Sốc trước lời của Thái tử Ả Rập Saudi về nhà báo Khashoggi
Theo một nguồn tin giấu tên của tờ Washington Post, vài ngày sau khi nhà báo Jamal Khashoggi biến mất ở bên trong Lãnh sự quán Ả Rập Saudi tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), Thái tử Mohammed bin Salman (MBS) đã gọi điện cho Jared Kushner – con rể Tổng thống Donald Trump – và Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton.
Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman đi cùng Cố vấn Cấp cao Nhà Trắng Jared Kushner tại Trung tâm Toàn cầu Chống Chủ nghĩa Cực đoan tại thủ đô Riyadh (Ả Rập Saudi) hôm 21.5.2017. Ảnh: Reuters.
Theo Washington Post, các cuộc điện đàm giữa Thái tử MBS và Kushner, Bolton diễn ra trước khi Ả Rập Saudi công khai thừa nhận nhà báo Khashoggi bị các đặc vụ của nước này hạ sát. Trong 2 cuộc điện thoại, Thái tử đã hối thúc 2 vị cố vấn cao cấp bảo vệ liên minh Mỹ – Ả Rập Saudi, đồng thời khẳng định Khashoggi là thành viên của phong trào chính trị Anh em Hồi giáo vốn là cái gai trong mắt Riyadh, Bolton và nhiều quan chức cấp cao Mỹ khác.
Có thể thấy, việc chỉ trích Khashoggi là phần tử Hồi giáo cực đoan trong các cuộc gọi với các cố vấn Kushner, Bolton hoàn toàn trái ngược với tuyên bố sau đó của chính quyền Ả Rập Saudi rằng cái chết của vị nhà báo là “một sai lầm nghiêm trọng” và “bi kịch khủng khiếp”.
“Sự việc đã diễn ra rất đau lòng với toàn thể người dân Ả Rập Saudi”, nhà lãnh đạo vương quốc phát biểu vào tuần trước. “Đây là hành động phạm pháp”.
Trong khi đó, Đại sứ Ả Rập Saudi tại Mỹ Khalid bin Salman (KBS) – em trai của Thái tử MBS – gọi ông Khashoggi là “một người bạn” đã “dành phần lớn cuộc đời để phục vụ quốc gia”.
Video đang HOT
Nhà báo Ả Rập Saudi Jamal Khashoggi. Ảnh: SCMP.
Phản ứng trước thông tin của Washington Post, gia đình của ông Jamal Khashoggi đã lên tiếng bác bỏ lời nói của Thái tử MBS.
“Jamal Khashoggi không phải là một thành viên của Anh em Hồi giáo. Trong nhiều năm qua, ông cũng đã nhiều lần phủ nhận việc này”, gia đình Khashoggi cho hay.
“Jamal Khashoggi không thể nào là một người nguy hiểm được. Việc gán cho ông cái mác Hồi giáo cực đoan thật là nực cười”.
“Mặc dù có đồng tình với một số mục tiêu của Anh em Hồi giáo, bản thân ông vẫn không đồng ý với thái độ của phong trào, nhất là những hành động nhằm vào Ả Rập Saudi”, gia đình tuyên bố.
Theo nguồn tin của Washington Post, trong cuộc điện đàm với Thái tử MBS, Cố vấn Bolton không hề đưa ra tín hiệu ủng hộ việc nhà lãnh đạo gọi ông Khashoggi là phần tử Hồi giáo cực đoan.
Ngay trong hôm qua (1.11), Riyadh đã phủ nhận thông tin của Washington Post, đồng thời cho biết thêm rằng việc nhà lãnh đạo Ả Rập Saudi “gọi điện qua lại thường xuyên” với các quan chức cấp cao Mỹ là chuyện bình thường.
Về phía mình, Nhà Trắng từ chối thảo luận về nội dung nhạy cảm của cuộc điện đàm cũng như số lượng cuộc gọi giữa MBS và ông Kushner sau khi sự việc nhà báo Khashoggi mất tích xảy ra.
Theo Danviet
Cái nhìn tóe lửa giữa con trai nhà báo Khashoggi và Thái tử Ả Rập
Hai người nhìn thẳng vào mắt nhau, khuôn mặt lộ rõ sự căng thẳng: một bên là Salah Khashsoggi với ánh mắt lạnh băng, một bên là Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman với cái nhìn đanh thép.
Salah Khashoggi (trái, con trai cả của Jamal Khashoggi) bắt tay với Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman tại Riyadh. Ảnh: EPA.
Trong văn phòng mạ vàng của vị Thái tử Ả Rập Saudi, Salah - người con trai cả của nhà báo Jamal Khashoggi bị hạ sát - đã có cơ hội đối mặt, bắt tay trực tiếp với người được cho là phải chịu trách nhiệm cho sự việc kinh hoàng ở Lãnh sự quán Ả Rập Saudi tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).
Theo The Guardian, 3 tuần sau cái chết của người cha, Salah mới được Vua Salman và người kế vị Mohammed mời tới gặp. Trong bối cảnh vụ việc nhà báo Khashoggi đang là chủ đề nóng không chỉ trong nước mà còn trên trường quốc tế, cuộc gặp giữa Salah Khashoggi và Thái tử Mohammed bin Salman đã trở thành tâm điểm của dư luận.
Khi mà cả thế giới đang tập trung về Istanbul, theo dõi cuộc điều tra của Thổ Nhĩ Kỳ, theo dõi tuyên bố của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan về cái chết của nhà báo Khashoggi, có một cơn bão cũng đang diễn ra trong lòng Riyadh. Danh tiếng của nhà lãnh đạo Ả Rập Saudi đang bị ảnh hưởng dữ dội.
"Cách đây 1 tuần trước, tôi không nghĩ sẽ có lúc phải thừa nhận rằng ông ấy là một người nguy hiểm", Thaer Mohammed - 1 nhân viên chính phủ - nói về vị Thái tử.
"Chưa có ai dám làm việc này. Đây rõ ràng là một sai lầm lớn, cho thấy ông ấy đang quá tự tin. Làm thế nào để xử lý một khủng hoảng lớn như này đây? Chứng minh ông ta vô can ư?".
Thế nhưng, không phải ai cũng có cái nhìn tiêu cực về sự liên quan của hoàng gia về vụ việc. Nói với The Guardian, Um Ghaith, 54 tuổi, cho biết bà không tin rằng Thái tử biết trước về những gì được thực hiện tại Lãnh sự quán Ả Rập Saudi ở Istanbul. Người phụ nữ còn cho rằng chính bản thân Thái tử còn bị cấp dưới lừa dối về sự việc.
"Nền văn hóa của chúng tôi không có kiểu hành động như thế này", Ghaith nói. "Hãy theo dõi bài phát biểu tới đây của ông ấy. Mọi sự thật sẽ được phơi bày".
Theo Danviet
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phơi bày chứng cứ vụ Khashoggi với Ả Rập Saudi Các hồ sơ mà phía Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp cho các công tố viên Ả Rập Saudi sẽ bao gồm chứng cứ tội phạm tại hiện trường cũng như danh sách các nghi phạm chính. Thổ Nhĩ Kỳ đang yêu cầu Ả Rập Saudi dẫn độ 18 nghi phạm có liên quan tới vụ việc nhà báo Jamal Khashoggi bị hạ sát...