Số phận “cười ra nước mắt” của những quốc gia không còn tồn tại trên bản đồ
Mặc dù có những cái tên ‘rất kêu’, nhưng chắc chắn bạn sẽ không bao giờ đặt được một chuyến đi tới các địa điểm như Quilombo of Palmers, Islands of Refreshment, Fiume Endeavour hay Neutral Moresnet…
Lý do đơn giản là các quốc gia này không còn tồn tại.
Dưới tác động của địa chất, chính trị, xung đột thậm chí là tiền bạc, biên giới các quốc gia và lãnh thổ liên tục thay đổi. Trong quá trình đó, nhiều nước mới đã ra đời nhưng lại chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn – tính bằng năm, thậm chí là ngày – trước khi bất ngờ biến mất không còn dấu vết.
Điều trên được nhấn mạnh trong cuốn sách mang tên, “An Atlas of Extinct Countries” (At lát các đất nước bị diệt vong) của tác giả Gideon Defoe. Theo Defoe, sự tồn tại của một số vùng đất không phải lúc nào cũng phụ thuộc vào ngoại giao quốc tế, các thỏa ước hòa bình hay ý chí của con người.
Trong cuốn sách của mình, tác giả đã liệt kê thông tin về số phận của 48 đất nước không còn tồn tại bằng một giọng văn đậm chất hài hước.
“Tôi nhớ khi còn là trẻ con, việc phát hiện ra các bản đồ có hình dáng không giống nhau luôn làm tôi rất bối rối”, Defoe nói với CNN Travel. “Tôi từng nghĩ lý do biến mất của một quốc gia sẽ tương tự như sự diệt vong của vương quốc Atlantis, nhưng không phải, các câu chuyện hóa ra ngớ ngẩn hơn rất nhiều”.
Trang bìa cuốn sách của tác giả Gideo Defoe
Cơ hội và lập dị
Ví dụ như Cộng hòa Sonora – một vùng đất ven biển thuộc Mexico ngày nay và từng hiện hữu vào năm 1853 dưới sự lãnh đạo của William Walker. Người này thậm chí còn xây dựng cả một nền quân đội với…khoảng 50 lính để bảo vệ chủ quyền của mình.
Sorona không còn tồn tại sau khi đội quân của Walker bị sụt giảm xuống còn 30 người vì nhiều lí do khác nhau và vị tổng thống gặp rắc rối với tòa án Mỹ. Nói ngắn gọn, nguyên nhân Sorona biến mất là bởi vì “không ai coi nó là nghiêm túc”.
Defoe chia các quốc gia trong cuốn sách của mình vào nhiều hạng mục khác nhau, phụ thuộc vào tình huống cụ thể với những cái tên hài hước như “các vương quốc dối lừa và biến mất”, “lỗi lầm và các nước nhỏ”, “con rối và bóng đá chính trị”… Cộng hòa Sorona nằm trong hạng mục “cơ hội và lập dị”. Có vẻ như những người thích lập nên các quốc gia tồn tại ngắn hạn thường có tính cách tương đồng.
“Những người đó có tố chất tâm lý không bình thường”, Defoe nhận xét. “Họ thường là nhà văn từ gia đình đơn thân với người bố qua đời sớm. Tôi rất thông cảm với họ nhưng tôi vẫn chưa lập nên quốc gia riêng của mình vì tôi có bị mất trí đâu”.
Một ví dụ khác là nhà thơ người Ý Gabriele D’Annunzio – người lập nên Fiume Endeavour. Giống như nhiều quốc gia kiểu này, số phận của vùng đất nói tiếng Ý Fiume được quyết định trong một giao dịch vào cuối Thế chiến thứ Nhất. Không hiểu tại sao nó lại thuộc về quốc gia mới thành lập lúc đó là Nam Tư.
Chớp lấy cơ hội, D’Annuzio và một nhóm người đã giành lấy vùng lãnh thổ và tuyên bố thành lập nước trong hơn một năm cho tới khi bị chính quyền Italy lấy lại.
Dưới tác động của địa chất, chính trị, xung đột thậm chí là tiền bạc, biên giới các quốc gia và lãnh thổ liên tục thay đổi (ảnh: CNN)
Nỗ lực để tồn tại
Moresnet Trung lập cũng ra đời sau những tranh chấp lãnh thổ giữa các nước lớn vào cuối các cuộc chiến tranh thời Napoleon. Được thành lập vào năm 1816, Moresnet nằm lọt thỏm giữa Bỉ và Prussia (Phổ).
“Tôi khá thích Moresnet Trung lập, mặc dù nghe tên của nó không được thú vị cho lắm”, Defoe chia sẻ. “Đây là nơi mà một vài người trưởng thành không thể thống nhất được ai nên sở hữu đất đai vì vậy cuối cùng họ quyết định rằng nó không thuộc về bất kỳ ai hết”.
Vùng đất hình tam giám tồn tại được hơn một thế kỷ cho tới khi bị nhập vào Bỉ hồi cuối Thế chiến thứ Nhất. Moresnet từng cố gắng tự duy trì với mỏ thiếc của mình nhưng khi khu mỏ đóng cửa, những nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế đã không thành công.
“Thật thú vị vì quốc gia này đã cố gắng để sống sót. Họ mở nhà máy sản xuất rượu, tự công bố mẫu tem riêng để thu hút các nhà sưu tập. Họ thậm chí còn dự định trở thành quốc gia duy nhất trên thế giới nói tiếng Esperanto (quốc tế ngữ)”, Dofoe cho hay. “Tôi rất ủng hộ Moresnet Trung lập, chỉ tiếc là sau Thế chiến thứ Nhất nó lại bị quên lãng và trở thành một phần của Bỉ”.
Moresnet Trung lập giờ đây là một phần của Bỉ (ảnh: CNN)
Ngay cả châu Âu cũng không chấp nhận nổi
Một trong những câu chuyện chấn động là về Nhà nước Tự do Congo – được thành lập vào năm 1885 tại trung Phi thông qua những thỏa thuận đáng nghi ngờ của Vua Bỉ Leopold II.
Vua Leopold sử dụng một công ty cá nhân để giành lấy các vùng đất rộng lớn và sau đó chuyển đổi thành một đồn điển cao su khổng lồ. Cư dân tại đây bị buộc phải làm việc và về cơ bản sống trong một quốc gia nô lệ.
Đáng ngạc nhiên là ngay cả trong một thời kỳ sự mở rộng và khai thác thuộc địa đạt đỉnh điểm, hành động của Vua Leopold vẫn bị phản đối và cuối cùng Nhà nước Tự do Congo đã bị buộc phải diệt vong. Nguyên nhân: “không thích hợp, ngay cả với châu Âu”.
Defoe chia sẻ, mặc dù các tiểu thuyết khác của ông không thiếu những chi tiết kì bí, nhưng những câu chuyện trong “An Atlas of Extinct Countries” thật sự vượt qua những gì ông có thể tưởng tượng. Theo ông, trong một thế giới ngày nay khi mà các biên giới vẫn đang bị tranh chấp và con người luôn chạy theo quyền lực, sẽ ngày càng có nhiều câu chuyện tương tự được viết nên.
Nhờ đâu đế chế La Mã có thể tồn tại gần 2 thiên niên kỷ?
Đế chế La Mã tồn tại và phát triển trong gần 1.500 năm. Họ có ảnh hưởng lớn đến tình hình trong khu vực và thế giới. La Mã tồn tại lâu như vậy vì có hệ thống hành chính, quân sự xuất sắc...
Được coi là đế chế có thời gian tồn tại dài nhất lịch sử nhân loại, đế chế La Mã tồn tại và phát triển hưng thịnh trong gần 1.500 năm.
Cụ thể, đế chế La Mã được thành lập vào năm 27 trước Công nguyên khi hoàng đế Augustus lên ngôi. Đế chế chấm dứt sự tồn tại vào năm 1453.
Vào thời điểm đế chế La Mã diệt vong, thành phố Constantinople sụp đổ dưới chân đế chế Ottoman.
Vào thời kỳ hưng thịnh, đế chế La Mã có lãnh thổ trải dài trên cả vùng đất của Italy hiện nay và phần lớn khu vực Địa Trung Hải.
Để có thể tồn tại trong gần 2 thiên niên kỷ, đế chế La Mã có hệ thống hành chính, quân sự, pháp luật... xuất sắc.
Trong số này có hệ thống hành chính rõ ràng và minh bạch giúp xã hội La Mã vận hành một cách trơn chu.
Thêm nữa, La Mã có lực lượng quân sự mạnh giúp bảo vệ đế chế trước quân xâm lược cũng như tiến hành các cuộc chinh phục mở rộng lãnh thổ. Nhờ lực lượng quân sự mạnh, đế chế La Mã có vị thế lớn trong khu vực.
Bên cạnh đó, La Mã có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh giúp duy trì trật tự xã hội để từ đó người dân có cuộc sống hòa bình, yên tâm lao động, sản xuất. Từ đó, nền kinh tế ở La Mã vô cùng phát triển.
Đặc biệt, đế chế đế chế La Mã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực kiến trúc, triết học và khoa học. Những điều này ảnh hưởng lớn đến các nước trong khu vực cũng như thế giới. Chính những điều này đã giúp đế chế La Mã tồn tại lâu dài và truyền cảm hứng cho nhiều quốc gia ở châu Âu từ đó cho đến nay.
Mời độc giả xem video: Đế chế mới của gia đình ông Đặng Văn Thành. Nguồn: Youtube.
Tiết lộ gây sốc về hàng chục nền văn minh ngoài Trái đất 'Bằng cách tìm kiếm cuộc sống thông minh ngoài Trái đất, ngay cả khi chúng tôi không tìm thấy gì, chúng tôi vẫn đang trên con đường khám phá tương lai và số phận của Trái đất', các nhà nghiên cứu tại Đại học Nottingham, Anh. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Nottingham, Anh tiết lộ kết quả gây sốc về cuộc...