Số phận những công ty sống ký sinh vào iPhone
Có ít nhất 6 công ty lớn sẽ sẽ sụt giảm giá trị thảm hại chỉ sau một công bố không sử dụng sản phẩm của họ từ Apple.
Sống gửi vào Apple chưa bao giờ là điều dễ dàng. Ảnh: South Morning China Post.
Thành công của iPhone là vô tiền khoáng hậu. Với hơn 1 tỷ chiếc iPhone bán ra trong suốt 9 năm qua, smartphone mang tính biểu tượng của Apple không chỉ thay đổi cách người ta sử dụng công nghệ và còn biến Apple thành công ty thành công và có ảnh hưởng nhất thế giới.
Trong suốt con đường đó, Apple và iPhone được xem là mỏ vàng cho hàng loạt công ty, vốn là đối tác sản xuất hoặc cung cấp linh kiện cho họ. Do đó, mặc dù iPhone giúp một số công ty đạt lợi nhuận khổng lồ, việc phụ thuộc quá nhiều vào Apple chính là một mối nguy.
Trường hợp của Imagination Technologies mới đây là ví dụ điển hình. Cổ phiếu của hãng này sụt giảm gần 70% sau khi Apple hé lộ thông tin tự thiết kế kiến trúc GPU mới cho iPhone.
Tương tự, cổ phiếu của Dialog Semiconductor giảm hơn 30% khi có báo cáo cho rằng Apple có hứng thú với việc tự phát triển con chip quản lý pin.
Video đang HOT
Statista mới đây đưa ra danh sách một lọa công ty được xem là “sống ký sinh” vào Apple. Theo đó, doanh thu từ việc sản xuất linh kiện cho Apple thường chiếm hơn 50% doanh thu hàng năm của họ.
6 công ty có mức độ phụ thuộc lớn vào Apple. (% doanh thu dựa trên báo cáo tài chính năm 2016). Nguồn: Company Fillings.
“Phụ thuộc vào một đối tác duy nhất là mối nguy lớn. Đó cũng là lý do Apple đối xử với các công ty này một cách kém công bằng hơn so với những công ty có danh sách khách hàng dồi dào hơn. Nó cũng đưa Apple lên vị thế cửa trên khi đàm phán hợp đồng. Ở đó, họ có thể yêu cầu các điều khoản có lợi cho mình”, Statista cho hay.
Trong bảng thống kê trên, có thể thấy Dialog Semiconductor có lý do để lo lắng nhất khi họ phụ thuộc quá lớn vào Apple. Mặc dù vậy, không phải đối tác nào cũng cần lo sợ như vậy. Chẳng hạn, Apple khó tìm kiếm được đối tác nào có năng lực sản xuất lớn hơn Foxconn để lắp ráp iPhone.
Tuy nhiên, bảng thống kê nói trên chỉ nhắc đến những công ty lớn, niêm yết rõ ràng. Trên khắp thế giới, có hàng nghìn những công ty khác được xem là sống gửi vào Apple, từ các đơn vị sản xuất phụ kiện, cửa hàng buôn bán sản phẩm Apple mà người ta chưa thể thống kê hết được.
Chẳng hạn mới đây, động thái yêu cầu dỡ bỏ bảng hiệu có liên quan đến thương hiệu Apple của đại diện pháp lý Apple tại Việt Nam hay việc dấy lên tin đồn Apple cấm việc sửa chữa iPhone từ các đơn vị không được ủy quyền cũng gây sóng gió lớn cho giới kinh doanh trong nước.
Thành Duy
Theo Zing
Qualcomm kiện ngược Apple vì kìm hãm sức mạnh linh kiện
Trong đơn kiện gửi tới tòa án Nam California, Qualcomm cáo buộc "Táo khuyết" vi phạm hợp đồng và kìm hãm tốc độ chip mạng của họ.
Tháng 1 vừa qua, Apple đưa Qualcomm ra tòa và đòi bồi hoàn 1 tỷ USD. Hôm qua, công ty sản xuất chip lớn nhất thế giới vừa có phản hồi chính thức về vụ việc. Theo đó, họ phản đối những luận điểm của Táo khuyết, đồng thời kiện ngược lại nhà sản xuất iPhone.
iPhone 7 và 7 Plus có sử dụng cả chip mạng Intel và Qualcomm.
Chi tiết vụ việc có trong tài liệu 139 trang định dạng PDF được phát hành bởi Qualcomm. Trong đó, đáng chú ý là việc hãng sản xuất bộ vi xử lý có trụ sở tại Đài Loan cáo buộc Apple cố tình không sử dụng hết tiềm năng chip mạng của họ. Điều này khiến model sử dụng linh kiện từ Intel có tốc độ ngang bằng.
Chính Apple từng tuyên bố không có sự khác biệt giữa 2 biến thể chạy chip Qualcomm và Intel.
Công ty Đài Loan cho rằng Apple đã không tiết lộ với người tiêu dùng việc sử dụng iPhone 7 và 7 Plus chạy chip mạng của Qualcomm có tốc độ nhanh hơn nhiều so với Intel. Ngoài ra, Táo khuyết còn đe dọa để họ giữ im lặng về sự khác biệt này, ngăn không cho Qualcomm thực hiện bất cứ so sánh nào về hiệu suất của 2 sản phẩm.
Trong khiếu nại, Qualcomm cho rằng Apple đã vi phạm hợp đồng. Táo khuyết đã làm ảnh hưởng đến công ty vì trình bày sai sự thật. Ngoài ra, Apple còn sử dụng ưu thế về thị phần khổng lồ để ép Qualcomm thực hiện các điều khoản thiếu công bằng.
Trong tháng 1, Qualcomm bị Ủy ban Thương mại Mỹ FTC cáo buộc vi phạm nghiêm trọng luật cạnh tranh công bằng khi "mua chuộc" các công ty điện thoại, đặc biệt là Apple, dùng độc quyền chip của mình.
Chỉ sau vài ngày, đến lượt Apple kiện hãng sản xuất chip và đòi bồi thường 1 tỷ USD. Đây là số tiền được Apple khẳng định là Qualcomm đã cố tình giữ lại để "trả đũa" vì Apple hợp tác với các nhà điều tra.
Tim Cook cho biết Apple không có lựa chọn khi kiện Qualcomm, ngay cả khi hai công ty đã và sẽ làm việc với nhau.
Vụ kiện giữa Qualcomm và Apple vẫn còn đang tiếp diễn. Hiện tại, Qualcomm đang thống kê những thiệt hại của họ do Táo khuyết không tuân thủ hợp đồng cũng như việc can thiệp theo hướng có lợi vào các thỏa thuận linh kiện cho iPhone và iPad.
Hoàng Sơn
Theo Zing
Apple khiến một công ty giảm 72% giá trị thị trường Một đối tác của Apple đã bị "thổi bay" hai phần ba giá trị thị trường sau khi hãng này tuyên bố ngừng sử dụng công nghệ của họ trên các thiết bị mới. Điều gì xảy ra khi một hãng công nghệ hàng đầu thế giới dừng mua sản phẩm của một công ty nhỏ? Imagination Technologies đang rơi vào tình cảnh...