‘Soái ca’ người Việt chiến thắng giải thưởng công nghệ trẻ hàng đầu thế giới
Với những sáng tạo được đánh giá là có thể thay đổi ngành công nghiệp viễn thông trong tương lai, Lê Thái Sơn là một trong những người chiến thắng tại giải thưởng Innovator Under 35 Europe 2018.
Sân khấu của lễ trao giải Innovators Under 35.
Mới đây, Lê Thái Sơn, một kỹ sư người Việt hiện đang sinh sống và làm việc tại Stuttgart, Đức đã trở thành một trong những người được vinh danh tại Innovators Under 35 (IU35). IU35 là một danh sách do tạp chí công nghệ – sáng tạo nổi tiếng MIT Technology Review lập ra, nhằm tìm kiếm những tài năng trẻ trong nhiều lĩnh vực như công nghệ sinh học, vật liệu, phần cứng, máy tính, năng lượng, giao thông, truyền thông và Internet.
Chân dung của Lê Thái Sơn.
Công việc của Lê Thái Sơn tại Nokia Bell Labs ở Đức, là nghiên cứu về điện và cáp dẫn. Anh đã phát triển ra một phương pháp nhằm hạn chế tình trạng cạn kiệt dải tần số trong tương lai gần dẫn đến khó khăn trong việc sử dụng Internet; đồng thời làm giảm chi phí lắp đặt các thiết bị hỗ trợ.
Video đang HOT
Một vài hình ảnh của Lê Thái Sơn trên Facebook.
Chàng trai này đã dùng các thuật toán để tìm ra độ biến dạng dự kiến cũng như định hình các tín hiệu để bù đắp cho tác động của sự nhiễu sóng. Trong thí nghiệm, Sơn đã có thể làm tăng công suất của các sợi quang riêng lẻ lên nhiều lần. Cụ thể, tốc độ truyền dữ liệu đã tăng từ 40 gigabyte lên đến 256 gigabyte/giây. Đây có thể được xem là một kỉ lục thế giới.
Nhờ những thành quả công việc của mình, mà Lê Thái Sơn đã có tên trong danh sách IU35 châu Âu 2018 – một giải thưởng vùng trong khuôn khổ của IU35 quốc tế. rong khuôn khổ của IU35. Dariusz Nachyla – một nhà khởi nghiệp, nhà sáng chế, nhà đầu tư đã nhận xét, những gì Lê Thái Sơn đã làm được chính là “sự dẫn đầu về công nghệ”, và ảnh hưởng của nó giúp thay đổi ngành công nghiệp viễn thông trong tương lai.
Đề cập tới những dự định tương lai, chàng kỹ sư người Việt chia sẻ, mục tiêu của anh chính là tăng 10 lần khả năng truyền của cáp hiện nay mà không tốn quá nhiều chi phí, đồng thời tiết kiệm vòng đời dữ liệu.
Theo Báo Mới
Bộ trưởng Thông tin: Chúng ta phải chấp nhận cái mới
Công nghệ 5G kết nối hàng ngàn tỷ thiết bị, chuyển tải toàn bộ thế giới vật lý vào thế giới ảo. Việt Nam sẽ sớm triển khai 5G.
Sáng 14/11, tại Hà Nội, diễn ra hội thảo Đổi mới sáng tạo Việt Nam do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp cùng Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Cao Đức Phát, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đã tác động sâu sắc đến mọi khía cạnh của đời sống và xã hội. Đây chính là cơ hội lịch sử, song cũng đầy thách thức đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc cũng như mỗi cá nhân, doanh nghiệp.
Ông Cao Đức Phát cho rằng, nếu như công nghệ thông tin được xem là hạ tầng của hạ tầng, thì mạng 5G chính là xương sống của kết nối hạ tầng ấy trong Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Các diễn giả tham gia thảo luận tại hội thảo
Mạng 5G tạo ra cuộc cách mạng về tốc độ lẫn sự ổn định cho thiết bị di động, xóa nhòa khoảng cách giữa tốc độ băng thông không dây và cố định cũng như kích hoạt làn sóng công nghệ, ứng dụng mới chưa từng có, có thể giải quyết các thách thức kết nối mọi lúc, mọi nơi, kết nối vạn vật.
Công nghệ 5G đang được những quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới nhìn nhận như là xương sống của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, phương tiện để chiếm lĩnh vị thế trung tâm công nghệ của thế giới và giành được ưu thế trong kinh tế thế giới ở thế kỷ 21.
Phát biểu đề dẫn tại Tọa đàm, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, chúng ta phải chấp nhận cái mới thì sẽ có công nghệ, sẽ có nhân lực, sẽ tạo ra được nền công nghiệp mới và sẽ là cơ sở để phát triển kinh tế Việt Nam nhanh và bền vững.
Bởi công nghệ 5G phức tạp hơn rất nhiều so với các thế hệ trước, đòi hỏi những nút thắt bền chặt không chỉ theo chiều ngang trong nội bộ ngành hạ tầng viễn thông, mà còn theo chiều dọc với các lĩnh vực khác từ thực tế ảo, thành phố thông tin hay xe tự động không người lái.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng thông tin: năm 1990, thế giới xuất hiện công nghệ 2G. 3 năm sau, Việt Nam khai trương mạng di động 2G.
Năm 2000, thế giới xuất hiện công nghệ 3G. Nhưng đến năm 2010, tức 10 năm sau, 3 nhà mạng lớn nhất của việt Nam mới khai trương mạng điện thoại di động 3G.
ông Cao Đức Phát
Đến khi công nghệ 4G xuất hiện, câu chuyện cũng gần tương tự như vậy.
8 năm sau khi thế giới xuất hiện công nghệ 4G, Việt Nam vẫn chưa cấp được tần số mới để làm mạng 4G. Mạng 4G do các nhà mạng khai trương năm 2017 là do dồn dịch tần số mạng 3G.
Với sự sớm chấp nhận công nghệ 2G và sự thúc đẩy cạnh tranh, mạng di động Việt Nam đã từng vào top 20 thế giới. Nhưng khi chuyển sang mạng 3G và 4G vì sự đi sau về công nghệ và sự thiếu cạnh tranh, viễn thông của Việt Nam xếp ở Việt Nam xếp thứ 100.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, công nghệ 2G là công nghệ điện thoại thuần túy. Công nghệ 3G là nửa điện thoại nửa data. Công nghệ 4G là thuần túy data nhưng là cho con người với con người. Còn công nghệ 5G là công nghệ data nhưng lần đầu tiên thiết kế để kết nối vạn vật với một loạt tính năng mới như đỗ trễ thấp, tiêu thụ nguồn nhỏ. Công nghệ 5G sẽ tạo ra một cuộc cách mạng về kết nối.
"2G ,3G, 4G kết nối 7 tỷ người. Nhưng 5G kết nối hàng ngàn tỷ thiết bị, chuyển tải toàn bộ thế giới vật lý vào thế giới ảo. Thay đổi cơ bản thế giới của loài người. Đây là xứ mạng của 5G. Xứ mạng ấy đặt trên vai ngành ICT Việt Nam" - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh.
Chia sẻ tại hội thảo, ông Lê Tuấn Anh, Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết Việt Nam sớm triển khai 5G. Trong đó, năm 2019 sẽ thử nghiệm và năm 2020 sẽ triển khai thương mại trên toàn quốc.
Theo Báo Mới
Vinh danh 34 Giải thưởng Công nghệ số Việt Nam Ngày 12-11, tại Hà Nội, Hội truyền thông số Việt Nam đã tổ chức buổi họp báo Công bố Lễ trao Giải thưởng Công nghệ số Việt Nam - Vietnam Digital Awards năm 2018. Tham dự buổi họp báo có ông Nguyễn Minh Hồng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam; ông Nguyễn Xuân...