Sốc: iPhone có thể bị cấm bán ở một số quốc gia lớn
Vào tuần trước, Ericsson được cho là đã nộp một số vụ kiện vi phạm bằng sáng chế chống lại Apple trong một cuộc tranh chấp về phí 5G cho iPhone.
Hiện nay có thông tin cho rằng việc bán iPhone có thể bị cấm ở một số quốc gia và khu vực dựa vào những gì mà phía công ty Thụy Điển yêu cầu. Cụ thể, Ericsson đã quyết định tăng sức ép lên Apple và đệ đơn xin lệnh cấm bán iPhone ở Brazil, Hà Lan, Đức, Bỉ và một số quốc gia khác. Các chuyên gia báo cáo rằng Vương quốc Anh và các nước châu Âu khác được xem là mục tiêu tiếp theo mà Ericsson muốn cấm bán iPhone.
Báo cáo từ MyDrivers cho thấy vấn đề nảy sinh do Apple đã không gia hạn các bằng sáng chế liên quan sau khi chúng hết hạn nhằm mục đích giảm phí cấp phép bằng sáng chế. Tất nhiên, Ericsson không đồng ý với điều này.
Video đang HOT
Theo tin tức mới nhất, Apple đã phản ứng bằng cách đệ đơn kiện Ericsson. Nguyên nhân vì Apple cũng sở hữu một số bằng sáng chế và cho rằng trạm gốc không dây Ericsson vi phạm các quyền sở hữu trí tuệ của họ trong lĩnh vực sạc không dây và ăng-ten.
Điều đáng chú ý là những vụ kiện tụng như vậy thường kéo dài khá lâu. Tất cả phụ thuộc vào các điều kiện mà các công ty đồng ý tiếp tục sự hợp tác.
Ericsson kiện Apple vi phạm 12 bằng sáng chế 5G
Apple đang bị Ericsson kiện vì tiếp tục sử dụng các bằng sáng chế 5G của công ty Thụy Điển trên iPhone, sau khi hợp đồng cấp phép hết hạn.
Theo AppleInsider, hai vụ kiện nhằm vào Apple đã được Ericsson đệ trình với tổng cộng 12 bằng sáng chế riêng biệt. Vụ kiện được đưa ra sau khi các cuộc đàm phán kéo dài với Apple chưa thể kết thúc trước khi thỏa thuận cấp phép trước đó của công ty hết hạn.
Báo cáo cho biết vụ kiện đã được nộp tại tòa án Quận Tây của Texas và ít nhất tại một khu vực không xác định bên ngoài Mỹ.
Ericsson và Apple lại "rủ nhau" ra tòa
Ericsson cho biết, "Apple lần đầu tiên được cấp phép cho các bằng sáng chế thiết yếu 2G và 3G của Ericsson vào năm 2008 khi hãng phát hành chiếc iPhone đầu tiên. Vào năm 2015, Apple và Ericsson đã thực hiện một giấy phép chéo toàn cầu khác, bao gồm các bằng sáng chế của cả hai bên liên quan đến các tiêu chuẩn mạng 2G, 3G và 4G. Khi giấy phép đó hết hạn, Apple không còn được cấp phép cho các bằng sáng chế thiết yếu của Ericsson nữa".
Đơn kiện đầu tiên bao gồm 4 bằng sáng chế, trong đó có bằng sáng chế "355" liên quan đến "truyền thông tin hệ thống trên kênh chia sẻ tải về". Trong khi đó, đơn kiện thứ hai bao gồm 8 bằng sáng chế, trong đó bằng sáng chế "454" liên quan đến chuyển vùng mạng WAN và LAN.
Các vụ kiện này không thể được đưa ra cho đến khi giấy phép hết hạn, nhưng chúng không phải là biện pháp pháp lý đầu tiên mà Apple hoặc Ericsson sử dụng. Vào tháng 10.2021, Ericsson khởi kiện Apple với mục đích ngăn công ty nộp một vụ kiện bất ngờ nhằm cố gắng làm giảm giá trị các bằng sáng chế bằng cách cho rằng chúng không cần thiết. Sau đó Apple kiện Ericsson vào tháng 12.2021, cáo buộc công ty đang sử dụng "chiến thuật mạnh tay" trong các cuộc đàm phán về bằng sáng chế của mình.
Những cuộc chiến pháp lý này tương tự như một loạt vụ kiện mà cả hai công ty đã trải qua vào năm 2015. Sau đó, các vụ kiện đã được giải quyết bằng một thỏa thuận cấp phép bằng sáng chế mới, và đó chính là thỏa thuận đã hết hạn để mở ra cuộc chiến mới này.
Apple phải trả 300 triệu USD vì vi phạm bằng sáng chế LTE Bồi thẩm đoàn Texas vừa ra quyết định yêu cầu Apple phải trả cho công ty Optics số tiền lên đến 300 triệu USD do vi phạm bằng sáng chế, bao gồm dịch vụ di động LTE trong các thiết bị như iPhone và iPad. Nếu Optics chiến thắng và yêu cầu khoản phí bản quyền thường xuyên, giá phần cứng Apple có...