Số người tử vong do nhiễm virus Ebola đã vượt quá 2.000
Ngày 5/9, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết số bệnh nhân thiệt mạng vì virus Ebola đã vượt quá 2.000, lên tới 2.097 người, trong số 3.944 trường hợp nhiễm bệnh.
Trong khi đó, theo Reuters, cùng ngày, Nigeria đã thông báo thêm 7 người thiệt mạng trong 23 trường hợp nhiễm bệnh, và Senegal cũng xác nhận thêm một trường hợp nhiễm bệnh. Nếu các thông báo mới này được WHO xác nhận, con số người thiệt mạng và nhiễm Ebola còn tiếp tục tăng.
Ngày 5/9, WHO cũng khẳng định các liệu pháp huyết thanh toàn phần, huyết thanh kháng virus và 2 loại vắcxin đang được thử nghiệm ở Mỹ cần được coi là giải pháp để ngăn chặn dịch Ebola.
Bà Marie-Paule Kieny (trái), Trợ lý Tổng giám đốc WHO phụ trách về Cải tiến hệ thống y tế và Phó Tổng Giám đốc WHO Anarfi Asamoa-Baah trước cuộc họp
Phát biểu tại cuộc họp báo ở thành phố Geneva của Thụy Sĩ sau hội nghị tham vấn các chuyên gia y tế hàng đầu thế giới, Trợ lý Tổng Giám đốc WHO, bà Marie Paule Kieny cho biết hội nghị đã nhất trí rằng các liệu pháp máu toàn phần và huyết thanh kháng virus có thể được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus Ebola, đồng thời cần kiểm tra mọi nỗ lực thử nghiệm các giải pháp này để có thể sử dụng an toàn ở các nước mà dịch Ebola đang hoành hành.
Bà Kieny nêu tên 2 loại vắcxin nhiều triển vọng là ChAd-EBO và VSV-EBO, đồng thời cho biết thêm các nghiên cứu về độ an toàn của hai chế phẩm này đang được tiến hành ở Mỹ và sẽ sớm được tiến hành ở châu Âu và châu Phi.
Cũng theo bà Kieny, WHO sẽ làm việc với các thể chế hữu quan để đẩy nhanh việc phát triển và sử dụng an toàn các loại vắcxin này ở những nước bị tác động. Nếu kết quả khả quan, vắcxin sẽ được sử dụng ưu tiên cho các nhân viên y tế từ tháng 11/2014.
Video đang HOT
Tại hội nghị ngày 4/9 vừa qua ở Geveva, WHO đã tham vấn các chuyên gia hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực y tế (nghiên cứu và điều tra thử nghiệm lâm sàng, đạo đức, pháp lý, quy định, tài chính và thu thập dữ liệu) về khả năng sử dụng các vắcxin và liệu pháp điều trị chưa được thử nghiệm trên cơ thể người trong nỗ lực ngăn chặn và phòng chống dịch bệnh Ebola. Hội nghị nhất trí sử dụng các liệu pháp máu toàn phần và huyết thanh kháng virus cần được coi là một vấn đề ưu tiên.
Các chuyên gia cũng thảo luận khả năng sử dụng các loại thuốc mới có kết quả thử nghiệm khả quan ở khỉ và một vài bệnh nhân nhiễm virus Ebola như kháng sinh đơn, thuốc dựa trên RNA và các phân tử kháng virus nhỏ; đồng thời xem xét khả năng sử dụng các loại thuốc hiện có đã được chấp thuận.
Cũng tại cuộc họp, WHO lưu ý nguồn cung tất cả các loại thuốc đang trong giai đoạn thử nghiệm rất hạn chế, không thể đủ để sử dụng trong vài tháng tới, nhưng sẽ được cải thiện nhanh chóng. Các đại biểu tham dự cảnh báo mọi sự can thiệp phải đảm bảo mục đích thử nghiệm lâm sàng, theo dõi và kiểm soát hiệu quả nhằm chặn đứng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Theo Vietnam
Điểm mặt 3 thói quen cực kì có hại cho cổ họng của bạn
Nếu không biết cách bảo vệ cổ họng, bạn sẽ có thể thường xuyên mắc các bệnh về họng như viêm họng, viêm amidan...
Họng là nơi giao nhau giữa đường ăn và đường thở. Kể cả không khí, thức ăn hay nước uống muốn vào cơ thể đều phải đi qua họng. Do là "cửa ngõ" như vậy nên bộ phận này thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều yếu tố bên ngoài đưa vào cơ thể, bao gồm cả vi khuẩn, virus gây bệnh... Chính vì vậy, nếu không biết cách bảo vệ họng, bạn sẽ có thể thường xuyên mắc các bệnh về họng như viêm họng, viêm amidan...
Dưới đây là một vài yếu tố có thể gây hại cho họng của bạn.
Ảnh minh họa
1. Hút thuốc lá
Khói thuốc lá có chứa hóa chất có hại cho cả người hút thuốc và người không hút thuốc. Trong khói thuốc lá có tới hơn 7.000 hóa chất trong khói thuốc lá, ít nhất 250 được biết là có hại, bao gồm Hidro xyanua , Cacbon mônôxít , và Amoniac đều nằm trong những chất cực độc gây hại cho cơ thể. Trong số các hóa chất độc hại được biết đến gồm 250 chất trong khói thuốc lá, ít nhất là 69 chất có thể gây ung thư, ví dụ như asen, benzen, vinyl clorua...
Lúc người hút thuốc lá hít mạnh vào, nhiệt độ ở đầu điếu thuốc là 700 - 800 C, làn khói nóng chỉ đi qua một đoạn đường ngắn là vào đến thanh quản. Điều này gây hại rất lớn cho niêm mạc ở họng và thanh quản, dẫn đến sưng niêm mạc và xuất huyết. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến ung thư thanh quản và vòm họng.
Ngoài ra, khói thuốc cũng làm phì đại tuyến dưới niêm mạc (submucosal), tăng tiết chất nhầy, làm rối loạn môi trường đường hô hấp và dẫn đến tắc nghẽn khí quản.
2. Thở bằng miệng
Trong một số trường hợp như tắc nghẹt mũi, viêm mũi, có khối u hoặc vách ngăn ở mũi... khiến cho việc hít thở qua đường mũi gặp khó khăn và người bệnh phải hít thở đường miệng.
Không khí khi được hít thở trực tiếp qua đường miệng xuống lồng ngực, không qua mũi sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn họng. Đó là vì các chất bụi bẩn trong không khí không được lọc lại như thở qua đường mũi. Hít thở đường miệng cũng làm cho họng không được giữ ấm, độ ẩm tăng nên rất dễ làm nhiễm khuẩn họng, dẫn đến viêm họng mãn tính hoặc đau họng, viêm amidan.
Tương tự như vậy, những người có thói quen thở bằng miệng khi ngủ cũng sẽ có nguy cơ bị viêm họng mãn tính cao hơn người khác.
Ảnh minh họa
3. Ăn thức ăn cay nóng quá nhiều
Ăn quá cay, quá nóng hoặc thường xuyên ăn những thực phẩm này có thể gây bỏng miệng, nóng rát trong cổ họng, ảnh hưởng đến lớp niêm mạc họng, ảnh hưởng đến khẩu vị và sức khỏe hô hấp của bạn. Nếu niêm mạc họng thường xuyên bị tác động, bỏng rát, tổn thương... có thể dẫn đến mỏng đi, thậm chí teo dần đi.
Khi niêm mạc họng bị teo dần, những tuyến nhầy dưới niêm mạc cũng teo đi làm cho niêm mạc họng bị khô và đóng vảy mỏng, vàng, khô bám vào từng chỗ trong họng, họng trở nên rộng hơn và nguy cơ viêm họng man tính cũng sẽ tăng lên.
Theo MASK Online
Thêm nhiều hãng hàng không huỷ chuyến tránh dịch Ebola Các quốc gia Guinea, Liberia và Sierra Leone, nơi đại dịch Ebola hoành hành, đang ngày càng bị cô lập khi có thêm nhiều hãng hàng không huỷ chuyến bay đến đây. Các hãng hàng không đã huỷ hơn 1/3 số chuyến bay quốc tế đến 3 quốc gia đang xảy ra đại dịch Ebola ở Tây Phi vì lo ngại loại virus...