đầu bị giám sát chặt chẽ hơn từ tháng 11/2020, khi Trung Quốc đình chỉ đợt phát hành cổ phiếu trị giá 37 tỷ USD của fintech Ant Group, do tỷ phú Jack Ma điều hành.
Jack Ma tiếp tục đón nhận tin xấu khi tập đoàn thương mại điện tử Alibaba do ông sáng lập chịu mức phạt kỷ lục 2,8 tỷ USD vì vi phạm luật chống độc quyền.
Đến đầu tháng 7, Trung Quốc gỡ ứng dụng Didi Global trên các nền tảng di động, cấm đang ký tài xế và người dùng mới. Gã khổng lồ gọi xe bị cáo buộc thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân của người dùng bất hợp pháp. Vụ điều tra diễn ra ngay sau khi Didi IPO thành công trên sàn chứng khoán Mỹ.
Theo CNN , tính từ mức cao vào đầu năm đến tháng 8, vốn hóa của các công ty hàng đầu Trung Quốc đã bốc hơi 1.200 tỷ USD. Phần quan trọng trong số này đến từ các startup công nghệ.
Meta bị lộ việc chi tiền để bôi nhọ TikTok Công ty mẹ của Facebook, Meta, đã trả tiền cho một công ty tư vấn chính trị để tạo ra một chiến dịch nhằm thu hút dư luận tập trung vào TikTok. Theo các email mà The Washington Post thu được, Meta đã chi ra số tiền khá lớn cho một công ty có tên Targeted Victory để thực hiện chiến dịch bôi...