Sở Y tế TP.HCM đề xuất giãn cách xã hội toàn thành phố thêm 14 ngày
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhận định 2 tuần bằng với thời kỳ ủ bệnh nên áp dụng giãn cách xã hội trong khoảng thời gian này sẽ hạn chế khả năng lây nhiễm của virus SARS-CoV-2.
Sở Y tế TP.HCM đề xuất gia hạn thêm 2 tuần áp dụng Chỉ thị 15 trên phạm vi toàn thành phố . ẢNH: ĐỘC LẬP
Sáng 14.6, Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM họp giao ban đầu tuần, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cùng tham dự ở điểm cầu UBND TP.HCM; Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên và Phó bí thư Thường trực Thành ủy Phan Văn Mãi tham dự trực tuyến ở điểm cầu Thành ủy TP.HCM. Tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh đề xuất tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố theo các nội dung của chỉ thị 15, bao gồm cả Q.Gò Vấp và P.Thạnh Lộc (Q.12), thời gian giãn cách tiếp theo là 14 ngày kể từ ngày 15.6.
Sáng 14.6: TP.HCM thêm 30 ca Covid-19, tổng cộng 1.129 bệnh nhân
Trước đó, từ ngày 31.5, UBND TP.HCM đã áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 15/2020 của Thủ tướng; riêng Q.Gò Vấp và P.Thạnh Lộc (Q.12) áp dụng Chỉ thị 16.
Về lý do đề xuất, ông Bình cho biết theo phân tích, mầm bệnh vẫn đang âm thầm trong cộng đồng, việc gỡ bỏ giãn cách sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh tiếp tục có cơ hội lớn để phát tán và lây lan. Thời gian 2 tuần bằng với thời kỳ ủ bệnh, do đó áp dụng giãn cách trong khoảng thời gian này sẽ hạn chế khả năng lây nhiễm của virus SARS-CoV-2.
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM . ẢNH: NGUYÊN VŨ
Ông Bỉnh nhìn nhận cần tổ chức giãn cách nghiêm túc ở tất cả các lĩnh vực theo đúng chỉ đạo của thành phố, đồng thời áp dụng 5K một cách nghiêm chỉnh và đầy đủ hơn. Sau một tuần, TP.HCM sẽ đánh giá lại tình hình để đề ra biện pháp phòng chống dịch phù hợp thực tế.
Trong 2 tuần tới, TP.HCM tiếp tục điều tra, truy vết, khoanh vùng dập dịch đối với các ổ dịch đang có dấu hiệu lây lan, kiểm soát chặt các khu vực phong tỏa và các khu cách ly. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm soát lây nhiễm trong bệnh viện và phòng chống lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung; đồng thời triển khai tầm soát đối với các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 không chỉ tại bệnh viện mà còn trong cộng đồng.
Sáng nay 14.6, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, tính từ 18 giờ ngày 13.6 đến 6 giờ ngày 14.6, TP.HCM ghi nhận thêm 30 trường hợp nhiễm Covid-19 mới đã được Bộ Y tế công bố.
Tâm dịch Covid-19 Q.Gò Vấp,, TP.HCM ra sao sau 13 ngày giãn cách xã hội?
TP HCM kỳ vọng khống chế dịch sau 15 ngày giãn cách
Sau 7 ngày thực hiện giãn cách xã hội, TP HCM đánh giá "cơ bản kiểm soát được các ổ dịch" và kỳ vọng sẽ đẩy lùi Covid-19 sau 15 ngày dùng các biện pháp mạnh.
Quyết định giãn cách xã toàn thành phố theo Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 tại quận Gò Vấp, phường Thạnh Lộc (quận 12) được chính quyền TP HCM đưa ra cách đây hơn một tuần. Thời điểm đó, thành phố ghi nhận 126 ca nhiễm liên quan điểm nhóm Hội thánh truyền giáo Phục hưng ở quận Gò Vấp - gấp 4 lần số ca nhiễm của đợt dịch hồi tháng 1/2021 với ổ dịch tại sân bay Tân Sơn Nhất.
TP HCM bị giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 từ 0h ngày 31/5. Đồ hoạ: Khánh Hoàng.
Sau 7 ngày giãn cách xã hội, TP HCM đã tích cực truy vết, lập nhiều chốt kiểm soát, xét nghiệm diện rộng toàn thành phố... Giám đốc Sở Y tế TP HCM đánh giá đến thời điểm này cơ bản các ổ dịch đã được khoanh vùng, khống chế. Cụ thể, vào cuối tháng 5, TP HCM ghi nhận 70 ca nhiễm mỗi ngày, nhưng sau đó số người nhiễm giảm dần còn 20-25 trong cộng đồng mỗi ngày.
"Những ngày tới thành phố sẽ thêm 40-45 ca nhiễm mỗi ngày. Tuy nhiên, đa số các ca mới là F1 trong khu cách ly được lấy mẫu xét nghiệm lần 2 hoặc trong khu phong toả nên không còn khả năng lây lan cộng đồng", ông Bỉnh nói và cho biết điều này nằm trong dự đoán ban chỉ đạo phòng dịch thành phố.
Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên nói rằng quyết định giãn cách toàn thành phố là biện pháp kịp thời, góp phần ngăn chặn dịch lây lan. Đến nay số ca nhiễm đã giảm dần chứng tỏ công tác phòng chống đã thành công bước đầu.
"Nếu không thực hiện giãn cách khả năng thành phố sẽ mất kiểm soát, giờ này không biết chuyện gì đang xảy ra", ông Nên nói và cho rằng việc thực hiện giãn cách có nơi, có lúc còn lúng túng do địa phương chưa lường hết khó khăn khi cách ly một quận, một phường, ảnh hưởng sinh hoạt người dân. Tuy nhiên nhìn tổng thể việc giãn cách được làm nghiêm túc, hiệu quả. Người dân, tổ chức tôn giáo và cộng đồng doanh nghiệp đều ủng hộ, chia sẻ với chính quyền.
Đánh giá về tình hình sắp tới, Giám đốc Sở Y tế thành phố dự báo 2-3 tuần nữa dịch mới đạt đỉnh vì tất cả nguồn bệnh trên cả nước hiện đã đi ra các tỉnh thành. Quyết định giãn cách xã hội tại TP HCM góp phần giảm đáng kể số ca bệnh, nhưng nếu dịch trong nước vẫn diễn biến phức tạp thì nguy cơ ca nhiễm ở tỉnh thành khác xâm nhập thành phố vẫn mức cao.
Người đứng đầu Sở Y tế thành phố dẫn chứng, việc kiểm soát dịch ở phạm vi rộng vẫn để "lọt" ca bệnh. Cụ thể, ngày 6/6 Bình Dương báo cáo một người kinh doanh bất động sản từ Hà Nội vào tỉnh này hôm 29/5, đã lây bệnh cho các nhân viên bất động sản tại địa phương và người nhà. Nguy hiểm hơn, hai nhân viên của công ty ra Hà Tĩnh tiếp xúc, lây nhiễm cho 5 người. Chuỗi lây lan này đến nay đã phát hiện 10 người dương tính nCoV.
Chốt lập trên đường Nguyễn Kiệm kiểm soát người ra vào quận Gò Vấp, ngày 3/6. Ảnh: Quỳnh Trần.
"Hiện vẫn còn những ca F1 chưa hoặc chậm khai báo nên việc truy vết còn tiếp diễn như ổ dịch tòa nhà Samco (quận 1). Thành phố cần quyết liệt trong những ngày tới để khống chế dịch hoàn toàn", ông Bỉnh nói và cho biết sau 15 ngày giãn cách xã hội TP HCM sẽ đánh giá tổng thể, có biện pháp chống dịch phù hợp, tạo điều kiện khôi phục sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống người dân.
Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong nói rằng thành phố đã cân nhắc, chấp nhận hy sinh rất nhiều khi quyết định giãn cách để bảo vệ sức khoẻ người dân. Vì vậy, trong những ngày giãn cách còn lại toàn bộ sở ngành, quận huyện phải nỗ lực hết sức để đẩy lùi Covid-19.
"Không nên thấy số ca nhiễm chững lại mà giảm các biện pháp chống dịch. Chúng ta phải tận dụng 15 ngày giãn cách chặn đứng Covid-19", ông Phong nói và yêu cầu ngành y tế phải bảo đảm không tồn mẫu xét nghiệm, nhất là với các trường hợp F1, F2; đồng thời sớm hoàn thành lấy mẫu toàn bộ 325.000 công nhân và 3.000 chuyên gia tại các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn.
Trong ngày 7/6, Việt Nam ghi nhận thêm 211 ca trong nước, trong đó 200 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa. Hôm qua cũng đánh dấu hai tuần liên tiếp số ca nhiễm được công bố tính theo ngày hơn 200.
Số ca Covid-19 cộng đồng tính từ ngày 27/4 đến nay lên 5.833 ca, tại 39 tỉnh thành. Bắc Giang vẫn ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất với 3.211 ca, tiếp theo là Bắc Ninh 1122, Hà Nội 438 ca (trong đó Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 94 ca, 52 ca ở Bệnh viện K), TP HCM 422 ca.
Có 15 tỉnh gồm Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đăk Lăk, Nam Định, Hòa Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ, Sơn La, Ninh Bình, đã 14 ngày không ghi nhận ca nhiễm mới.
Đà Nẵng cách ly tập trung người về từ TP.HCM, người cách ly tự trả phí Sáng 3-6, UBND TP Đà Nẵng cho biết từ 12h trưa nay, thành phố sẽ áp dụng biện pháp cách ly tập trung 21 ngày đối với người về từ vùng đang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15. Đà Nẵng sẽ cách ly tập trung tất cả người về từ địa phương đang áp dụng giãn cách xã hội...