Sợ vợ nên ’súng ống’ bị tịt ngòi
Giữa buổi rượu, Dũng phân bua: ‘Tôi ra đường thấy em nào ngon ngon là &’nó’ dựng lên ngay, chỉ có về gặp sư tử &’nó’ mới nem nép cụp xuống thôi’.
Mới sớm tinh mơ đã nghe tiếng chị Huyên, vợ anh Dũng hét lên: “Đồ toi cơm! Có nồi mỳ mà cũng nấu mặn đắng thế này, ai nuốt cho nổi”. Hàng xóm lại lắc đầu, tặc lưỡi: “Rồi, đêm qua anh cu Dũng lại không hoàn thành ‘nhiệm vụ’ rồi”. Nói thế, vì họ biết cái lệ ở nhà anh, do chính chị Huyên toàng toạc nói ra: “Hôm nào lão khá khẩm là sáng sau em nấu miến, nấu phở hầu ngay, nếu không thì đấy là việc của lão”.
Tên là Dũng mà anh lại sợ vợ nổi tiếng, dù anh là cán bộ xã hẳn hoi, còn vợ thì bán hàng linh tinh. Dũng thường giải thích việc mình vẫn làm hết việc nhà rằng vợ anh buôn bán quá bận, trong khi anh làm giờ hành chính, vô cùng rảnh rang. Nghe thì cũng có lý, nhưng ở trong xóm anh, đừng nói làm giờ hành chính, cho dù có vô nghề nghiệp đi nữa thì các đức ông chồng cũng chỉ rung đùi chờ vợ con hầu hạ, làm gì có chuyện cơm bưng nước rót cho đàn bà.
Bị ai trêu đùa, móc máy chuyện sợ vợ, Dũng chỉ cười mà rằng: “Bà ấy cầm tinh con cọp, còn tôi con lợn, không sợ thì có mà chết”, rồi lại ra vẻ chân thành tâm sự: “Thực ra bà ấy cứ gầm gào thế thôi chứ tốt tính lắm. Mà hồi trước tôi chịu ơn bà ấy nhiều nên cũng phải nể nhau một tý”.
Chuyện chịu ơn đó, hàng xóm đều biết cả. Hồi trước chị Huyên yêu anh, còn anh yêu người khác, cũng đơn phương. Khi cô gái kia bị người tình Sở Khanh bỏ rơi, phẫn chí vào Nam, anh cũng bỏ nhà đi tìm, suốt nửa năm không liên lạc. Trong thời gian đó, bố anh bị tai nạn, chính chị Huyên giúp đỡ bà cụ chăm sóc ông. Dũng được tin về đến nơi thì bố cũng sắp mất, chuyện tang gia cũng được Huyên phụ giúp rất nhiều.
Sau chuyện đó, phần vì đã dứt bỏ ảo tưởng tình yêu với cô gái kia, phần cảm động trước tình cảm của Huyên, Dũng cưới chị làm vợ. Huyên làm dâu thảo, chăm sóc mẹ chồng tận tụy đến lúc bà qua đời. Tuy tốt với nhà chồng như vậy nhưng cái tính ghê gớm của chị đã bộc lộ từ thời con gái, hàng xóm ai đắc tội với chị thì đảm bảo không thể sống yên.
Với Dũng, hồi còn yêu đơn phương, chị hết sức lấy lòng là thế, vậy mà khi làm vợ, chị đã tỏ rõ là tay chúa tể, và khi mẹ chồng mất đi thì chẳng còn kiêng nể gì nữa, sai chồng, quát chồng như chém chả, lại còn ghen tuông. Dũng đi đường chỉ dám nhìn thẳng, hết giờ chỉ dám về nhà, muốn ngồi với bạn bè thì chỉ có cách tranh thủ lúc đám cưới, đám giỗ mà thôi. Càng có tuổi, cái tính đành hanh, đè đầu cưỡi cổ chồng của Huyên càng quá quắt, và cái tính sợ vợ của Dũng cũng theo đó mà đạt mức “vô đối”.
Một bữa nhân đám cưới người làng, thấy Dũng rượu đã ngà ngà, vợ anh đang giúp rửa bát ngoài giếng, cánh đàn ông “phỏng vấn” Dũng về chuyện phòng the, hỏi sao nhìn anh chẳng đến nỗi lẻo khoẻo mà lại để vợ thất vọng tới mức kể tội cho cả xóm biết như vậy. Dũng bảo: “Nhớ thằng Lao Ái trong phim Tần Thủy Hoàng không, cái thằng vô địch về &’phục vụ’ đàn bà ấy? Cho cái thằng ấy vào hầu hạ vợ tôi thì nó cũng &’liệt’ như thường”.
Dũng khua tay “tố” tiếp: “Chưa vào cuộc bà ấy đã dọa nếu không nên cơm cháo gì thì chết với tôi. Thế là mình vừa cố vừa run. Đang hì hục &’xúc than’ thì thấy bà ấy cau mặt, lừ mắt thở dài đánh thượt một cái, bao nhiêu hồn vía bay hết cả, thế là thôi. Từ đó cho đến sáng bà ấy hành tôi đến mức tối hôm sau cứ nghĩ đến là run, lại kéo cờ trắng đầu hàng”.
Video đang HOT
Mọi người nhao nhao cười bảo phét vừa thôi, ông yếu thì cứ nhận là yếu, lại đổ cho vợ. Dũng có hơi rượu đang hăng, gân cổ cãi: “Phét gì mà phét. Tôi ra đường thấy em nào ngon ngon là &’nó’ dựng lên ngay, chỉ có về gặp sư tử &’nó’ mới nem nép cụp xuống thôi”. Thật không may, những lời cuối này lọt hết vào tai chị Huyên, lúc đó đang định rủ chồng về. Khỏi nói cũng biết anh phải trả giá gớm ghê như thế nào.
Chuyện sợ vợ đến mức “không làm ăn gì được” như Dũng chắc là hiếm, nhưng trường hợp đức ông chồng vốn chẳng phải phường râu quặp mà đôi khi cũng “rủ cờ” vì bị vợ làm cho run rẩy thì lại khá nhiều. Thắng là một trường hợp như thế. Thường thì Thắng “chiến đấu” ngon lành nhưng có một đợt anh đau đầu vì chuyện đấu đá ở cơ quan nên chuyện giường chiếu đã sụt về lượng lại còn giảm về chất. Biết nguyên nhân nên anh chẳng “lăn tăn”, đời người còn có lúc thăng lúc trầm nữa là chuyện này. Nhưng bà xã thì không nghĩ vậy, chị lo lắng ra mặt: “Chắc anh có tuổi rồi nên nó thế. Tuổi này đàn ông yếu đi, đàn bà lại mạnh lên, thế mới oái oăm”.
Rồi chị đi cắt thuốc bổ dương bắt chồng uống. “Bệnh” của Thắng chẳng liên quan gì đến mấy thuốc đó nên dĩ nhiên anh chẳng khá hơn, nhất là khi tối nào vợ anh cũng lăm lăm theo dõi tác dụng của thuốc lên “súng ống” của chồng thế nào, khiến anh càng thêm “chột”. Thấy thế, vợ Thắng nằng nặc bắt anh lên Hà Nội chụp chiếu xem sao: “Người ta thuốc này không được thì còn thuốc kia, đằng này anh uống đủ loại thuốc tốt nhất mà không ăn thua thì đúng là yếu sinh lý thật rồi, phải đi khám”.
Thắng nói cứ để yên, hễ tình hình công việc tốt lên thì mọi thứ khắc đâu vào đấy. Nhưng bà xã cứ sốt ruột, lại còn đi tâm sự với cô em chồng là sợ anh liệt dương thì ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, khiến những người ruột thịt của anh cũng suốt ngày thầm thì lo lắng với nhau. Mẹ Thắng lôi con trai lại hỏi, rồi đòi mang anh đến nhà ông lang ở huyện bên, khiến anh phát bẳn.
Rồi công việc của Thắng đã xuôi chèo mát mái, nhưng cái “chuyện ấy” của anh lại cũng xuôi xuồi xuội, trong khi vợ anh ngày đêm chờ cái sự “ngược”. Vợ bảo đấy, rõ là anh bị bất lực thật rồi, giờ có chuyện gì căng thẳng nữa đâu mà vẫn thế. Thực ra thì một số lần “trả bài” của Thắng gần đây cũng khá, nhưng vợ anh vẫn kêu còn lâu mới phong độ bằng ngày xưa, khiến anh cũng đâm ra nghi ngờ bản thân.
Mỗi lần “yêu” vợ, Thắng lại lo nơm nớp, sợ cái câu “em đã bảo mà” của chị, ý nói chuyện anh không chịu đi khám. Khi không còn lấy lý do công việc được nữa, mỗi lần thất bại là mỗi lần anh thấy ê chề, nhục nhã, rồi sau đó hễ “vào cuộc” là lại sợ như sắp bước vào một kỳ thi sinh tử, không được phép thua. Thắng “trốn” vợ bằng đủ lý do anh có thể viện ra được, khi nào không thể trốn thì phong độ của anh cứ nương theo thái độ của vợ. Hễ thấy chị có vẻ không hài lòng là anh cũng “mất khả năng chiến đấu” luôn.
Cuối cùng thì Thắng cũng chịu đi khám, với sự hộ tống của vợ. Chị muốn trực tiếp nghe bác sĩ tư vấn để còn đốc thúc chồng thuốc thang. Hóa ra “thuốc” của bác sĩ cho dạng viên thì ít, mà dạng tinh thần thì nhiều. Lúc này bà xã Thắng mới biết chính mình góp phần làm chồng bị “yếu”.
Về sau, mỗi lần vợ tỏ vẻ sốt ruột về “bản lĩnh đàn ông” của chồng là Thắng lại nhắc chị về câu nói đùa của bác sĩ hôm đi khám: “Trong chuyện này, các bà vợ có nhiều thứ quyền lực phù thủy với chồng lắm nghe, nên là cô phải cẩn thận đừng có đọc thần chú tùy tiện nghe. Chồng đang khỏe, cô trù hắn liệt là hắn liệt thật luôn đó”.
Theo VNE
Vợ tôi, tôi chiều, ai nói kệ ai!
Tôi chiều vợ tôi, ai nói mặc ai, nếu họ thích nói tôi là kẻ sợ vợ cũng được, tôi nhận... Thế thôi!
Tôi, thân là đàn ông nhưng nhiều khi thấy, mấy ông cùng giới với mình thật sự là lắm chuyện. Các ông tự cho mình cái quyền được nhậu nhẹt, ăn chơi, được tụ tập bạn bè, được rượu chè trong khi vợ các ông ở nhà đầu bù tóc rối lo chăm con, chăm chồng, làm việc nhà. Cái đó tôi có thể thông cảm, không sao. Nhưng khổ cái, các ông lại không chấp nhận việc mình cũng phải thông cảm với những sở thích, thú vui của vợ...
Có những người, thời son trẻ xinh đẹp mỹ miều, ăn diện, sành điệu nhưng từ khi lấy chồng, đặc biệt là khi sinh con, họ đã thay đổi hoàn toàn diện mạo. Họ kém xinh đẹp hơn, họ tiều tụy hơn, họ lôi thôi hơn và nhìn có khi họ còn già hơn chồng vài tuổi. Chỉ vì, ngày họ đi làm, kiếm tiền, tối họ về nấu cơm, chăm con, cho con ăn. Nhà có vài người nhưng mà lúc nào họ cũng phải là người ăn cơm sau cùng, vì còn trông con. Đấy, thế mà nhiều ông chồng còn không biết thông cảm, cứ chửi vợ, nói vợ là không biết ăn diện, lôi thôi, bôi nhếch. Nếu nghĩ được vậy, các ông nên tìm cách để vợ đẹp đi, vợ sang đi, hay giúp đỡ vợ mấy công việc vặt đi, cho vợ nhàn hạ...
Các ông tự cho mình là trụ cột trong gia đình, cho mình có trọng trách kiếm tiền nuôi vợ, nuôi con. Nói thật, nếu các ông là trụ cột giỏi thì vợ đã chẳng phải đầu bù tóc rối như thế. Vợ có thể nhàn hạ hơn, ít gánh nặng kinh tế hơn, cũng không bị áp lực tiền bạc từng đồng một để lo tiền mua sữa cho con...
Các ông tự cho mình là trụ cột trong gia đình, cho mình có trọng trách kiếm tiền nuôi vợ, nuôi con. (ảnh minh họa)
Tôi không phê bình đàn ông khi họ đi chơi, nhậu nhẹt này nọ. Tôi nói việc này ra là nhân cái sự, hôm rồi tôi đi chơi, ngồi cùng bàn nhậu với mấy tay cùng giới, hắn nói chuyện như không quan tử chút nào...
Có ông thấy tôi đang &'chém gió' mạnh trên bàn nhậu nhưng khi nhận được điện thoại của vợ thì nhẹ nhàng, ra ngoài nghe, rồi nói thủ thỉ, ông ấy cười ha hả. Khi tôi vào bàn nhậu, ông ấy loa lên &'hóa ra cha này sợ vợ. Đời sao phải khổ, ngồi đây mà nghe này, nói cho vợ biết là tao đang nhậu, đang ngồi với mấy ông bạn, còn lâu mới về. Ở nhà thì cứ ăn cơm trước, ở nhà cứ cho con ăn đi, không phải phần...'. Nghe đến đấy tôi lộn ruột, không lẽ lại cãi nhau.
Thế theo các ông, thế nào là sợ vợ? Ra ngoài nghe điện thoại, tránh ồn ào để vợ nghe rõ hơn là sợ vợ? Không nói với vợ đang đi nhậu cũng là sợ vợ? Có những việc nói dối lại mang lại lợi ích tốt, thì tại sao không nói dối cho vợ an lòng? Hay, bảo vợ &'tí nữa anh về' cũng là sợ vợ, phải nói thẳng toẹt ra là, &'tôi không về, cô ở nhà ăn cơm đi, không phải phần'.
Cái chính yếu không phải là nói dối hay nó thật, mà chính là, làm cho vợ an tâm, yên lòng về mình, bởi cái việc nhậu nhẹt này, thực ra đâu phải là việc xấu. Cần gì phải buông lời phũ phàng để một người vợ đã nấu cơm, chờ mình cả tối đau lòng?
Hôm rồi, 20/10, các ông ấy hẹn tôi đi với mấy em xinh tươi, tổ chức cho các em ấy, tôi từ chối. Mấy ông hỏi tại sao, tôi bảo ở nhà nấu cơm cho vợ, ăn cơm với vợ, tặng hoa vợ... (ảnh minh họa)
Có nhiều hôm, đi chơi về, dù đã ăn no rồi, tôi vẫn ngồi vào mâm cơm, cố ăn thêm một bát dù bụng căng đẫy. Nhưng tôi biết, nếu vợ cảm thấy chồng ăn ngon miệng, vợ cũng thấy rất ngon, rất vui. Nếu có chồng ngồi cùng mâm cơm, vợ cảm thấy rất hạnh phúc. Vậy tại sao điều nhỏ nhặt thế không làm được, trong khi vợ đã mất cả chiều đi chợ, nấu cơm cho chồng...
Nói đến đây, có ông vỗ đùi đen đét bảo &'ông hèn thật, ăn no thì bảo ăn no. Không ăn thì bảo dọn cho sớm, hơi đâu mà ngồi, nhét vào vỡ bụng ra à?'. Buồn vì suy nghĩ của mấy ông gọi là chồng...
Hóa ra, các ông lấy vợ về để khiển vợ, để coi vợ như người giúp việc, như ô-sin trong nhà. Các ông thích đi, thích về, thích ăn, thích ngủ ở đâu thì ăn à? Các ông quát nạt vợ, cho mình cái quyền cao chức trọng, sẵn sàng làm vợ mình đau lòng, vậy mới là đàn ông &'cứng'sao? Nghĩ mà buồn cười. Thân là đàn ông, tôi chẳng hài lòng với cách làm của các ông...
Hôm rồi, 20/10, các ông ấy hẹn tôi đi với mấy em xinh tươi, tổ chức cho các em ấy, tôi từ chối. Mấy ông hỏi tại sao, tôi bảo ở nhà nấu cơm cho vợ, ăn cơm với vợ, tặng hoa vợ... Các ông ấy cười như ma làm, bảo tôi là &'thằng sợ vợ, lấy rồi thì việc gì phải khúm núm, phải hoa hoét làm gì cho mệt người. Giờ cứ kinh tế, đưa tiền lương hàng tháng cho vợ, vợ mừng, ông ạ'. Tôi nản, cái suy nghĩ ấy không giống tôi. Kết hôn không có nghĩa là đã hết lãng mạn, hết ngọt ngào. Phụ nữ vốn khi lấy chồng, sinh con đã thiệt lắm rồi, tôi muốn bù đắp thêm cho vợ. Chiều vợ, yêu vợ, nghĩ đến vợ, mua quà cho vợ, tặng hoa, nấu cơm cho vợ những ngày quan trọng... đó là điều tôi nghĩ, cánh đàn ông, người làm chồng nên làm. Nhỏ nhẹ với vợ, đôi khi nói dối vợ cho vợ an tâm không phải là sợ vợ, mà là tôn trọng vợ.
Tôi chiều vợ tôi, ai nói mặc ai, nếu họ thích nói tôi là kẻ sợ vợ cũng được, tôi nhận... Thế thôi!
Theo Khampha
Sợ vợ là đức tính quí báu Sợ vợ là đức tính quí báu vô cùng hiếm hoi còn sót lại trên một số cá thể 'động vật bậc cao' (không hề hiếm hoi) tại Việt Nam mà các bà, các chị vẫn âu yếm gọi là "đức ông xã nhà em". Giang hồ đồn rằng, xuất thân của nghĩa cử cao đẹp này vốn bắt nguồn từ câu sấm...