Số phận của IBM, Motorola sau khi về tay Lenovo
Cả IBM lẫn Motorola đều không có lợi nhuận hay ảnh hưởng đến thị trường như trong quá khứ sau khi bị Lenovo thâu tóm.
Sau khi chinh phục được các thị trường nội địa, các công ty Trung Quốc bắt đầu hướng tới các khu vực khác trên thế giới, đặc biệt là châu Âu và châu Mỹ. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất của họ là sở hữu trí tuệ.
Để có thể vào các thị trường này, công ty Trung Quốc thường chọn cách thâu tóm các doanh nghiệp sở hữu nhiều bằng sáng chế. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng thành công và số phận của IBM và Motorola sau khi về tay Lenovo là ví dụ điển hình.
Cả IBM lẫn Motorola đều chưa thể phát triển sau khi Lenovo mua về.
Lenovo mua lại hai công ty của Mỹ, trong đó có mảng máy tính và mảng máy chủ giá rẻ của IBM cùng bộ phận điện thoại thông minh của Motorola (từ Google) với số tiền lần lượt là 2,9 tỷ USD và 2,3 tỷ USD.
Từng là một đế chế về phần cứng máy tính trong những năm 2000, nhưng IBM xuống dốc không phanh từ 2005 do sự cạnh tranh khốc liệt từ các sản phẩm giá rẻ đến từ Trung Quốc. Việc mua IBM của Lenovo, một phần được kỳ vọng sẽ giúp công ty tìm lại ánh hào quang năm xưa, hay ít nhất là vực dậy một tên tuổi đang trên đường suy tàn bởi công ty Trung Quốc khi đó đang dẫn đầu thị trường máy tính. Thế nhưng, các sản phẩm chủ chốt, trong đó có ThinkPad đang có doanh số không mấy khả quan. Vị trí số một của Lenovo hiện cũng đã bị HP soán ngôi.
Trong khi đó, mảng máy chủ IBM sau khi về tay Lenovo cũng không có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Theo The Guardian, kể từ khi tiếp quản vào năm 2014, đã có hơn 700 triệu USD “bốc hơi” và khả năng thu về gần như bằng không nếu dựa vào tình hình thực tế hiện tại. “Sự tăng trưởng mạnh từ dịch vụ đám mây Google, Microsoft hay Amazon với các giải pháp lưu trữ linh hoạt hơn là nguyên nhân chính khiến máy chủ của IBM ế ẩm”, nhà phân tích Adrian O’Connell của Gartner nhận định. Bên cạnh đó, chuyên gia này cho rằng những lo ngại an ninh do máy chủ đặt tại Trung Quốc cũng là nguyên nhân khiến các đối tác dè chừng.
Motorola là hãng điện thoại lâu đời của Mỹ, có thể xem là khởi đầu cho ngành công nghiệp di động với các sản phẩm có từ 1983. Tuy nhiên, Lenovo gây sốc khi mua công ty với giá chỉ 2,3 tỷ USD, dù trước đó Google mua lại với giá 12,5 tỷ USD. Yang Yuanqing, Giám đốc điều hành của Lenovo, khi đó tin tưởng sự có mặt của Motorola sẽ giúp hãng cạnh tranh trực tiếp với các tên tuổi lớn như Apple và Samsung.
Nhưng có vẻ như mọi thứ không như kỳ vọng khi mỗi quý người ta lại thấy Lenovo càng mất tiền. Đầu tháng 3 vừa qua, một nửa số nhân viên Motorola đã nghỉ việc tại văn phòng đặt tại Chicago (Mỹ). Tại Trung Quốc, thị phần smartphone của hãng dù vẫn top 10 nhưng chiếm số phần trăm rất nhỏ. Dòng điện thoại Moto tuy có nhiều sự thay đổi nhưng doanh số của nó chưa đủ lớn để xuất hiện riêng trên biểu đồ smartphone hiện tại.
Video đang HOT
Chuyên gia Neil Shah của Counterpoint Research chỉ ra rằng, thị trường Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á có vẻ phù hợp hơn cho Lenovo-Motorola phát triển mảng smartphone. Tuy nhiên, chỉ có một trong hai kinh doanh sản phẩm ở thị trường nhất định thay vì giẫm chân nhau và cùng đi xuống như hiện nay.
Khi được hỏi, phía Lenovo vẫn cho rằng việc công ty không có lãi chỉ là khó khăn hiện tại. “Chúng tôi đang củng cố vị trí của mình tại châu Mỹ, đồng thời thúc đẩy sự đột phá ở thị trường phát triển cũng như đầu tư có kiểm soát ở thị trường mới nổi”, đại diện Lenovo cho biết.
Bảo Lâm
Theo VNE
Đừng xem thường khi Google làm phần cứng
Tham vọng của Google ngày càng thể hiện rõ qua các sản phẩm mà hãng này tung ra, khiến sân chơi công nghệ trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.
Google từng tham gia mảng phần cứng khi mua lại Motorola với giá 12,5 tỷ USD hồi năm 2011. Tuy nhiên, thương vụ này không mấy thành công khi gã khổng lồ tìm kiếm quyết định bán lại cho Lenovo với giá chỉ 3 tỷ USD.
Dù trước đó chưa chính thức tham gia sản xuất phần cứng, Google đã có tầm ảnh hưởng rất lớn đến thị trường này. Trừ iPhone, hàng triệu smartphone đang hoạt động dựa trên nền tảng hệ điều hành Android của Google.
Giờ đây, theo Venture Beat, Google đã bắt đầu có những hành động quyết liệt hơn nhằm lấn sân sâu rộng vào mảng phần cứng smartphone bằng việc ra mắt bộ đôi Google Pixel.
Việc Google muốn tự làm chủ cả phần cứng lẫn phần mềm trên smartphone khiến nhiều hãng công nghệ cảm thấy lo lắng cho số phận của mình.
Bộ đôi Pixel đã đặt các hãng di động vào vị trí bấp bênh. Ảnh: Cnet.
Trong khi Samsung phải đối mặt với đợt thu hồi smartphone lớn nhất trong lịch sử ngành công nghiệp điện thoại di động, cùng lúc đó là một Apple đang chịu nhiều chỉ trích khi sản xuất một chiếc iPhone mà không có jack cắm tai nghe, dường như đây chính là thời cơ của Google.
Theo IDC, Google hiện nắm giữ gần 88% thị phần hệ điều hành smartphone. Giới phân tích nhận định, Google sẽ chinh phục thị trường phần cứng smartphone tương tự như cách mà hãng đã thống trị công cụ tìm kiếm.
Samsung, LG cùng nhiều công ty sản xuất smartphone Android đang ở vị trí vô cùng bấp bênh. Họ sẽ khó khăn hơn để cạnh tranh khi Google bắt đầu cung cấp nhiều ưu đãi cho thiết bị riêng của hãng, thông qua các bản cập nhật phần mềm và nhiều tính năng khác.
Lo lắng này là hoàn toàn có thật. Trong lần Google tham gia thị trường phần cứng bằng việc mua lại Motorola, Samsung đã có ý định từ bỏ Android để chuyển sang hệ điều hành Tizen mà họ tự phát triển.
Không những vậy, điều này còn buộc các công ty di động tìm kiếm lợi nhuận từ bên ngoài thị trường smartphone. Nhà sản xuất thiết bị gốc của Pixel là HTC đã bắt đầu đa dạng hóa các danh mục sản phẩm của mình khi sản xuất thêm mẫu kính thực tế ảo Vive.
Samsung đang phát triển Tizen nhằm thoát khỏi Android. Ảnh: Theindianexpress.
Điều làm nên sự khác biệt giữa sản phẩm của Google với các đối thủ cạnh tranh đến từ kho dữ liệu khổng lồ của hãng. Google Assistant của Pixel có lợi thế hơn Cortana của Microsoft hay Siri của Apple, nhờ việc có thể thâm nhập sâu vào tài khoản Google của người dùng nhằm cá nhân hóa mọi tương tác.
Việc sở hữu trợ lý ảo nhỉnh hơn so với các đối thủ cũng sẽ giúp Pixel thu hút được một bộ phận người dùng nhất định, đặc biệt là những người bận rộn cần smartphone tự động đặt lịch hẹn, tìm kiếm đường đi, đưa ra các thông báo quan trọng,...
Google đã có được hàng tỷ người dùng thông qua các dịch vụ của mình, cho họ một lợi thế đáng kinh ngạc so với các đối thủ cạnh tranh.
Dù vài người có thể lấy ví dụ về những thất bại của Amazon hay Microsoft khi tham gia thị trường phần cứng smartphone, số khác cho rằng tham vọng của Google sẽ châm ngòi cho xung đột. Bộ đôi Pixel cho thấy tiềm năng chiếm lĩnh thị trường rất lớn mà sản phẩm này có thể tạo ra.
Google Daydream đang có tiềm năng rất lớn. Ảnh: Android Authority.
Bên cạnh đó, Google cho thấy hãng không chỉ muốn dừng lại ở mảng smartphone. Khi nhìn vào danh sách hàng loạt sản phẩm khác nhau của công ty, có thể thấy Google Home sẽ đối đầu với Echo của Amazon, Google Wi-Fi được thiết kế để làm tất cả bộ định tuyến khác trở nên lỗi thời, và Google Daydream có tiềm năng rất lớn để chiếm lĩnh thị trường VR non trẻ.
Tham vọng của Google trở thành thách thức đối với nhiều đối thủ, đặc biệt là Apple khi công ty này cũng đang tiếp cận cuộc chơi với cách không quá khác biệt so với gã khổng lồ tìm kiếm.
Đối với người dùng, khi sân chơi ngày càng trở nên khốc liệt hơn cũng là thời điểm để các đột phá công nghệ mới xuất hiện. Hãy cùng hy vọng và chờ xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Đại Việt
Theo Zing
Google đang dần trở thành nhà sản xuất phần cứng Tuy không trực tiếp sản xuất phần cứng sau khi bán Motorola lại cho Lenovo nhưng Google tiếp tục gây ảnh hưởng rất lớn vào thị trường khiến nhiều nhà sản xuất thiết bị cảm thấy lo ngại, theo Venturebeat. Google đang gián tiếp sản xuất nhiều thiết bị phần cứng. ẢNH CHỤP TỪ VENTUREBEAT Google lần đầu gia nhập thị trường phần...