Sổ tay mang thai: Bé bằng quả mâm xôi
Sự phát triển chung
Khi thai nhi được 8 tuần, tất cả các bộ phần cần thiết để phát triển thành một cơ thể sống đã hình thành đầy đủ ở trong phôi thai. Các chi đã rõ ràng, hàm ếch và răng đang hình thành, tai phát triển cả bên trong lẫn bên ngoài. Khung xương liên kết với các cơ để tạo hình cho cơ thể, khuôn mặt cũng được hình thành rõ nét hơn.
Các phần chi bắt đầu dài ra, hình thành ngón chân và ngón tay. Vì thai nhi vẫn còn ở trong thời kỳ phôi thai nên phần đuôi vẫn chưa biến mất hoàn toàn mà sẽ còn tồn tại trong tuần này.
Tuần thứ 8, thai nhi bằng quả mâm xôi.
Trong bộ não của thai nhi, các tế bào thần kinh được phân nhánh ra để kết nối với nhau, tạo thành con đường thần kinh nguyên thủy. Khi thai nhi được 8 tuần, giới tính đã được xác định, tuy nhiên các bộ phận sinh dục đang trong quá trình hình thành và chưa đủ phát triển để có thể nhìn thấy rõ nên nếu siêu âm thì chưa thể rõ giới tính mà phải xét nghiệm mới có thể biết chính xác. Đây cũng là tuần cuối cùng của thời kỳ phôi thai để bắt đầu thời kỳ tiếp theo, bào thai.
Kích thước thai nhi
Ở tuần này, em bé của bạn đã nặng khoảng 0,9g và có kích thước 1,6cm. Nếu so sánh, em bé thời gian này gần bằng quả mâm xôi.
Triệu chứng của mẹ
- Người mẹ sẽ có cảm giác nặng nề, đau nhức ngực vì lúc này các tiểu thùy sữa trong ngực đang bắt đầu hình thành.
- Cảm giác mệt mỏi, buồn nôn vẫn tiếp diễn.
- Có thể xuất hiện những cơn chuột rút khi mang thai do dây chằng ở bụng được kéo dài.
Ở tuần này, em bé của bạn đã nặng khoảng 0,9g
Video đang HOT
- Các vấn đề ở dạ dày như táo bón, đầy hơi, khó tiêu và ợ nóng xuất hiện.
- Những giấc mơ kỳ lạ xuất hiện là hoàn toàn bình thường trong thời gian này.
Việc bạn phải làm
- Đi khám thai ngay nếu bạn chưa có một cuộc thăm khám bác sĩ nào.
- Tham gia lớp học tiền sản.
Những điều tốt đẹp nên làm
- Uống nhiều nước
- Không mặc quần áo chật
- Bắt đầu nghe nhạc cho bà bầu.
Theo SKDS
Làm gì khi bé bị tim bẩm sinh?
Hiểu biết về khuyết tật tim bẩm sinh của trẻ sẽ giúp cha mẹ có được phương pháp chăm sóc và điều trị tốt nhất cho bé.
Trước đây chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh thường dựa vào lâm sàng, điện tâm đồ, phim X quang lồng ngực, thông tim chụp mạch và siêu âm tim một bình diện. Sự ra đời của siêu âm hai bình diện, siêu âm ba bình diện và siêu âm Doppler màu đã hỗ trợ rất nhiều chẩn đoán cũng như theo dõi trước, trong và sau phẫu thuật. Ngày nay hầu hết các bệnh tim bẩm sinh được chẩn đoán xác định và chỉ định phẫu thuật bằng siêu âm hai bình diện và siêu âm Doppler màu mà không cần làm thông tim chụp mạch.
Hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt nam có thể chẩn đoán sớm bằng siêu âm một số dị tật tim bẩm sinh ngay trong thời gian mang thai. Tuy nhiên mức độ chính xác còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là trình độ và kinh nghiệm của người làm siêu âm.
Có thể chẩn đoán sớm bằng siêu âm một số dị tật tim bẩm sinh ngay trong thời gian mang thai
Chính vì vậy siêu âm xác định dị tật tim bẩm sinh sớm trong thời gian mang thai chỉ được làm trong một sốtrường hợp nghi ngờ trên những bà mẹ có nguy cơ (ví dụ: mang thai khi cao tuổi, cúm hay sốt do virut trong 3 tháng đầu mang thai...).
Để có kết luận cuối cùng cần phối hợp thêm với một số phương pháp chẩn đoán khác, ví dụ như: xét nghiệm nước ối, xét nghiệm máu.
Hiện nay, những tiến bộ của gây mê hồi sức và tuần hoàn ngoài cơ thể đã giúp cho phẫu thuật tim đạt được những thành công đáng kể và có thể phẫu thuật những trường hợp phức tạp ngay trong tuần đầu sau khi sinh. Cha mẹ không nên lo lắng quá về tình trạng của bé, thay vì thế hãy tìm hiểu về căn bệnh này và tìm phương pháp chăm sóc và điều trị hiệu quả nhất cho bé.
Các bệnh tim bẩm sinh thường gặp
Tật bẩm sinh chung: vị trí tim bất thường, block nhĩ thất hoàn toàn...
Tim bẩm sinh không tím, không có luồng thông (shunt): hẹp tĩnh mạch phổi, tim ba buồng, hẹp eo động mạch chủ, hẹp động mạch phổi...
Tim bẩm sinh không tím, có luồng thông: thông liên nhĩ, thông liên thất, dò động mạch vành, còn ống động mạch, vỡ phình xoang Valsalva...
Tim bẩm sinh tím: tứ chứng Fallot, thân chung động mạch, dò động - tĩnh mạch phổi, bệnh Ebstein...
Triệu chứng
Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh thường bú hoặc ăn kém, khi bú dễ bị mệt, có khi phải dừng lại để thở, chậm phát triển thể chất, thường xuyên viêm phế quản phổi. Một số trường hợp không có biểu hiện gì, chỉ tình cờ phát hiện khi khám sức khỏe.
Trường hợp trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh có tím sẽ thấy môi hay đầu ngón tay, ngón chân tím với các mức độ khác nhau. Một số trường hợp tím chỉ xuất hiện rõ khi trẻ có nhứng hoạt động gắng sức như bú, khóc hoặc thậm chí khí trẻ chạy chơi với các bạn.
Dấu hiệu thường gặp nhất khi khám là nghe thấy tiếng thổi bất thường tại tim. Bên cạnh đó sẽ có nhứng dấu hiệu bất thường khác đối với nhịp tim, huyết áp, điện tâm đồ, hình ảnh X quang tim phổi...
Siêu âm tim cho thấy hình ảnh các bất thường trong cấu trúc tim.
Đâu là nguyên nhân?
Bất thường nhiễm sắc thể số 13, 18, 21... Những bất thường này không di truyền mà chỉ xảy ra ở một thế hệ.
Do di truyền trong gia đình, những dị tật này xảy ra trong nhiều thế hệ. Nguyên nhân này chiếm khoảng 3% các trường hợp.
Môi trường sống tác động lên bà mẹ trong quá trình mang thai như tia phóng xạ, hóa chất, rượu, thuốc an thần, thuốc nội tiết hoặc một số bệnh do virut (quai bị, rubeole, herpes...)
Mẹ mắc phải một số bệnh như đái đường, lupus ban đỏ...
Làm gì khi bé bị tim bẩm sinh?
Trước hết trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh cần được chăm sóc như những trẻ bình thường, ví dụ: chế độ dinh dưỡng, tiêm chủng...
Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh vẫn có thể có các hoạt động thể lực, tuy nhiên cần phù hợp với từng loại bệnh, từng mức độ nặng nhẹ của bệnh. Tốt nhất cần tuân theo những hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa tim mạch.
Cần hết sức cẩn thận với những nhiễm khuẩn tưởng như đơn giản, ví dụ như sâu răng, viêm tai mũi họng... đặc biệt trong những trường hợp mắc bệnh tim bẩm sinh có luồng thông vì sẽ có nguy cơ vi khuẩn vào máu gây viêm nội tâm mạc và tạo thành những cục sùi bên trong tim.
Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh vẫn có thể có các hoạt động thể lực
Những phương pháp điều trị bệnh tim bẩm sinh bao gồm: nội khoa (dùng thuốc), nội khoa can thiệp (bít dù, nong van), phẫu thuật tạm thời (cầu nối chủ phổi, chuyển hướng dòng máu...) và phẫu thuật triệt để (cắt ống động mạch, vá lỗ thông, sửa toàn bộ tứ chứng Fallot...). Tùy từng trường hợp cụ thể sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Nguyên tắc chung như sau:
Nếu trẻ chưa có các triệu chứng lâm sàng hoặc có nhưng mới chỉ ở mức độ nhẹ (chỉ xuất hiện triệu chứng khi gắng sức) cần điều trị nội khoa kết hợp với theo dõi định kỳ để xác định thời điểm phẫu thuật nếu cần thiết.
Nếu trẻ có triệu chứng lâm sàng thường xuyên hoặc mức độ nặng cần khám bác sĩ chuyên khoa để có lời khuyên và cách điều trị cụ thể tránh trường hợp để quá muộn.
Một số bệnh cần chẩn đoán sớm và phẫu thuật càng sớm càng tốt, ví dụ: chuyển vị đại động mạch, thân chung động mạch... Tuy nhiên không phải cơ sở ngoại khoa tim mạch nào cũng có thể thực hiện được loại phẫu thuật này vì rất phức tạp đòi hỏi trang thiết bị đồng bộ và phải có kinh nghiệm.
Nói chung nên phẫu thuật trước khi trẻ đi học để không làm ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ.
Theo SKDS
Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh Bệnh tim bẩm sinh là dị tật của buồng tim, van tim, vách tim các mạch máu lớn, xảy ra trong bào thai. Tần suất 8/1.000 trẻ ra đời còn sống. Môi trường sống tác động rất nhiều lên việc hình thành bệnh tim bẩm sinh. Bệnh có thể là hậu quả của các yếu tố môi trường độc hại ảnh hưởng lên...