Sở Xây dựng Hà Nội xác định nguyên nhân gây mùi hôi ở bãi rác Nam Sơn
Trong báo cáo ngày 5/11 của Sở Xây dựng với Thành uỷ và thành phố Hà Nội về việc khắc phục những bất cập tại Khu xử lý chất thải Nam Sơn (bãi rác Nam Sơn), Sở Xây dựng xác định nguyên nhân gây mùi hôi từ xe vận chuyển, các khu vực rác hở và hồ chứa nước rỉ rác chưa che phủ.
Ảnh minh họa
Theo Sở Xây dựng, sau khi xác định nguyên nhân gây mùi hôi, các đơn vị liên quan đã tổ chức khắc phục. Giảm mùi hôi từ các phương tiện, rà soát quy trình vận hành bãi; phân luồng từ xa, theo giờ các xe vận chuyển để không gây ùn ứ, giám sát rửa xe khi ra khỏi bãi.
Diện tích rác hở được tăng cường phun chế phẩm khử mùi theo khung giờ 8h đến 12h và 15h đến 16h30 hàng ngày. Từ ngày 23/10 đến ngày 3/11, nhà chức trách phun 255 lít thuốc diệt ruồi, 126 lít chế phẩm khử mùi và phủ bạt che khoảng 17.000 m2.
Các đơn vị xử lý nước rỉ rác được yêu cầu vận hành tối đa công suất xử lý để khắc phục mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường tại các ô chứa. Hiện công suất trung bình các trạm từ ngày 1 đến 4/11 đạt khoảng 3.700-4.200 m3/ngày.
Để diệt ruồi, Trung tâm y tế dự phòng huyện Sóc Sơn phun toàn bộ vùng ảnh hưởng 500m, khoảng 2.800 hộ. Công ty Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) phun tăng cường trong khu xử lý trên toàn bộ diện tích rác hở khoảng 2 ha, đến nay cơ bản đã hạn chế ruồi phát sinh.
Nam Sơn là bãi rác lớn nhất của thủ đô, hiện mỗi ngày tiếp nhận trên 5.000 tấn, chiếm 77% của toàn thành phố. Do có nhiều bất cập, trong đó có mùi hôi làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân khu vực quanh bãi rác nên những năm qua đã 15 lần người dân chặn xe vào bãi.
Tại cuộc đối thoại của Thành uỷ Hà Nội với người dân vùng bị ảnh hưởng của bãi rác vào cuối tháng 10, người dân phản ánh tình trạng việc phun thuốc ruồi muỗi trong bãi rác qua loa, chưa đạt yêu cầu. Người dân đề nghị thành phố công khai kết quả quan trắc môi trường để nhân dân kiểm tra, giám sát.
Cũng với khắc phục mùi hôi, ô nhiễm môi trường khu vực bãi rác Nam Sơn, Thành uỷ, thành phố Hà Nội đã thành lập các tổ công tác để giải quyết dứt điểm các tồn tại qua nhiều năm. Hàng loạt chính sách hỗ trợ người dân sống trong khu vực ảnh hưởng được ban hành như cấp thẻ bảo hiểm y tế, di dời người dân, làm đường, đèn chiếu sáng, cấp nước sạch…
Bảo đảm an toàn các công trình xây dựng do ảnh hưởng bão số 4
Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành văn bản 7547/SXD-GĐXD ngày 20-8-2020 về việc bảo đảm an toàn các công trình nhà ở, công sở, công trình xây dựng do ảnh hưởng cơn bão số 4 (tên quốc tế là Higos).
Bảo đảm an toàn các công trình.
Theo đó, để chủ động đối phó, xử lý kịp thời các tình huống mưa lũ có thể xảy ra trên địa bàn thành phố do ảnh hưởng cơn bão số 4, Sở Xây dựng yêu cầu chủ đầu tư các dự án xây dựng trên địa bàn thành phố xây dựng kế hoạch, các phương án phòng chống lụt, bão do áp thấp nhiệt đới cụ thể, chi tiết, sát với yêu cầu thực tiễn trên công trường; theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến mưa, lũ, bão; kịp thời kiểm tra, bổ sung phương án sát với thực tế, khả thi, bảo đảm chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, tránh, ứng phó có hiệu quả với mọi diễn biến của lụt bão, bảo đảm an toàn công trình, tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do bão, mưa, lũ gây ra.
Đồng thời, Sở chỉ đạo các nhà thầu chủ động bố trí kinh phí, chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện, các điều kiện bảo đảm để thực hiện phương án phòng, chống thiên tai, lụt, bão theo phương châm "4 tại chỗ", triển khai các phương án bảo đảm kịp thời xử lý các sự cố do lụt, bão gây ra ngay từ giờ đầu.
Sở Xây dựng yêu cầu Công ty TNHH một thành viên Quản lý và phát triển nhà Hà Nội; Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội; Ban Quản lý các công trình nhà và công sở - Sở Xây dựng; UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra, rà soát để phát hiện các khiếm khuyết của công trình đang sử dụng gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình để có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời nhằm bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão.
Đối với các công trình nhà cao tầng có tầng hầm phải có biện pháp chống ngập tầng hầm; tổ chức kiểm tra, rà soát lại hoạt động của các máy móc, thiết bị nhằm bảo đảm cho việc bơm tiêu nước trong tầng hầm...
Ban Quản lý các công trình nhà ở và công sở đôn đốc, phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Quản lý và phát triển nhà Hà Nội có phương án phòng chống và chuẩn bị địa điểm di chuyển nhân dân khi công trình xuất hiện tình trạng nguy hiểm do áp thấp nhiệt đới gây ra.
Chủ động điều tiết nguồn cấp khi đường ống nước sông Đà gặp sự cố "Cho đến thời điểm này, công tác cấp nước sinh hoạt đến các khu vực do Công ty cổ phần Viwaco phân phối, cấp nước đã cơ bản ổn định", ông Cao Hải Tháp, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Viwaco, chia sẻ với phóng viên Báo Hànộimới chiều 9-7. Công ty cổ phần Viwaco tiếp nhận khoảng 210.000m3 nước/ngày-đêm từ...