So sánh Honda City và tân binh Nissan Almera ở tầm giá 600 triệu đồng
Nissan Almera và Honda City là hai mẫu sedan hạng B phù hợp phục vụ gia đình với thiết kế hiện đại, không gian rộng và nhiều trang bị.
Thuộc khoảng giá dễ tiếp cận, vì vậy sedan hạng B luôn là một trong những nhóm xe có doanh số cao nhất. Đồng thời, các nhà sản xuất cũng chú trọng, đầu tư cho sản phẩm thuộc phân khúc này.
Vừa qua, Nissan trở lại nhóm sedan hạng B với Almera, từng được biết đến với tên gọi Sunny tại thị trường Việt Nam. Trong đó, phiên bản Almera CVT Cao cấp hướng tới khách hàng mua xe phục vụ gia đình với không gian rộng và nhiều tính năng an toàn hiện đại.
Trong khoảng giá trên dưới 579 triệu đồng của Nissan Almera CVT Cao cấp, Honda City RS (599 triệu đồng) cũng là phương án phù hợp cho gia đình nhờ ưu điểm về không gian sử dụng, khả năng vận hành và thương hiệu phổ biến.
Kiểu dáng Nissan Almera mới lạ, Honda City RS lịch sự
Ởthế hệ trước, Nissan Sunny từng trải qua quãng thời gian dài ế khách trước khi bị dừng bán. Một trong những nguyên nhân chính khiến Sunny thất bại là thiết kế đơn giản, lỗi thời.
Bước sang thế hệ mới, Nissan Almera có nội/ngoại thất khác biệt lớn đời cũ, với diện mạo trẻ trung, hiện đại hơn đáng kể.
Trên phiên bản Almera CVT Cao cấp, hệ thống đèn LED, các cột A, B, C và một phần gương chiếu hậu sơn đen, cùng lưới tản nhiệt V-Motion giúp tạo điểm nhấn ở ngoại thất, thay thế mẫu xe Sunny đời trước với thiết kế có phần nhạt nhòa.
Bước sang thế hệ mới, Honda City mang ngoại hình trung tính và thiên về hướng sedan truyền thống, với kiểu dáng 3-box, phân chia rõ ràng đầu, thân và đuôi xe.
Phiên bản City RS có một số trang bị ngoại thất được bổ sung và sơn đen bóng, giúp xe thể thao và hầm hố hơn. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, Honda City 2021 vẫn là mẫu sedan mang thiết kế lịch lãm, cơ bản và phù hợp với nhiều nhóm đối tượng khách hàng.
Video đang HOT
Honda City RS cũng được trang bị hệ thống đèn LED và dùng la-zăng kích cỡ 16 inch lớn hơn loại 15 inch của Almera.
Chiều dài x rộng x cao tương ứng 4.553 x 1.748 x 1.467 mm của Honda City nhỉnh hơn đôi chút mức 4.495 x 1.740 x 1.460 mm của Nissan Almera. Xét rộng mặt bằng chung sedan hạng B, City và Almera là các xe có kích cỡ lớn nhất.
Nhìn chung, ở thời điểm hiện tại, Nissan Almera có kiểu dáng mới lạ hơn Honda City – vốn không thay đổi quá nhiều qua mỗi thế hệ và đã là dòng xe quen thuộc ở Việt Nam.
Hai xe đều thiếu một số trang bị phổ biến trong phân khúc
Nội thất của Nissan Almera là bước tiến lớn từ thế hệ Sunny cũ. Dù vẫn có thiết kế đơn giản, truyền thống, những chi tiết như vô-lăng đáy phẳng, bảng đồng hồ tích hợp màn hình kỹ thuật số 7 inch giúp cabin của Almera không còn lỗi thời so với mặt bằng chung phân khúc.
Honda City RS có thiết kế nội thất bắt mắt hơn Nissan Almera nhờ tone đen chủ đạo đi kèm nhiều chi tiết trang trí màu đỏ tương phản. Ngoài ra, cửa gió táp-lô, màn hình giải trí và cụm núm xoay chỉnh điều hòa của City RS cũng được tạo hình có điểm nhấn hơn.
Có mức giá thuộc dạng đắt nhất phân khúc, tuy nhiên Honda City RS và Nissan Almera CVT Cao cấp đều thiếu hụt một số option phổ biến trên bản cao của hầu hết sedan hạng B.
Nissan Almera có vô-lăng D-cut bọc da, tích hợp nút điều khiển/ra lệnh giọng nói, điều hòa tự động, màn hình trung tâm 8 inch hỗ trợ Apple CarPlay, chìa khóa thông minh, khởi động nút bấm và camera 360 độ – trang bị hiếm gặp trong phân khúc.
Tuy nhiên, mẫu xe này lại không có cửa gió hàng ghế sau, cruise control và chỉ dùng ghế nỉ.
Honda City RS có cửa gió hàng ghế sau, cruise control, chế độ lái tiết kiệm/thể thao, khởi động nút bấm, lẫy chuyển số trên vô-lăng, tính năng nổ máy từ xa, điều hòa tự động, màn hình 8 inch. Dù vậy, xe cũng chỉ dùng ghế da pha nỉ và không có cảm biến lùi.
Honda City có nội thất rộng, hàng ghế thứ hai đủ thoải mái với vóc dáng trung bình của người Việt. Với chiều dài cơ sở tốt hơn City 20 mm và đạt 2.620 mm, Almera rộng rãi không kém, đặc biệt ở hàng ghế sau.
Nissan Almera có nhiều tính năng an toàn hơn
Honda City sử dụng động cơ 1.5L, công suất 119 mã lực, mô-men xoắn 145 Nm, hộp số CVT và hệ dẫn động cầu trước – thuộc dạng mạnh nhất nhóm sedan hạng B.
Trong khi đó, Nissan Almera là mẫu sedan duy nhất trong phân khúc được trang bị động cơ tăng áp. Phiên bản Almera CVT Cao cấp dùng động cơ 1.0L, công suất 98 mã lực, mô-men xoắn 152 Nm.
Almera nhỉnh hơn City về sức kéo, tuy nhiên City lại mạnh hơn Almera 21 mã lực khi xét đến công suất – mức chênh lệch tương đối đáng kể. Nhìn chung, hai xe đều đáp ứng tốt nhu cầu đi lại hàng ngày của gia đình.
Về mặt an toàn, Nissan Almera CVT chiếm ưu thế với hệ thống cân bằng điện tử, kiểm soát lực kéo, hỗ trợ khởi hành ngang dốc, phát hiện vật thể di chuyển, cảnh báo điểm mù/phương tiện cắt ngang phía sau.
Honda City RS có ít hệ thống an toàn hơn, gồm cân bằng điện tử, hỗ trợ khởi hành ngang dốc và camera lùi.
Kết luận
Với giá bán cao, Nissan Almera CVT Cao cấp và Honda City RS đều là lựa chọn kén khách tại phân khúc. Tuy nhiên, với người dùng mua sedan hạng B phục vụ cá nhân và gia đình, đây lại là những phương án ít “đụng hàng” về mẫu mã và đều có không gian rộng rãi.
Nissan Almera được trang bị nhiều tính năng an toàn, động cơ tiết kiệm nhiên liệu và có giá thấp hơn City đôi chút. Trong khi đó, Honda City chiếm ưu thế về thương hiệu, tính thanh khoản, khả năng vận hành và một số tiện nghi nội thất.
Các doanh nghiệp tồn kho bao nhiêu ô tô?
Lượng tồn kho tháng 7 vọt lên gấp ba lần so với tháng 6, chứng tỏ thị trường ô tô đang gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh đại dịch còn phức tạp.
Theo số liệu tổng hợp của Bộ Công thương, sản lượng sản xuất lắp ráp ô tô của Việt Nam tháng 6 năm nay đạt 27,5 nghìn xe, tháng 7 đạt 26,2 nghìn xe ô tô các loại.
Theo Tổng cục Hải quan, số lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu tháng 6 đạt 12 nghìn chiếc (trị giá 285 triệu USD), tháng 7 lượng nhập khẩu lên 17 nghìn chiếc (trị giá 332 triệu USD).
Xe nhập khẩu chờ thông quan tại cảng Tân Vũ (Hải Phòng)
Căn cứ số liệu của các cơ quan này, tổng sản lượng xe ô tô của Việt Nam - gồm nhập khẩu và lắp ráp (CBU CKD) của Việt Nam lần lượt là 39,5 nghìn xe (tháng 6) và 43,2 nghìn xe (tháng 7).
Về doanh số tiêu thụ hàng tháng, hiện được công bố định kỳ bởi 3 nhóm nhà sản xuất ô tô lớn nhất tại Việt Nam, gồm VAMA, VinFast và TC Motor, trong các báo cáo riêng rẽ như bảng dưới.
Dữ liệu của VAMA tổng hợp từ gần 20 thành viên của hiệp hội, bao gồm những "ông lớn" như Thaco, Toyota, Honda, Ford, Nissan, Mitsubishi, Isuzu...
So sánh số liệu sản xuất và nhập khẩu (CKD CBU) với doanh số tiêu thụ của bảng trên, có thể thấy lượng tồn kho tháng 7 vừa qua lên đến 19.352 xe, tăng gấp ba lần so với lượng tồn kho tháng 6 (6.838 xe).
Báo cáo mới nhất của VAMA cũng cho hay, tháng 7 vừa qua, doanh số xe du lịch giảm 34%; xe thương mại giảm 27% và xe chuyên dụng giảm 30% so với tháng trước.
Tháng 7, việc sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp ô tô gặp nhiều khó khăn do đại dịch bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, nhiều tỉnh thành và cả thủ đô Hà Nội thực hiện giãn cách để chống dịch.
Những sự thật bất ngờ về gu dùng chữ và số trong tên xe các hãng nổi tiếng có thể bạn chưa biết Có bao giờ bạn để ý sedan của Ford toàn bắt đầu bằng chữ F trong khi SUV toàn E? Một số tên xe đã tự trở thành biểu tượng đến mức gần như làm lu mờ các thương hiệu mẹ. Ví như Mustang và Corvette đã phá vỡ mối quan hệ với Ford và Chevrolet để tự đi trên con đường của...