Sở VHTTDL Khánh Hòa thừa nhận không giám sát Hoa hậu Hoàn vũ
Sở VHTTDL Khánh Hoà gửi công văn tới Bộ VHTTDL thừa nhận “không theo dõi, giám sát” Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam, để đêm bán kết diễn ra ngay sau bão số 12, gây bức xúc dư luận.
Trong công văn số 2428/SVHTT-VP của Sở Văn hóa, Thể thao Khánh Hòa gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hôm 9.11, cơ quan này nhấn mạnh đã làm theo công điện khẩn của UBND tỉnh hôm 3.11 về việc dừng các sự kiện văn hóa trên địa bàn tỉnh do ảnh hưởng của bão số 12.
Sở khẳng định, sau khi nhận được công điện của tỉnh, đã mời ông Trần Ngọc Nhật, trưởng ban tổ chức (BTC) cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 đến làm việc để thông báo về chỉ đạo của tỉnh.
Công văn viết: “Tại buổi làm việc, phía BTC sẵn sàng chấp hành ý kiến chỉ đạo của tỉnh và sẽ dừng các hoạt động của cuộc thi”.
Sau đó, theo Sở, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các lực lượng chức năng của tỉnh như công an, y tế, cảnh sát phòng cháy chữa cháy, cảnh sát giao thông… dừng ngay việc hỗ trợ đêm bán kết hoa hậu để tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả bão.
Mặc dù vậy, đêm thi vẫn diễn ra. Lý giải với Bộ VHTTDL, cơ quan quản lý văn hóa địa phương cho biết, đến chiều 4.11, khi cơn bão đi qua, có thể BTC “nhận thấy thời tiết đã ổn định, không còn mưa, gió và công việc chuẩn bị cho đêm bán kết đã hoàn tất, việc tổ chức trong sân khấu đảm bảo nên đã quyết định tổ chức đêm thi theo kế hoạch”.
Video đang HOT
Về phía BTC cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ông Trần Ngọc Nhật, trưởng ban tổ chức cuộc thi cũng thừa nhận ngày 3.11 đã nhận được thông tin từ Sở VHTTDL Khánh Hoà về việc tạm dừng cuộc thi để tập trung ứng phó và phòng chống mưa bão.
Tuy nhiên cũng như nhận định của bên Sở VHTTDL, thấy ngày 4.11, thời tiết trở lại bình thường, không ảnh hưởng tới công tác tổ chức cuộc thi. Sân khấu chính không bị ảnh hưởng sau bão, vẫn đảm bảo đủ điều kiện tổ chức.
“Sau khi cân nhắc các phương án, ban tổ chức quyết định vẫn sẽ tiếp tục tổ chức đêm thi bán kết ngắn gọn với quy mô vừa và nhỏ, chỉ còn khách nội bộ, cán bộ công nhân viên và khách lưu trú tại Diamond Bay Resort tham dự để đảm bảo theo đúng lịch trình đã được cấp phép tổ chức từ trước đó của cuộc thi.
Toàn bộ lịch trình tổ chức đã được ban tổ chức lên kế hoạch và thực hiện từ khi được cấp giấy phép. Cơn bão số 12 chỉ được thông báo trước một ngày trước đêm thi bán kết.
Đây là sự kiện bất khả kháng. Ban tổ chức và toàn bộ ekip chương trình cũng như các thí sinh đã cố gắng và nỗ lực hết mình để thực hiện thành công đêm thi bán kết”, ban tổ chức cuộc thi giải trình.
Đơn vị này cũng thừa nhận, quyết định tổ chức vòng bán kết “hoàn toàn là quyết định đến từ ban tổ chức cuộc thi sau khi đã cân nhắc các điều kiện tổ chức để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ, lịch trình chung của thí sinh và để tập trung cho các hoạt động xã hội cộng đồng sau đêm bán kết”, ông Trần Ngọc Nhật cho biết.
Trước đó ngày 7.11 Bộ VHTTDL đã có cuộc gặp với báo chí thông tin về sư việc này. Theo đó, Bộ cho biết, trách nhiệm thực hiện công điện thuộc về Sở VHTTDL và Bộ đang chờ báo cáo từ Sở VHTTDL Khánh Hoà, đồng thời Bộ VHTTDL Bộ đã ra văn bản tạm dừng cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 đồng thời BTC cùng với UBND tỉnh Khánh Hoà trước mắt cần tham gia thực hiện công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão.
Theo Danviet
Số người chết do bão số 12 vẫn không ngừng tăng
Bão số 12 đã khiến 106 người chết và 25 người mất tích; hàng ngàn ngôi nhà; hoa màu... bị ngập, hư hỏng...
Bão số 12 đã gây ra hậu quả hết sức nặng nề cho các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Ảnh Báo giao thông.
Theo số liệu của Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Cục Cứu hộ cứu nạn (Bộ Quốc phòng), tính đến sáng 9/11, cơn bão số 12 làm chết 106 người (tăng 24 người so với báo cáo ngày 8/11).
Cụ thể,tỉnh Khánh Hòa: 39 người, Bình Định: 17 người, Quảng Ngãi: 8 người, Quảng Nam: 24 người, Thừa Thiên-Huế: 10 người, Lâm Đồng: 3 người, Phú Yên: 1 người, Kon Tum: 1 người, Đắk Lắk: 1 người, Quảng Trị: 1 người, Đà Nẵng: 1 người.
Ngoài ra, vẫn còn 25 người mất tích (Quảng Nam: 11 người, Bình Định: 8 người, Khánh Hòa: 5 người, Phú Yên: 1 người).
Bão số 12 cũng làm hơn 120.000 ngôi nhà sập đổ, tốc mái, hư hỏng; gần 10.000ha lúa ngập còn có 15.203ha rau màu thiệt hại, 25.957 lồng bè nuôi trồng thủy sản mất trắng. Có ít nhất 1.294 tàu thuyền của ngư dân bị chìm, hư hỏng.
Trong khi đó, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, ngày 9/11, không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống nước ta, nhiễu động gió Đông vẫn còn hoạt động mạnh. Trong ngày và đêm 9/11, các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to. Lũ trên các sông ở Quảng Bình, Quảng Trị có khả năng sẽ lên.
Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi các tỉnh trên, đặc biệt ở các huyện: Hướng Hóa, Đắkrông (Quảng Trị); Nam Đông, A Lưới (Thừa Thiên-Huế); Đông Giang, Tây Giang, Bắc Trà My, Nam Trà My, Phước Sơn, Hiệp Đức, Quế Sơn (Quảng Nam).
Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt cục bộ tại các tỉnh trên, đặc biệt tại một số huyện: Phú Lộc, Phú Vang, Hương Trà, Thành phố Huế (Thừa Thiên-Huế), Núi Thành, Thành Phố Tam Kỳ (Quảng Nam).
Do mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày, nhiều hồ chứa đã đầy nước, lưu lượng về các hồ chứa vẫn tiếp tục được bổ sung, nguy cơ cao gây mất an toàn cho các hồ chứa xung yếu trên địa bàn tại các tỉnh trên.
Theo Danviet
Bão nuốt 8 tàu hàng: Cận cảnh thợ lặn đặc công tìm kiếm nạn nhân Mặc dù đã lặn xuống khu vực tàu chìm (tại Bình Định) để tìm kiếm nhưng thợ lặn đặc công gặp rất nhiều khó khăn vì thời tiết quá xấu. Chiều nay (9.11), Thiếu tướng Lê Mạnh Tiến - Phó Cục trưởng Cục cứu hộ - cứu nạn Bộ Tổng tham mưu, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu...