Số vụ vượt biên vào EU cao nhất trong 6 năm
Ngày 13/1, Frontex – cơ quan bảo vệ biên giới và bờ biển Liên minh châu Âu (EU) – cho biết số vụ vượt biên vào EU đã lên tới 330.000 vụ vào năm ngoái, con số cao nhất kể từ năm 2016.
Người di cư từ Maroc tràn vào vùng lãnh thổ Melilla của Tây Ban Nha sau khi trèo qua hàng rào biên giới ngày 3/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Frontex ước tính 50% trong số này là tìm cách vượt biên bằng đường bộ qua khu vực Tây Balkan. Dù đi bằng tuyến đường nào, thì người dân từ các nước Syria, Afghanistan và Tunisia cũng chiếm khoảng 47% số các vụ vượt biên. Nam giới chiếm hơn 80%. Do khó xác định được người di cư và một người có thể tìm cách vượt biên nhiều lần, Frontex chỉ tính số vụ vượt biên, thay vì tính toán lượng người vào châu Âu. Các số liệu mới nhất này không bao gồm 13 triệu người tị nạn Syria tại khu vực biên giới bên ngoài EU trong giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 12/2022.
Số người chọn hành trình nguy hiểm qua Địa Trung Hải tiếp tục tăng lên vào năm ngoái. Frontex đã ghi nhận hơn 100.000 vụ vượt biên qua tuyến đường này, cao hơn 50% so với năm 2021. Người Ai Cập, Tunisia và Bangladesh chiếm phần lớn trong số này. Frontex cho hay năm 2022 ghi nhận lượng người di cư từ Libya cao nhất trong 5 năm. Libya là điểm khởi hành chính của người di cư tại khu vực Bắc Phi.
Ước tính hơn 1 triệu người, chủ yếu là người Syria, đã vào các nước EU năm 2015, khiến các cơ sở tiếp nhận bị quá tải và liên minh này đối mặt với khủng hoảng chính trị. Các nước thành viên chia rẽ trong vấn đề quốc gia nào chịu trách nhiệm tiếp nhận những người di cư bất hợp pháp, cũng như nghĩa vụ hỗ trợ của các nước láng giềng và đối tác. Cho đến nay, các nỗ lực cải cách hệ thống tị nạn của EU vẫn đạt được ít tiến bộ.
Triển vọng hoà bình mong manh khi cuộc xung đột ở Ukraine vượt mốc 10 tháng
Cuộc xung đột ở Ukraine đã bước sang tháng thứ 11 với nhiều thiệt hại nặng nề, hàng triệu người phải sơ tán và nhiều thành phố biến thành động đổ nát, song tín hiệu về một cuộc đàm phán hoà bình dường như vẫn rất mong manh.
" Tối hậu thư" từ Nga
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại cuộc họp báo ở Moskva, ngày 22/12/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Video đang HOT
Sau 10 tháng triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở nước láng giềng, Nga đã nhiều lần kêu gọi đàm phán hoà bình với Ukraine. Tuy nhiên, Moskva đã phản đối các đề xuất hoà bình của Kiev và nhấn mạnh xung đột sẽ chấm dứt nếu Kiev đáp ứng các điều kiện mà Nga đưa ra.
Hồi tuần trước, một ngày sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có bài phát biểu trực tiếp trước Quốc hội Mỹ, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố: "Mục tiêu của Nga không phải là quay bánh đà của xung đột quân sự, mà ngược lại, là chấm dứt cuộc chiến này. Chúng tôi sẽ cố gắng chấm dứt chuyện này, và tất nhiên là càng sớm càng tốt".
Sau đó, vào đêm ngày 25/12, Tổng thống Putin tuyên bố Nga sẵn sàng đàm phán với tất cả các bên liên quan về những giải pháp chấp nhận được đối với xung đột tại Ukraine. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga cho rằng Kiev và phương Tây không muốn tham gia vào quá trình này.
Dù thể hiện thái độ sẵn sàng đàm phán, nhưng Nga cũng vạch rõ tối hậu thư cho Ukraine. Hãng thông tấn TASS dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng Ukraine nên chấp nhận các đề xuất của Nga vì lợi ích của chính mình, nếu không quân đội Nga sẽ quyết định.
"Các đề xuất của chúng tôi về phi quân sự hóa và phi hạt nhân hóa, loại bỏ các đe dọa với an ninh của Nga, bao gồm cả những vùng đất mới của chúng tôi đã được phía Ukraine biết rõ. Câu chuyện rất đơn giản: Thực hiện chúng vì lợi ích của chính bạn. Nếu không, vấn đề sẽ do quân đội Nga quyết định", ông nói.
Ông Lavrov cũng đề cập đến thời gian kéo dài xung đột, cho rằng "quả bóng đang ở sân của chính quyền Kiev và Washington đứng sau lưng họ. Họ có thể chấm dứt sự kháng cự vô nghĩa bất cứ lúc nào".
Phản ứng của Ukraine
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại một cuộc họp chung của Quốc hội Mỹ ngày 21/12/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một phản ứng rõ ràng, cố vấn của Tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak cho biết trên Twitter rằng "Nga cần phải đối mặt với thực tế" và thừa nhận không muốn đàm phán. Ông nhấn mạnh: "Việc tổng động viên hay cuộc tìm kiếm đạn dược, những hợp đồng bí mật với Iran hay những lời đe dọa của ông Lavrov không giúp ích được gì".
Ông Alexander Rodnyansky, cố vấn kinh tế của Tổng thống Zelensky nhận định rằng bình luận của phía Nga có thể là một nỗ lực nhằm câu giờ trong cuộc xung đột hiện nay.
"Họ cần thời gian để tái tập hợp và xây dựng lực lượng. Chúng tôi sẽ không rơi vào cái bẫy này", ông Rodnyansky nhận định, cho rằng đó là một chiến lược của Điện Kremlin để khiến các nước khác giảm hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby cũng nói rằng ông Putin hoàn toàn không cho thấy dấu hiệu sẵn sàng đàm phán" để chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 10 tháng.
"Hoàn toàn ngược lại. Tất cả những gì ông ấy đang làm trên mặt đất và trên không đều tỏ ra là một người muốn tiếp tục gây hấn với người dân Ukraine", ông Kirby nói với các phóng viên trong cuộc họp báo trực tuyến.
Hôm 23/12, Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết lực lượng của họ đã quan sát thấy Nga đang tăng cường điều quân, vận chuyển thiết bị và đạn dược đến các khu vực chiến sự. Đoạn video do cơ quan này ghi lại cho thấy một đoàn tàu chở đầy xe tăng T-90M và T-62M từ Rostov ở Nga đang hướng tới khu vực Lugansk, phía Đông Ukraine.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, cơ quan cố vấn có trụ sở tại Washington, nhận định thái độ sẵn sàng đàm phán của Nga chỉ là chiến dịch thông tin có chủ đích nhằm đánh lạc hướng phương Tây để buộc Ukraine phải đưa ra những nhượng bộ ban đầu. Cơ quan này cho rằng tốc độ các cuộc tấn công của Nga ở Lugansk và Donetsk lân cận đang chậm lại. Trong khi đó, các hoạt động của Ukraine ở mặt trận phía Đông có thể mang lại kết quả.
"Các blogger quân sự Nga thừa nhận rằng lực lượng Ukraine ở Bakhmut đã nỗ lực làm chậm tốc độ tiến quân của Nga ở khu vực này và các khu định cư xung quanh. Trong khi đó, các lực lượng Nga đã có ít tiến triển hơn ở khu vực Bakhmut trong tháng 11 và tháng 12 so với tháng 10", viện nghiên cứu dẫn các đánh giá nhận định.
Theo một số nguồn tin, Ukraine cũng đang tăng cường thực hiện các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái tầm xa vào mục tiêu Nga. Động thái này rất có thể nhằm tạo hiệu ứng tâm lý cho thấy Kiev có thể tấn công sâu bên trong lãnh thổ Nga.
Truyền thông Nga đưa tin nước này đã ghi nhận vụ nổ xảy ra vào ngày 26/12, gần Căn cứ không quân Engels ở Saratov. Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng của họ đã bắn hạ một máy bay không người lái nghi của Ukraine đang tiếp cận sân bay Engels ở độ cao thấp và mảnh vỡ đã khiến 3 binh sĩ thiệt mạng.
" Nút thắt" chưa thể tháo gỡ
Quốc kỳ Ukraine và Nga trên bàn trước cuộc đàm phàn giữa các quan chức hai nước ở vùng Brest, Belarus ngày 3/3. Ảnh: Reuters
Đầu tuần này, nhà lãnh đạo Zelensky cho biết ông đã tìm kiếm sự giúp đỡ của Ấn Độ trong việc thực hiện "công thức hòa bình" do chính ông đề ra trong hội nghị thượng đỉnh G20 vừa qua. Theo đó, đề xuất này yêu cầu Nga rút toàn bộ quân và tôn trọng chủ quyền của Ukraine, bao gồm khu vực Donetsk, Lugansk, Kherson, Zaporizhzhia mà Moskva tuyên bố sáp nhập hồi tháng 9 và bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga từ 2014.
Bên cạnh nỗ lực kêu gọi ủng hộ "công thức hoà bình", Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba, cũng đề xuất tổ chức một hội nghị thượng đỉnh quốc tế vào tháng 2/2023 tại Liên hợp quốc để thảo luận về kế hoạch trên.
Về phần mình, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 28/12 đã bác "công thức hòa bình" của Tổng thống Zelensky, nói rằng các đề xuất chấm dứt xung đột phải tính đến 4 khu vực Ukraine đã sáp nhập vào Nga.
"Đến hiện tại, chưa có một kế hoạch hòa bình nào về Ukraine cả. Kế hoạch hòa bình phải tính đến thực tế hiện tại liên quan 4 khu vực đã sáp nhập vào Nga. Bất kỳ kế hoạch nào không tính đến những thực tế này sẽ không thể mang lại hòa bình", ông Peskov nhấn mạnh.
Phát biểu lần này của ông Peskov như khẳng định lại các quan điểm trước đó của Moskva về các khu vực đã sáp nhập. Kiev cũng có quan điểm của riêng mình, khẳng định sẽ không nhường một tấc lãnh thổ nào cho Nga để đổi lấy hòa bình. Ukraine cũng công khai yêu cầu Nga từ bỏ toàn bộ lãnh thổ đã kiểm soát hoặc sáp nhập của Ukraine.
Tất cả những tín hiệu này đều cho thấy vẫn chưa có bất kỳ "ánh sáng cuối đường hầm" nào cho cuộc đàm phán hoà bình giữa Nga và Ukraine. Trên thực tế, đàm phám giữa Nga và Ukraine khó đạt được là do cả hai bên đều kiên định trong các đề nghị của mình với đối phương, trong khi các đề nghị này hoàn toàn trái ngược nhau. Nga cho rằng họ có thể làm suy yếu Ukraine bằng cách tấn công vào các cơ sở hạ tầng quan trọng và đặt cược rằng ủng hộ của phương Tây cho Kiev sẽ cạn kiệt dần. Trong khi đó, Ukraine tin rằng họ có thể giải phóng các vùng lãnh thổ Nga kiểm soát nhờ các vũ khí hiện đại từ Mỹ và NATO.
Hãng H&M đồng ý thưởng 530 USD cho mỗi nhân viên trong bối cảnh lạm phát Nhà bán lẻ thời trang Thụy Điển H&M ngày 21/12 thông báo khoảng 4.000 nhân viên làm việc tại các cửa hàng ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sẽ được nhận khoản tiền thưởng 500 euro (530 USD) mỗi người vào tháng 1/2023, trong bối cảnh lạm phát khiến chi phí tiêu dùng tăng vọt. Biểu tượng của H&M tại một...