Sổ tay cho mẹ: Những điều cần biết khi mang thai lần đầu
Với mỗi bất cứ một người phụ nữ thiên chức làm mẹ luôn cao quý, đặc biệt khi được đón nhận tin vui lên chức vô cùng hạnh phúc, vui sướng bên cạnh đó là những câu hỏi băn khoăn nên làm gì để giúp thai nhi khỏe mạnh,
Cần thay đổi chế độ ăn uống ra sao? Chuẩn bị mang thai nên uống thuốc bổ gì để tốt cho thai nhi? Tiêm phòng trước khi mang thai là những điều mẹ cần biết khi mang thai lần đầu.
Cùng “truy tìm” lời giải đáp cho việc bà bầu tắm tối có ảnh hưởng gì không?Bà bầu làm việc nặng có ảnh hưởng gì không?5 Kinh nghiệm khuyên bạn nhận biết dấu hiệu sắp sinh trước 1 -2 tuần
Mang thai lần đầuSổ tay cho các mẹ về những điều cần biết khi mang thai lần đầu
1. Biểu hiện mang thai lần đầu
Phụ nữ mang thai tuần đầu và mang thai những tháng đầu tiên đều cảm thấy ngực sưng, đau, ngứa ngáy, và nặng nề. Ở thời điểm đầu của thai kì, nhũ hoa rất nhạy cảm và dường như không chịu được va chạm. Lúc nãy, một số thay đổi ở núi đôi bạn có thể dễ dàng quan sát thấy như: tĩnh mạch ở ngực giãn nở ra, quầng vú cũng sẫm màu hơn.
Ra kinh
Khác với một số suy nghĩ chị em cho rằng khi phát hiện mình mang thai thì việc không xuất hiện kinh nguyệt là không thể, việc ra máu kinh vào giai đoạn đầu của thai kỳ thì đây là hiện tượng rất bình thường, không có gì đáng lo ngại.
Ở giai đoạn đầu tiên của thai kỳ, tử cung thường to lên và bị co thắt là do nó bị căng, có sự gia tăng của các hormone. Lưu ý, bên cạnh đó hãy theo dõi có thể các cơn đau sẽ kèm theo xuất huyết âm đạo.
Dịch nhầy âm đạo tiết ra nhiều
Một trong những phản ứng sinh lý sớm nhất đó là sự gia tăng chất nhầy từ âm đạo. Đầy là một cơ chế bảo vệ tự động của cơ thể để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nếu dịch tiết ra có mùi bất thường, quá nhiều hoặc gây ngứa còn lại đều không có gì đáng lo ngại.
Một số phụ nữ có thể bị nấm âm đạo từ giai đoạn đầu thai kỳ do sự thay đổi độ Ph và hệ khuẩn trong màng âm đạo.
Đi tiểu thường xuyên
Việc thay đổi múi giờ sinh hoạt đi tiểu, chu kỳ đi nhiều hơn. Nguyên nhân, được cho là thể tích tử cung tăng lên, đồng thời chức năng thận cũng tăng lên gây tiểu nhiều.
Video đang HOT
Lưu ý, có một số hiện tượng đi tiểu bạn cảm thấy nóng và bỏng rát, hoặc có máu bạn nên đến gặp bác sỹ để khám và có những tư vấn phù hợp.
Thay đổi vị giác và khứu giác
Vị giác và khứu giác là hai cơ quan dễ bị tác động khi có thai lần đầu, nó khiến các bạn cảm thấy với mùi vị thức ăn quen thuộc, và không thể chịu được một số mùi khó chịu như thuốc lá…Cảm giác khó chịu này có thể kéo dài toàn bộ chu kỳ hoặc có thể 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
Trễ kinh
Là dấu hiệu nhận biết có thai quan trọng mà không những bản thân mà các bác sỹ sẽ kiểm tra đầu tiên, và tiến hành xác định chuẩn bằng máy móc.
2. Mang thai lần đầu và những điều cần biết
Tiêm phòng trước và trong khi mang thai
Để có một thai kỳ khỏe mạnh và đồng thời em bé sinh ra không có những sự cố đáng tiếc thì mẹ cần tiêm phòng một số mũi để đảm bảo sức khỏe và phòng trừ các vi khuẩn gây hại trong quá trình mang thai. Đồng thời, mang thai lần đầu nên các mẹ cần chú ý lịch tiêm phòng và thực hiện nghiêm ngặt đúng lịch trình:
Tiêm phòng trước khi mang thai:
Rubella: Tốt nhất là 6 tháng trước khi mang bầu
Thủy đậu: muộn nhất là 2 tháng trước khi mang bầu
Cúm: phụ nữ có thể tiêm phòng cúm vào mọi thời điểm trước khi mang thai
Viêm gan B: có thể tiêm trước hoặc trong khi mang bầu đều được
Trong khi mang thai:
Uốn ván: mũi đầu từ tuần 22 trở đi, mũi 2 tiêm nhắc lại cách 1 tháng
Cúm: Nếu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ trùng hợp với mùa cúm (từ tháng 10 cho đến hết tháng 2 của năm)
Khám thai định kỳ
Cần kiểm tra thai kỳ định kỳ để biết được chính xác sức khỏe và cũng như em bé có khỏe mạnh không? Cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng gì? và uống thuốc bổ gì cho cơ thể
Các bác sĩ khuyên thai phụ nên khám thai định kỳ khoảng 15 lần bao gồm:
Lần đầu là lúc sau khi mất kinh hay trễ kinh
Từ lúc mới biết tin mang thai cho đến tuần 28: khám thai 4 tuần/lần
Từ tuần 29 – tuần 36 của thai kỳ: khám thai 2 tuần/lần
Từ tuần 37 trở đi: khám thai 1 tuần/lân
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ mang thai lần đầu
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn của bà mẹ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm:
Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…
Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…
Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.
Trong giai đoạn đầu, bạn chưa cần phải ăn uống tẩm bố quá nhiều mà chỉ cần đủ mức dinh dưỡng thông thường cộng với nâng cao các vi chất cho cơ thể.
Những điều cần tránh khi mang thai lần đầu
Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn không nên tiếp xúc với bức xạ nhiệt và các chất độc hại. Sự gia tăng nhiệt độ cơ thể khi mang thai, nhuộm tóc, sơn móng tay, móng chân có thể gây dị tật bẩm sinhKhông nên chạy nhảy, xoay người, gập người quá mạnh hoặc tập luyện thể thao quá sức. Không nên leo trèo, hay mang vác đồ nặng, làm nặng.Không nên tự ý dùng thuốc bữa bãi, khi cần sử dụng loại thuốc nào cần có hướng dẫn hay kê đơn từ bác sỹ thăm khám
.Chú ý đến tư thế ngồi: không nên ngồi xổm, ngồi trùng lưng, thõng vai, bắt chéo chân, và không nên cúi lưng khi ngồi.Mẹ bầu cần kiêng đứng quá lâu, hoặc đứng lên ngồi xuống đột ngột. Việc đứng quá lâu có thể làm mẹ bầu bị mệt hoặc sảy thai.Hạn chế sử dụng nước lạnh để tắm và gội, cũng không nên sử dụng nước quá nóng vì việc tăng nhiệt độ đột ngột trong cơ thể có thể khiến thai nhi bị dị tật.Mẹ bầu nên tránh ăn những thực phẩm không tốt cho cơ thể như thực phẩm tái sống, thực phẩm đóng hộp, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chưa tiệt trùng hoặc các thực phẩm gây co bóp tử cung dẫn đến sảy thai như: dứa, đu đủ xanh, rau răm, rau ngót, rau sam, ngải cứu, nước dừaNói không với các loai nước uống có chất kích thích hoặc đồ uống có cồn.
Bài viết ở trên, củng cố tất cả các kiến thức dành cho mẹ lần đầu mang thai, những dấu hiệu nhận biết có thai đồng thời cũng đưa ra một sổ tay nhỏ kiến thức giúp mẹ những điều cần biết khi mang thai lần đầu, cũng có thêm những điều cần tránh. Bởi mang thai lần đầu vô cùng quan trọng, lần đầu làm mẹ và hạnh phúc được làm mẹ.
Theo Viknews
Sự cần thiết tầm soát, chẩn đoán trước sinh
Mỗi năm, ước tính, nước ta có hơn 1 triệu em bé được sinh ra. Tuy nhiên, trong số đó lại có khoảng 22-23 nghìn trẻ mắc các dị tật bẩm sinh khác nhau.
Nguyên nhân chính dẫn tới hậu quả này là do việc tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh, sơ sinh còn thấp. Việc sàng lọc trước sinh như: khám định kỳ, siêu âm, xét nghiệm trong thời kỳ mang thai) giúp các cặp vợ chồng biết chính xác 80 - 90% thai nhi của mình khỏe mạnh hay có những dị tật bất thường.
Tỷ lệ sàng lọc trước sinh và sơ sinh còn thấp
Tính đến tháng 9 năm 2017, trung bình trên cả nước, tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc mới đạt 20% và tỷ lệ trẻ em sơ sinh được sàng lọc đạt 40%, có địa phương, tỷ lệ này chỉ 10-20%. Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, nguyên nhân khiến tỷ lệ sàng lọc trước sinh và sơ sinh còn thấp là do nhận thức của người dân về vấn đề này còn hạn chế, nhất là ở những nơi điều kiện sống còn khó khăn. Bên cạnh đó, kỹ năng tuyên truyền, tư vấn của cán bộ dân số, cộng tác viên dân số còn hạn chế nên người dân chưa được biết đến chương trình này. Trình độ của bác sĩ, đặc biệt ở tuyến dưới chưa thực hiện được công tác sàng lọc.
Việc triển khai lấy mẫu máu gót chân trẻ sau khi sinh tại các cơ sở y tế để phát hiện dị tật thường không nhận được sự ủng hộ của các bà mẹ vì cho rằng trẻ mới sinh còn non yếu, nếu bị lấy máu sẽ rất đau. Trong khi đó, những đứa trẻ sinh ra không may bị dị tật hoặc thiểu năng trí tuệ không chỉ là sự thiệt thòi, nỗi đau cho trẻ mà còn là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội.
Sàng lọc trước sinh (khám thai định kỳ, siêu âm, làm các xét nghiệm) giúp phát hiện sớm dị tật thai nhi chính xác tới 90%.
Hiện nay, bên cạnh việc triển khai mô hình tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đang triển khai Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh để giúp các bà mẹ sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh cả về thể chất, trí tuệ. Đến nay, Đề án đã được triển khai ở 63 tỉnh, thành trên cả nước, tuy nhiên, vì ngân sách còn ít nên mới chỉ chọn mỗi tỉnh một số huyện và thực hiện một số xã ở những huyện được chọn. Các bệnh sàng lọc ở trẻ sơ sinh được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước mới chỉ có 2 mặt bệnh hiện có tần suất mắc cao trong cộng đồng, có khả năng điều trị được, đó là thiếu men G6PD và suy giáp trạng bẩm sinh. Trong khi đó, một số quốc gia trên thế giới đã triển khai sàng lọc từ 30 - 50 bệnh. Hiện nay, một số bệnh viện lớn sàng lọc thêm các bệnh khác như bệnh tim, khiếm thính, rối loạn chuyển hóa, tan máu bẩm sinh... nhưng người dân phải tự nguyện chi trả.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc sàng lọc trước sinh - các bà mẹ khám định kỳ, siêu âm, xét nghiệm trong thời kỳ mang thai sẽ giúp các cặp vợ chồng biết chính xác 80-90% thai nhi của mình khỏe mạnh hay có vấn đề gì bất thường. Hiện nay, việc sàng lọc trước sinh giúp nhận biết được rất sớm sự khuyết tật về mặt hình thể của thai nhi như não úng thủy, thoát vị cơ hoành, thoát vị rốn, dị dạng ở tay, chân, thai vô sọ, khuyết tật ống thần kinh, khuyết tật về tim... Người mẹ sẽ được tư vấn và có thể lựa chọn đình chỉ thai nghén những trường hợp vì những lý do không thể nuôi được, ví dụ thai vô sọ, đứa trẻ sẽ không thể sống nổi sau sinh; hoặc có thể tư vấn để điều trị một số bệnh tật cho thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.
Mở rộng các bệnh được sàng lọc vào danh mục bảo hiểm y tế
BS. Vũ Chí Dũng, Giám đốc Trung tâm Sàng lọc sơ sinh và Quản lý bệnh hiếm (Bệnh viện Nhi Trung ương) chia sẻ: Một giọt máu thấm khô có thể sàng lọc sơ sinh trên 50 bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh cùng một lúc. Đây là cách hiệu quả nhất để phát hiện bệnh ở trẻ khi chưa có biểu hiện bệnh.
Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho biết, trong thời gian tới, chương trình sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh sẽ tiến tới mở rộng phạm vi các loại bệnh được đưa vào danh mục thanh toán của bảo hiểm y tế để tăng cơ hội tiếp cận cho người dân. Đồng thời, người dân cần nhận thức rằng, việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh - sơ sinh không chỉ là chuyện cá nhân của mỗi gia đình mà chính là bước đi lâu dài của ngành dân số nói riêng và cả xã hội nói chung vì mục tiêu cải thiện, nâng cao chất lượng dân số Việt Nam.
Trong Dự thảo chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đang đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy hoạch, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh. Trong đó, tập trung đầu tư phát triển và nâng cao năng lực các trung tâm sàng lọc khu vực để thực hiện nhiệm vụ tuyến cuối về kỹ thuật và hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới. Đầu tư phát triển các đơn nguyên tầm soát bệnh, tật trước sinh, sơ sinh ở một số khoa sản bệnh viện đa khoa, sản nhi, mở rộng phạm vi bao phủ các dịch vụ này trên địa bàn cả nước.
Các chuyên gia trong lĩnh vực y tế, dân số cho rằng: Để người dân hiểu rõ về vai trò và hiệu quả tích cực của việc sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, các cơ sở y tế cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đồng thời, nâng cao năng lực cho cán bộ y tế, dân số đủ đáp ứng yêu cầu về tư vấn và kỹ thuật, tiến tới mọi người dân được tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh.
Minh Phong
Theo suckhoedoisong
Vĩnh viễn mất khả năng làm mẹ vì tự ý làm điều này tại nhà Rất nhiều sản phụ chưa quan tâm đến khám thai định kỳ và vẫn sinh con ở nhà dẫn đến nguy cơ băng huyết, nhiễm trùng, mất khả năng làm mẹ, thậm chí nguy hiểm tính mạng cả mẹ lẫn con. Mới đây, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi đã cấp cứu, truyền 28 đơn vị máu và tiểu cầu, cắt bỏ tử...