Sốc: Người Ai Cập phẫu thuật trị ung thư từ 4.300 năm trước
Hài cốt của một người Ai Cập cổ đại không chỉ lưu lại bằng chứng về bệnh ung thư di căn mà còn có dấu vết của một ca phẫu thuật não gây sốc.
Một nhóm nghiên cứu đã phân tích lại một hộp sọ trong bộ sưu tập Duckworth của Đại học Cambridge (Anh) và tìm ra dấu vết của một khối u ung thư lớn trong não cùng hơn 30 tổn thương di căn.
Những tổn thương này được bao quanh bởi các vết cắt, là dấu vết của một nỗ lực loại bỏ bệnh ung thư bằng phẫu trị.
Điều đáng nói là hộp sọ này có niên đại khoảng năm 2686-2345 trước Công Nguyên!
Hộp sọ của một người đàn ông Ai Cập cho thấy dấu vết của cuộc phẫu thuật nhằm cố gắng điều trị các tổn thương di căn do ung thư – Ảnh: Tondini, Isidro, Camarós
Theo Live Science, từ lâu giới khảo cổ đã biết y học Ai Cập cổ đại hiểu về bệnh ung thư từ rất sớm, chỉ là không ngờ họ đã nghĩ tới việc phẫu trị căn bệnh này vào thời điểm xa xưa đến thế.
Cho đến nay, mô tả lâu đời nhất về bệnh ung thư có từ khoảng năm 1600 trước Công nguyên, viết trên giấy cói Edwin Smith ở Ai Cập.
Ghi chép này được cho là bản sao của một ghi chép y học từ nhiều thế kỷ trước, mô tả một số khối u vú nhưng nhấn mạnh rằng “không có phương pháp điều trị” nào cho chúng.
Phù điêu mô tả một bác sĩ Ai Cập cổ đại ở thành phố cổ Abydos – Ảnh: ANCIENT ORIGINS
Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Frontiers in Medicine, phát hiện mới là bằng chứng lâu đời nhất về sự can thiệp phẫu thuật liên quan trực tiếp đến bệnh ung thư.
“Đây là nơi y học hiện đại bắt đầu” – đồng tác giả Edgard Camarós Perez , nhà cổ bệnh lý học từ Đại học Santiago de Compostela (Tây Ban Nha) nói.
Nhóm nghiên cứu cũng phân tích hộp sọ của một người phụ nữ sống trong khoảng thời gian từ năm 664-343 trước Công nguyên.
Nữ bệnh nhân 50 tuổi này có một tổn thương gợi ý đến bệnh ung thư và 2 tổn thương khác do bị một vật sắc nhọn tác động.
Các dấu vết cho thấy các bác sĩ cổ đại đã điều trị chấn thương cho nữ bệnh nhân rất tốt, mặc dù dường như không điều trị bệnh ung thư.
Điều này cho thấy cho đến thời điểm đó các nghiên cứu của họ nhằm điều trị căn bệnh này vẫn chưa đạt kết quả như mong đợi.
TS Camarós Perez cho biết những phát hiện mới cho thấy ung thư là một “biên giới” trong kiến thức y học của người Ai Cập cổ đại, là căn bệnh mà họ có thể đã mất hàng thế kỷ thử nghiệm nhưng chưa tìm ra phương án điều trị thành công.
Mặc dù vậy, với một căn bệnh còn đầy thách thức ngay cả trong thời hiện đại, những gì người Ai Cập làm được hàng thế kỷ trước Công nguyên là hoàn toàn đáng ngưỡng mộ.
Nhóm nghiên cứu hy vọng có thể tìm kiếm nhiều bằng chứng cổ xưa hơn nữa để biết được bệnh ung thư đã được y học cổ đại tìm hiểu từ khi nào.
“Nếu hơn 4.000 năm trước, người Ai Cập cổ đại đã cố gắng tìm hiểu bệnh ung thư ở cấp độ phẫu thuật thì chúng tôi hoàn toàn tin chắc rằng đây chỉ là bước tiếp theo của một điều gì đó đã bắt đầu từ hàng ngàn năm trước” – TS Camarós Perez nói.
'Ngôi sao chết': Phá vỡ rào cản cực lớn trong điều trị ung thư
Các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha - Anh đã trình bày bản đồ có kiểm soát hoàn chỉnh đầu tiên về KRAS, thứ họ gọi là 'ngôi sao chết' của bệnh ung thư.
Theo SciTech Daily, nhóm khoa học gia đến từ Trung tâm Quy tắc bộ gien (Tây Ban Nha) và Viện Wellcome Sanger (Anh) đã xác định toàn diện các vị trí "hiểm yếu" được tìm thấy trong protein KRAS, điều sẽ mở đường việc phát triển các thuốc trị ung thư mới.
KRAS là một mục tiêu chính trong điều trị bệnh ung thư - Ảnh: SCITECH DAILY
Bài công bố trên tạp chí khoa học Nature cho biếtKRAS là một mục tiêu chính trong điều trị ung thư vì là một trong những gen bị đột biến thường xuyên nhất trong nhiều loại ung thư.
Nó được tìm thấy trong 10% bệnh ung thư ở người, phổ biến hơn ở các loại ung thư chết người nhất như ung thư tụy hoặc phổi. Nó được gọi là protein "ngôi sao chết" vì hình dạng kỳ lạ và hoàn toàn không có vị trí thích hợp để thuốc nhắm tới.
Vì vậy, khi được xác định năm 1982, KRAS vẫn luôn được coi là "không thể phá hủy".
Chìa khóa để kiểm soát KRAS là kiểm soát các vị trí allosteric trên nó. Đó là những vị trí điều tiết có thể tạo ra sự thay đổi khi liên kết với các tác nhân khác. Nhưng có một thách thức lớn: Các vị trí này rất khó nắm bắt, khiến các nhà khoa học "mất định hướng" khi phát triển thuốc.
Đó chính là các vị trí hiểm hóc mà nhóm khoa học gia Tây Ban Nha - Anh vừa lập bản đồ thành công, phá vỡ rào cản cuối cùng.
Để làm điều đó, họ đã sử dụng một kỹ thuật gọi là "quét đột biến sâu", tạo ra hơn 26.000 biến thể của protein KRAS, chỉ thay đổi 1-2 axit amin tại một thời điểm.
Qua công đoạn rà soát, đối chiếu phức tạp có ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), các vị trí "chiến lược" đã được xác định.
"Thách thức lớn trong y học là không biết loại protein nào gây bệnh và cũng không biết cách kiểm soát chúng. Nghiên cứu của chúng tôi thể hiện một chiến lược mới nhắm vào các protein này và tăng tốc độ phát triển các loại thuốc để kiểm soát hoạt động của chúng" - GS-TS Ben Lehner, tác giả chính, cho biết.
Giải mã bí ẩn về chuột chũi Đông Phi có thể sống sót gần 20 phút mà không cần oxy Chuột chũi Đông Phi (Heterocephalus glaber) là những siêu anh hùng trong phòng thí nghiệm. Chúng có ít biểu hiện lão hóa, chịu đau tốt và hầu như không bao giờ bị ung thư. Mới đây, các nhà khoa học còn phát hiện một sức mạnh siêu phàm khác ở chuột chũi, đó là chúng có thể sống sót gần 20 phút mà...