Số phận tha hương của chiếc chuyên cơ từng chở cố lãnh đạo Libya Gaddafi
Bị đạn “bắn xuyên thân” nhưng nhưng nội thất bên trong phi cơ từng thuộc về cố lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi – chiếc Airbus A340-200 vẫn nguyên vẹn.
Cờ Libya trên chiếc Airbus A340-200. Ảnh: CNN
Mặc dù bên ngoài, chiếc phi cơ này tưởng như chỉ giống những máy bay khác mang cờ Libya của hãng hàng không Afriqiyah Airways tuy nhiên bên trong nó lại mang ý nghĩa lịch sử đặc biệt.
Tháng 8/2011, lực lượng nổi dậy chiếm sân bay Libya và bắt giữ Gaddafi – nhân vật đã lãnh đạo quốc gia này trong 4 thập niên- và cả chiếc phi cơ riêng của ông. Chính quyền mới của Libya quyết định chuyển chiếc phi cơ riêng của cố lãnh đạo Gaddafi thành máy bay thương mại bình thường.
Do vậy, đến năm 2012, chiếc máy bay Airbus A340-200 có tên gọi 5A-ONE này hạ cánh tại cơ sở của công ty bảo trì và sửa chữa máy bay EAS Industries nằm tại Perpignan, miền Nam nước Pháp . EAS Industries nay được đổi tên thành Sabena Technics và là một nhà thầu phụ của Air France.
Video đang HOT
Tại Pháp, chiếc Airbus A340-200 được sửa chữa và sơn lại. Đến năm 2013, 5A-ONE đã sẵn sàng cất cánh trở lại, nhưng thay vì đi vào hoạt động thương mại, chính phủ Libya đã tận dụng phi cơ này cho mục đích riêng. Tình hình an ninh tại Libya sau đó gặp nhiều biến động và đến tháng 3/2014, 5A-ONE quay trở lại Pháp.
Lần này, việc 5A-ONE hạ cánh trên lãnh thổ Pháp lại dẫn đến những rắc rối về pháp lý quốc tế và buộc chiếc phi cơ riêng một thời của cố lãnh đạo Gaddafi phải “đắp chiếu” bất động ở quốc gia châu Âu.
Phi cơ riêng của cố lãnh đạo Gaddafi hiện nằm tại Pháp. Ảnh: CNN
Hoàng tử Brunei Jefri Bolkiah là chủ đầu tiên của chiếc Airbus A340-200. Ông chi 250 triệu USD “tân trang” phi cơ này. Chưa đầy 4 năm sau đó, do tranh cãi pháp lý giữa Hoàng tử Jefri Bolkiah với hoàng gia về ngân sách, chiếc Airbus A340-200 được chuyển sang tay Hoàng thân Saudi Arabia Al-Waleed bin Talal. Đến năm 2006, ông Gaddafi mua lại chiếc máy bay với giá 120 triệu USD.
Một nữ doanh nhân Jordan có tên Daad Sharab đã đệ đơn kiện Hoàng thân Al-Waleed tại Anh. Daad Sharab cho biết có vai trò trung gian trong thỏa thuận mua bán chiếc A340 với Libya do vậy Hoàng thân Al-Waleed nợ tiền cô ta. Năm 2013, một tòa án Lodon ra phán quyết yêu cầu Hoàng thân Al-Waleed chi trả cho Daad Sharab 10 triệu USD. Đây là vụ rắc rối pháp lý đầu tiên liên quan đến chiếc máy bay này.
Cùng năm ông Gaddafi mua chiếc Airbus A340-200, chính phủ Libya ký thỏa thuận với tập đoàn Kuwait có tên Al Kharafi để phát triển khu nghỉ dưỡng tại Tajura. Năm 2010, phía Libya tự hủy thỏa thuận này. Tập đoàn Al Kharafi kiện Libya tại Tòa án Trọng tài Quốc tế ở Cairo. Năm 2013, tòa phán quyết Al Kharafi được nhận 930 triệu USD bồi thường. Tập đoàn Al Kharafi cũng kiện Libya tại Pháp. Và khi 5A-ONE hạ cánh ở Perpignan, Al Kharafi đã tìm cách tịch thu phi cơ này.
Nhưng vào năm 2015, một tòa án Pháp đã phán quyết chiếc phi cơ 5A-ONE khi đó trị giá 60 triệu USD thuộc về một quốc gia do vậy miễn trừ với cáo buộc của tập đoàn Al Kharafi. Tập đoàn Al Kharafi kháng cáo và vụ việc “len lỏi” vào hệ thống tư pháp Pháp.
Quá trình bảo dưỡng, sửa chữa chiếc 5A-ONE có giá lên tới gần 3 triệu euro khiến Air France trở thành đối tượng trong vụ việc pháp lý liên quan đến phi cơ cũ của ông Gaddafi, góp phần tăng phức tạp đối với vụ việc. Thời gian tiếp tục trôi đi và giá của chiếc 5A-ONE ngày càng giảm dần.
Nhưng chiếc máy bay này vẫn được chăm sóc và bảo dưỡng. CNN đánh giá ở thời điểm hiện tại, tương lai của chiếc 5A-ONE vẫn khá mù mờ.
5A-ONE không phải là chuyên cơ tổng thống duy nhất đang nằm tại Pháp. Hai máy bay tổng thống của Benin và Mauritania đều đang “tạm trú dài hạn” tại sân bay Catalan, Pháp.
Hàng chục người di cư thiệt mạng do đắm tàu ngoài khơi Libya
Tổ chức Di cư quốc tế và Cao ủy Liên hợp quốc (LHQ) về người tị nạn (UNHCR) cho biết ngày 19/1, ít nhất 43 người di cư tới từ Trung Phi đã thiệt mạng trong vụ đắm tàu ở ngoài khơi Libya.
Người di cư và tị nạn được lực lượng cứu hộ Tây Ban Nha giải cứu ngoài khơi Libya ngày 11/11/2020. Ảnh minh họa: DPA/TTXVN
Sau khi khởi hành từ thành phố Zawya, Libya, tàu đã bị lật do động cơ ngừng hoạt động trong lúc biển động. Theo LHQ, đây vụ đắm tàu nghiêm trọng đầu tiên ở ngoài khơi Libya trong năm nay. Lực lượng an ninh tại Zuwahra đã cứu được 10 người và đưa họ lên bờ.
Kể từ sau khi chính quyền của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi bị lật đổ năm 2011, Libya rơi vào vòng xoáy bạo lực, khiến nước này chìm trong bất ổn. Bạo lực leo thang và xung đột vũ trang đã buộc nhiều người dân phải dời bỏ nhà cửa.
Libya còn là điểm quá cảnh được nhiều người di cư trái phép trong khu vực lựa chọn để vượt Địa Trung Hải sang châu Âu. Tuy nhiên, phần lớn trong số này đã bị bắt giữ, buộc phải quay lại Libya và ở lại trong các trại tị nạn đông đúc trên khắp cả nước.
Trước tình hình này, LHQ đã kêu gọi khởi động lại các chiến dịch tìm kiếm và cứu nạn do chính phủ dẫn đầu tại Địa Trung Hải, đồng thời kêu gọi ngừng đưa người di cư trở về các điểm không an toàn.
Xả súng ám sát Bộ trưởng Nội vụ Libya Bộ trưởng Nội vụ Libya bị các tay súng liên tiếp xả đạn khi xe chở ông đang di chuyển trên đường cao tốc gần thủ đô Tripoli, nhưng may thoát nạn. "Đoàn xe của ông bị bắn từ một xe bọc thép khi đang trên đường cao tốc", một quan chức thân cận với Bộ trưởng Nội vụ Libya Fathi Bashagha hôm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ngoại giao hậu trường và thực tế chiến trường: Ukraine tại các cuộc họp của IMF

LHQ cảnh báo Israel đẩy Gaza tới bờ vực thảm họa nhân đạo mới

Ford dự báo mất trắng 1,5 tỷ USD vì chính sách thuế trong năm 2025

Israel sắp leo thang ở Gaza, hi vọng hòa bình của Tổng thống Trump mờ dần

Tổng thống Trump muốn hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ để chấm dứt xung đột Ukraine

San Francisco lo ngại 2.000 người mất nhà nếu chính quyền liên bang cắt giảm hỗ trợ

Thuế quan của Mỹ: Quyền tiếp cận thuốc của người Canada bị đe dọa

New York Times và New Yorker 'bội thu' tại Giải báo chí Pulitzer 2025

Lật thuyền ngoài khơi bang California của Mỹ, nhiều người thiệt mạng và mất tích

Thủ tướng Malaysia đề cao mối quan hệ với Singapore sau chiến thắng vang dội của PAP

Chính quyền Trump công bố chương trình cấp tiền cho người nhập cư trái phép tự rời Mỹ

Mỹ hạn chế tài trợ lĩnh vực nghiên cứu gây tranh cãi liên quan virus gây Covid-19
Có thể bạn quan tâm

Visual kinh hoàng của một ngôi sao, kết cục sau khi bị fan đầu tàu quay lưng "bóc phốt" là thế này?
Nhạc quốc tế
22:31:49 06/05/2025
Xem phim "Sex Education", tôi đau lòng biết lý do con trai khóc nức nở trong nhà vệ sinh: Một câu thoại đã giúp tôi cứu vớt tâm lý con
Góc tâm tình
22:26:04 06/05/2025
Triệu tập đối tượng chặn đầu xe ô tô chửi bới, đập kính chiếu hậu ở Cần Thơ
Pháp luật
22:13:35 06/05/2025
Long Đẹp Trai liều mình theo nghệ thuật dù bố mẹ ngăn cấm - cái giá của đam mê?
Sao việt
22:08:00 06/05/2025
Nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Nam Định bị con trai bệnh nhân đấm liên tiếp
Tin nổi bật
22:04:26 06/05/2025
Cả dàn mỹ nhân "hở bạo liệt" tại tiệc hậu Met Gala, bỗng bị Lisa (BLACKPINK) chiếm trọn spotlight vì 1 lí do!
Sao âu mỹ
21:59:22 06/05/2025
Baeksang 2025: Song Hye Kyo bất ngờ "đụng mặt" 2 tình cũ, thái độ 1 người trở thành chủ đề bàn cãi
Sao châu á
21:47:28 06/05/2025
Mặt trái của sự kiện tôn vinh cái đẹp Met Gala: Khi thời trang thăng hoa còn thân thể "gào thét"!
Phong cách sao
21:40:51 06/05/2025
Hậu vệ Việt kiều Pháp mở toang cánh cửa lên ĐT Việt Nam
Sao thể thao
21:31:32 06/05/2025