So sánh ổ cứng HDD – SSD: Ưu, nhược điểm của từng loại và cách sử dụng
Hiện nay, máy tính thường được trang bị ổ cứng HDD hoặc SSD (đôi khi là cả hai). Nếu chưa biết nhiều về 2 tiêu chuẩn này, mời bạn tham khảo bài viết nêu khái quát về đặc điểm của từng loại do trang Pocket-lint thực hiện để lựa chọn chiếc ổ cứng phù hợp với nhu cầu và điều kiện tài chính.
Những thông tin cơ bản
HDD: Hard Disk Drive – Ổ đĩa cứng.SSD: Solid-State Drive – Ổ cứng thể rắn.
“Thể rắn” (Solid-State) là thuật ngữ quan trọng trong SSD: Ổ đĩa dạng này được tạo từ bộ nhớ flash cố định không có bộ phận chuyển động. Việc truy cập dữ liệu được điều khiển bởi một bộ xử lý tích hợp bên trong ổ đĩa.
Trong khi đó, HDD – ổ đĩa cứng truyền thống sử dụng các đầu đĩa tròn quay nhanh và đầu đọc – ghi di chuyển qua chúng để quét tìm dữ liệu. Vì vậy, bạn có thể nghe thấy tiếng ổ đĩa quay trong quá trình sử dụng máy tính.
Tốc độ và hiệu suất
Tốc độ là điểm mạnh của ổ SSD. Nó có thể nhanh gấp đôi HDD. Vì dữ liệu cần được ghi vào đĩa và ghi từ đĩa liên tục nên dù đang mở ứng dụng, làm video, lướt web hay nghe nhạc, bạn sẽ thấy mọi thứ diễn ra nhanh hơn với ổ SSD.
Video đang HOT
Tốc độ của máy tính dùng ổ SSD (trái) nhanh hơn rất nhiều so với máy dùng ổ HDD (phải)
Bên cạnh đó, vì thời gian khởi động sẽ nhanh hơn nếu dùng ổ SSD, một số máy tính sử dụng ổ SSD dung lượng thấp để cài đặt hệ điều hành cùng ổ HDD dung lượng lớn hơn để lưu trữ.
Nếu bạn cần tốc độ nhanh nhất cho máy tính mà không e ngại chi phí cao, bạn phải lựa chọn SSD (tất nhiên là đi kèm những phần cứng khác như RAM hay vi xử lý tương xứng, vì ổ cứng không một mình làm nên tất cả).
Những yếu tố khác
Vì không có bộ phận chuyển động, ổ SSD bền hơn ổ HDD trong trường hợp bạn vô tình làm rơi laptop. Chúng có xu hướng hoạt động lâu hơn dù số lượng chu kỳ đọc / ghi vẫn là hữu hạn (các chu kỳ thường kéo dài trong nhiều năm nên bạn không phải quá lo lắng).
Mặt khác, ổ SSD nhỏ gọn hơn, tạo điều kiện thuận lợi để nhà sản xuất làm mỏng thiết bị. Chúng cũng tiêu hao năng lượng ít hơn, qua đó kéo dài thời lượng pin.
Khi ổ SSD có nhiều ưu điểm như vậy, tại sao ổ HDD vẫn còn hiện diện? Có 2 nguyên nhân để giải thích: Dung lượng lưu trữ và giá cả. Trước tiên, bạn dễ dàng tìm thấy nhiều ổ HDD có bộ nhớ lên đến 4 TB (và cao hơn) nhưng sẽ rất khó khăn để bạn tìm thấy một ổ SSD có thông số tương tự. HDD là sự lựa chọn tốt cho máy tính để bàn hay ổ cứng gắn ngoài cần nhiều dung lượng lưu trữ.
Kế đến, với cùng một mức dung lượng, ổ SSD có giá cao hơn. Vì vậy, sử dụng ổ HDD giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ.
Kết: Tương lai thuộc về SSD
Chắc chắn, SSD là công nghệ cao cấp của thời nay. Nó nhanh hơn, đáng tin cậy hơn, sử dụng ít năng lượng hơn. Hầu hết máy tính hiện đại, đắt tiền đều được hoàn thiện với ổ SSD hoặc ít nhất một vài công nghệ liên quan đến SSD ở bên trong.
Một số máy tính còn sử dụng ổ ứng lai (SSHD – kết hợp giữa SSD và HDD) để có sự cân bằng giữa tối ưu chi phí và cải thiện hiệu suất: Một phần nhỏ SSD cho những dữ liệu quan trọng nhất hoặc truy cập thường xuyên, phần còn lại để vào HDD. Số khác trang bị cả ổ SSD dung lượng thấp để cài hệ điều hành lẫn ổ HDD dung lượng cao phục vụ lưu trữ.
HDD là sự lựa chọn thích hợp nếu bạn cần dung lượng lưu trữ lớn nhất với giá rẻ nhất, không đặt nặng tốc độ. Tuy nhiên, SSD sẽ là tương lai của máy tính trong những năm tới, khi giá của chúng tiếp tục giảm mà tuổi thọ lại tăng lên.
Theo Tri Thuc Tre
Intel Optane - lựa chọn giá rẻ hơn SSD cho laptop
Bộ nhớ đệm Intel Optane giúp máy tính tăng tốc độ đọc dữ liệu, giảm thời gian mở ứng dụng nhưng giá thành rẻ hơn dùng ổ SSD.
Intel Optane sẽ giúp người dùng cân đối hiệu năng và chi phí hơn so với SSD.
Trong khi ổ cứng thể rắn SSD vẫn khá đắt và dung lượng ít, ổ cứng HDD thường với dung lượng lưu trữ cao vẫn là lựa chọn phổ biến cho các mẫu laptop tầm trung. Tuy nhiên, nhược điểm của dòng ổ HDD là tốc độ đọc/ghi dữ liệu chậm khiến máy khởi động lâu và mở ứng dụng cũng tốn nhiều thời gian. Đây là lý do Intel nghiên cứu công nghệ mới là bộ nhớ đệm Intel Optane giúp tăng hiệu suất với giá thành rẻ.
Intel Optane thực chất là một dòng sản phẩm lưu trữ SSD của Intel nhưng sử dụng cùng công nghệ 3D Xpoint do chính Intel và Micron cùng phát triển. 3D XPoint sử dụng các chip nhớ với tốc độ cao nhưng vẫn lưu lại được dữ liệu thay vì bị mất đi khi tắt nguồn giống bộ nhớ RAM.
Optane sẽ sử dụng các chip nhớ với dung lượng nhỏ khoảng 16 và 32 GB đồng hành cùng ổ cứng truyền thống để cắt giảm chi phí. Một trong các mẫu laptop đầu tiên trang bị công nghệ này có thể kể đến là Dell Insprion 15 5570.
Với những mẫu máy tính như Dell, nhà sản xuất sẽ đi kèm một bộ lưu trữ Intel Optane SSD 16 GB được lắp vào bo mạch chủ. Hệ thống sẽ hoạt động khi có thêm phần mềm Intel Optane Memory. Theo nhà sản xuất, khi kích hoạt, bộ nhớ đệm Optane sẽ giúp ổ cứng HDD sẵn trong máy có tốc độ đọc lên tới một GB/giây. Tuy nhiên, nhược điểm là không thể tối ưu được tốc độ ghi dữ liệu. Intel Optane chỉ có thể giúp tăng tốc độ mở ứng dụng hoặc thời gian khởi động nhưng sao chép dữ liệu vào ổ HDD gốc, tốc độ vẫn chậm như cũ.
Các mẫu máy sử dụng Intel Optane như Dell Insprion 15 5570 sẽ có thời gian khởi động nhanh không kém các máy dùng ổ SSD.
Người dùng cũng có thể sử dụng Intel Optane như một ổ cứng độc lập để cài hệ điều hành Windows. Tuy nhiên, dung lượng thấp sẽ khiến việc cài thêm ứng dụng gặp nhiều khó khăn, thậm chí phải cài sang ổ HDD thường, kém hiệu quả sử dụng. Intel Optane được giới thiệu vào đầu năm ngoái và hiện chỉ tương thích với các máy chạy chip xử lý nền tảng Kaby Lake hoặc mới hơn là Coffe Lake của Intel.
Intel Optane hướng đến các mẫu laptop có giá thành tầm trung và thay thế máy để bàn kiểu như Insprion 15 5570 của Dell. Người dùng sẽ có mức hiệu năng tốt hơn so với dùng HDD truyền thống nhưng giá bán không bị chênh nhiều.
Tuấn Hưng
Theo VNE
Silicon Power Armor A75: ổ cứng di động siêu mỏng với khả năng chống va đập Silicon Power (SP) mới đây đã ra đem đến thị trường Việt ổ cứng di động Armor A75 với dung lượng 1TB và giao tiếp qua USB 3.0. Ổ cứng Silicon Power Armor A75 được thiết kế với lớp vỏ ngoài bằng nhôm nguyên khối, lớp vỏ này được kết nối với nhau nhờ 4 ốc vít tại 4 góc của sản phẩm....