Số phận đồng euro phụ thuộc vào thị trường năng lượng
Việc giá trị đồng euro giảm xuống dưới 1 USD lần đầu tiên sau 20 năm khiến đồng tiền này có thể ghi nhận một năm giao dịch tồi tệ nhất trong lịch sử, đặc biệt nếu cú sốc giá năng lượng, do căng thẳng Nga – Ukraine gây ra, đẩy khối này vào một cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài.
Đồng euro tại một ngân hàng ở Heidelberg, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Đồng tiền chung châu Âu đã giao dịch ngang giá với đồng bạc xanh trong nhiều ngày qua, và đã phá ngưỡng 1 USD trong phiên 13/7. Mức giảm 11,8% cho đến nay của đồng euro gần ngang bằng với mức giảm ghi nhận được năm 2015, thời điểm Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tung ra các biện pháp kích thích lớn.
Các nhà phân tích dự đoán đà giảm trong phiên 13/7 có thể mở đường cho việc đồng euro tiến tới mức 1 euro đổi 0,96 USD. Một số chuyên gia thậm chí còn dự đoán mức 1 euro đổi 0,90 USD nếu nguồn cung khí đốt cho châu Âu tiếp tục bị gián đoạn hơn nữa.
Tình hình này đặt ECB vào tình huống khó xử. Tại cuộc họp diễn ra vào tuần tới, ECB có thể tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2011 để đối phó với lạm phát đang ở mức cao kỷ lục 8,6%. Sự suy yếu của đồng euro làm trầm trọng thêm vấn đề lạm phát. Tuy nhiên, ECB không thể mạo hiểm thắt chặt chính sách mạnh mẽ do lo sợ đẩy tăng trưởng kinh tế đi ngược hướng.
Video đang HOT
Đà mất giá mới nhất của đồng euro diễn ra sau khi đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) của Nga đóng cửa trong 10 ngày để bảo dưỡng, làm ảnh hưởng đến nguồn cung khí đốt. Nếu Nga kéo dài thời gian ngừng hoạt động, Đức, vốn đã ở giai đoạn hai của kế hoạch khí đốt khẩn cấp ba cấp, có thể buộc phải phân bổ lại nhiên liệu.
Các phân tích của ngân hàng BNP Paribas về cách các đồng tiền đã hoạt động trong lịch sử khi giá năng lượng tăng cao, cho thấy đồng euro phải chịu thiệt hại nhiều hơn so với các đồng tiền của các nước phát triển khác, giảm trung bình 4,5% trong thời gian giá năng lượng tăng cao.
Ngân hàng JPMorgan lưu ý rằng Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã phải đối mặt với sự tăng vọt của giá khí đốt theo kiểu “parabol”, khi nguồn cung giảm 53% trong tháng 6/2022. Cường quốc công nghiệp Đức đã chứng kiến nguồn cung giảm 60%.
JPMorgan cho biết trường hợp xấu nhất đồng euro có thể trải nghiệm mức 1 euro đổi 0,90 USD, đồng thời viện dẫn dự báo của Bundesbank rằng GDP Đức sẽ giảm 6% trong năm đầu tiên nếu nguồn cung ngừng hoàn toàn.
Trong khi đó, nhà phân tích Jordan Rochester của Ngân hàng Nomura cho rằng đồng euro có thể giảm xuống 0,95 USD vào cuối tháng 8/2022. Tuy nhiên, trong trường hợp các kho chứa khí đốt không được bổ sung vào mùa Đông, nó có thể trượt xuống 0,90 USD.
Tương tự, các nhà phân tích của Citi dự đoán việc ngừng cung cấp khí đốt của Nga sẽ khiến giá khí đốt tăng cao hơn mức hiện tại khoảng 170 euro mỗi megawatt giờ.
Về lý thuyết, ECB có thể can thiệp bằng cách bán đồng USD để hỗ trợ đồng euro như đã từng xảy ra vào năm 2000, khi đồng tiền này giảm xuống còn khoảng 0,83 USD.
Tuy nhiên, ECB đã đánh tín hiệu rằng ngân hàng này có thể sẽ không can thiệp trong thời điểm này, vì tỷ giá hối đoái “thực” của đồng euro – so với tiền tệ của các đối tác thương mại và được điều chỉnh theo lạm phát – cao hơn nhiều so với mức ghi nhận được trong năm 2002, thời điểm gần nhất đồng euro và USD giao dịch ngang nhau.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Xung đột tại Ukraine là 'thách thức lớn nhất' đối với kinh tế toàn cầu
Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, tình hình xung đột tại Ukraine hiện là "thách thức lớn nhất" đối với kinh tế toàn cầu.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen phát biểu tại Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhận định trên được bà Yellen đưa ra trước thềm cuộc họp bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Bali (Indonesia).
Phát biểu trong một cuộc họp báo tại Bali, bà Yellen cho biết cuộc xung đột tại Ukraine đã gây khiến lạm phát tăng vọt trong thời điểm thế giới đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch COVID-19, đe dọa những thành quả đạt được trong 2 năm qua và dẫn tới nguy cơ đói nghèo trên diện rộng.
Bộ trưởng Yellen nêu rõ bà sẽ tiếp tục hối thúc các đồng minh trong G20 tìm giải pháp can thiệp nhằm chấm dứt tình hình xung đột tại Ukraine, đồng thời hạ giá năng lượng. Bộ trưởng Tài chính Nga sẽ không trực tiếp dự họp ở Bali, thay vào đó sẽ phát biểu trực tuyến.
Những nhận định của bà Yellen được đưa ra trong bối cảnh Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) - bà Kristalina Georgieva ngày 14/7 cho rằng triển vọng kinh tế toàn cầu thời gian qua đã xấu đi đáng kể và có thể sẽ còn tiếp tục u ám hơn.
Theo bà Georgieva, kinh tế toàn cầu vốn đã chật vật tìm đường hồi phục do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhưng cuộc xung đột tại Ukraine càng khiến tình hình thêm khó khăn, lạm phát tăng đe dọa đảo ngược những thành quả hồi phục đã đạt được. IMF dự kiến sẽ tiếp tục "hạ thấp hơn nữa dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2022 và 2023", sau khi đã thực hiện động thái này cách đây vài tháng.
Ngân hàng Trung ương châu Âu gặp khó khi đồng euro rẻ hơn USD Đồng euro giảm giá xuống thấp hơn đồng USD đã đẩy Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào thế khó, khiến các nhà hoạch định chính sách chỉ có những lựa chọn khó khăn và tốn kém về kinh tế. Đồng euro (trái) và đồng đô la Mỹ (phải) tại Madrid, Tây Ban Nha, ngày 11/7. Ảnh: THX/TTXVN Theo hãng tin Reuters...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bộ Ngoại giao thông tin vụ 4 người Việt tử vong ở Đài Loan

Ngoại giao hậu trường và thực tế chiến trường: Ukraine tại các cuộc họp của IMF

LHQ cảnh báo Israel đẩy Gaza tới bờ vực thảm họa nhân đạo mới

Ford dự báo mất trắng 1,5 tỷ USD vì chính sách thuế trong năm 2025

Israel sắp leo thang ở Gaza, hi vọng hòa bình của Tổng thống Trump mờ dần

Tổng thống Trump muốn hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ để chấm dứt xung đột Ukraine

San Francisco lo ngại 2.000 người mất nhà nếu chính quyền liên bang cắt giảm hỗ trợ

Thuế quan của Mỹ: Quyền tiếp cận thuốc của người Canada bị đe dọa

New York Times và New Yorker 'bội thu' tại Giải báo chí Pulitzer 2025

Lật thuyền ngoài khơi bang California của Mỹ, nhiều người thiệt mạng và mất tích

Thủ tướng Malaysia đề cao mối quan hệ với Singapore sau chiến thắng vang dội của PAP

Chính quyền Trump công bố chương trình cấp tiền cho người nhập cư trái phép tự rời Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Baeksang 2025: Song Hye Kyo bất ngờ "đụng mặt" 2 tình cũ, thái độ 1 người trở thành chủ đề bàn cãi
Sao châu á
21:47:28 06/05/2025
Mặt trái của sự kiện tôn vinh cái đẹp Met Gala: Khi thời trang thăng hoa còn thân thể "gào thét"!
Phong cách sao
21:40:51 06/05/2025
Phát sợ vì phải "sống chung với bố chồng"
Góc tâm tình
21:37:11 06/05/2025
Jack: Sao nam tai tiếng, scandal nhiều hơn cả hit, vừa "tẩy trắng" thành công?
Sao việt
21:32:49 06/05/2025
Bố mẹ vợ Văn Hậu bị soi thái độ lạ, xa cách không chụp ảnh chung, nghi lục đục?
Netizen
21:32:11 06/05/2025
Hậu vệ Việt kiều Pháp mở toang cánh cửa lên ĐT Việt Nam
Sao thể thao
21:31:32 06/05/2025
Bình Phước: Đánh chết bạn nhậu vì mâu thuẫn lúc hát karaoke với loa kẹo kéo
Pháp luật
21:28:05 06/05/2025
Ca sĩ Duy Mạnh bất ngờ được bổ nhiệm làm đại sứ
Hậu trường phim
21:23:32 06/05/2025
Vụ gần 600 loại sữa giả: Vì sao việc quy trách nhiệm trở nên mơ hồ?
Tin nổi bật
21:20:59 06/05/2025