Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức cao nhất kể từ năm 2009
Một nghiên cứu của Viện nghiên cứu kinh tế Halle (IWH) vừa công bố cho biết, trong quý IV/2024, Đức ghi nhận số vụ phá sản doanh nghiệp cao nhất kể từ năm 2009 do lãi suất và chi phí tăng.
Người dân mua sắm tại siêu thị ở Berlin, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Tổng cộng có 4.215 vụ phá sản doanh nghiệp trong quý IV/2024, ảnh hưởng đến gần 38.000 việc làm – mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào giữa năm 2009. Con số này tăng 36% so với cùng kỳ năm 2023 cho thấy những thách thức kinh tế mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt.
IWH cho rằng số vụ phá sản doanh nghiệp gia tăng một phần là do kết thúc nhiều năm lãi suất cực thấp và việc chấm dứt các khoản trợ cấp của chính phủ cho doanh nghiệp trong thời kỳ đại dịch COVID-19 vốn trước đây đã duy trì được tỷ lệ phá sản ở mức thấp bất thường.
Chuyên gia Steffen Mueller, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu phá sản tại IWH, cho biết, lãi suất cực thấp trong nhiều năm đã ngăn chặn được rất nhiều vụ phá sản. Và trong thời kỳ đại dịch các khoản trợ cấp của chính phủ như trợ cấp ngắn hạn cũng đã giúp các công ty tránh được tình trạng phá sản. Tuy nhiên, việc lãi suất gần đây tăng và các khoản hỗ trợ của chính phủ cho doanh nghiệp bị cắt giảm đã khiến các vụ phá sản gia tăng trở lại.
Nghiên cứu cũng chỉ ra các xu hướng cụ thể theo từng ngành, với ngành dịch vụ có số vụ phá sản tăng 47% so với cùng kỳ năm trước, tiếp theo là ngành sản xuất tăng 32%. Trong số các bang lớn, bang Baden-Wurttemberg có số vụ phá sản tăng mạnh nhất 65%.
Ông Mueller cũng lưu ý rằng mặc dù tình trạng phá sản tăng mạnh là điều “đau đớn” nhưng cũng thể hiện sự điều chỉnh thị trường cần thiết, tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp hướng tới tương lai.
Mỹ: Đảng Dân chủ bắt đầu cuộc chiến bảo vệ trợ cấp ObamaCare tại Quốc hội mới
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 9/1, các nghị sĩ thuộc phe Dân chủ tại Thượng viện và Hạ viện Mỹ đã tái đệ trình dự luật nhằm gia hạn vĩnh viễn các khoản trợ cấp giúp người dân có khả năng chi trả phí bảo hiểm theo các chương trình chăm sóc sức khỏe giá cả phải chăng (ObamaCare).
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội Mỹ tại Washington, DC. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Dự luật trên, do Thượng nghị sĩ Jeanne Shaheen (bang New Hampshire), Tammy Baldwin (Wisconsin) và Hạ nghị sĩ Lauren Underwood (Illilois) đi đầu, sẽ mở màn cho cuộc chiến lớn tiếp theo về ObamaCare có thể kéo dài đến hết năm nay. Các khoản trợ cấp này tăng cường hỗ trợ tài chính cho những cá nhân có thu nhập thấp đủ điều kiện tham gia các chương trình bảo hiểm với mức phí bảo hiểm rẻ hoặc thậm chí là 0 USD. Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) cho biết việc gia hạn vĩnh viễn các khoản trợ cấp dưới hình thức tín dụng thuế sẽ tiêu tốn khoảng 335 tỷ USD trong 10 năm tới.
Trong tuần này, Nhà Trắng cho biết gần 24 triệu người Mỹ đang mua bảo hiểm y tế thông qua ObamaCare, gấp đôi số lượng đăng ký khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức cách đây 4 năm. Nếu trợ cấp hết hạn vào năm 2025, hàng chục triệu người Mỹ có thể sẽ đối mặt với chi phí bảo hiểm y tế tăng đột ngột.
Tháng trước, CBO ước tính phí bảo hiểm sẽ tăng đột biến nếu không có trợ cấp và số người Mỹ không có bảo hiểm sẽ tăng hơn 2 triệu người vào năm 2026, 3,7 triệu vào năm 2027 và sau đó tăng trung bình 3,8 triệu mỗi năm cho đến năm 2034.
Australia: Khủng hoảng xây dựng và tác động đối với nền kinh tế Ngành xây dựng Australia đang trải qua một cú sốc lớn khi Bensons Property Group (BPG), một trong những tập đoàn xây dựng hàng đầu của Australia tuyên bố phá sản. Một trong số những dự án của Bensons Property Group, tòa chung cư trị giá 485 triệu AUD tại Gold Coast of Queensland. Ảnh: dailymail.co.uk Sự sụp đổ của doanh nghiệp khổng...