Số người thương vong sau bão số 3 vẫn chưa dừng lại
Thông tin mới nhất theo báo cáo từ các địa phương, tính đến trưa nay 19/9, bão số 3 đã làm chết 16 người, trong đó Lạng Sơn 8 người, Thái Nguyên 4 người, Hà Nội 2 người, Nghệ An 1 người và Hà Giang 1 người.
Hiện vẫn còn 2 người mất tích chưa được tìm thấy tại Sơn La. Ngoài ra, còn 17 người khác bị thương, trong đó Lạng Sơn có 9 người, Nghệ An 3 người, Hải Phòng 2 người, Hà Giang 1 người, Bắc Kạn 1 người và Phú Thọ 1 người.
Bão số 3 cũng đã làm sập 30 nhà; hư hỏng, tốc mái 1.722 nhà; ngập 394 nhà; hư hại 50.479 ha lúa, hoa màu, cây ăn quả; gãy đổ 40 cột điện; cháy 03 trạm biến áp; chìm 02 phương tiện; vỡ 04 lồng bè; ngập, hư hại 200 ha nuôi trồng thủy sản, sản lở hàng nghìn m3 đất đá, gây ách tắc giao thông.
Nhiều diện tích hoa màu của bà con bị nhấn chìm, thiệt hại sau cơn bão số 3.
So với con số thống kê chiều qua, số người tử vong vì ảnh hưởng hoàn lưu sau bão đã tăng thêm 2 người tại tỉnh Thái Nguyên. Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên vừa ghi nhận và công bố thêm 2 trường hợp tử vong là chị Trương Thị Yến (SN 1971), trú tại xã Phúc Hà, TP Thái Nguyên, đã dùng thuyền để di chuyển đồ đạc, tránh ngập úng rồi mất tích. Đến 17 giờ chiều cùng ngày, mọi người phát hiện thi thể của chị Yến ở giữa cánh đồng Bộ, thuộc xã Phúc Hà.
Cầu tràn tại Thái Nguyên tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong mùa bão lũ.
Video đang HOT
Ngoài ra cũng trong chiều qua 18/9, người dân đánh cá đã phát hiện thi thể bà Nguyễn Thị Thức (sinh năm 1963, thường trú tại phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên) trên cánh đồng thuộc địa phận phường Gia Sàng.
Tại Sơn La cũng đã xảy ra một vụ lũ cuốn khiến hai bố con bị mất tích khi đi qua suối. Ông Lò Văn Dương, Chủ tịch UBND xã Nậm Lầu, huyện Thuận Châu, cho biết, chiều 18/9 khi đi qua suối tại khu vực bản Mỏ, xã Nậm Lầu, anh Đèo Văn Thích (SN 1967) và cháu Đèo Văn Dương (SN 1990) đã bị nước lũ cuốn trôi. Hiện chính quyền địa phương đang phối hợp với BCH phòng chống lụt bão tỉnh huy động hơn 300 người liên tục tìm kiếm tung tích hai bố con nạn nhân.
Khi đang qua suối Mỏ để về nhà thì lũ bất ngờ đổ về khiến cháu Dương bị cuốn trôi. Thấy con bị nước cốn đi, anh Thích đã lao xuống cứu khiến cả hai người bị trôi theo dòng nước lũ.
Hoàn lưu bão số 3 gây ngập tại nhiều địa phương
Mực nước trên sông Kỳ Cùng tại TP Lạng Sơn đã rút nhanh.
Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc có mưa vừa, có nơi mưa to. Nhận định thời tiết còn diễn biến phức tạp, tối 18/9, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương- Văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã có công điện gửi Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên – Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão các Bộ: Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Công điện yêu cầu Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão các tỉnh, các Bộ thông báo, kiểm tra, rà soát và chủ động tổ chức sơ tán dân để đảm bảo an toàn cho người và tài sản đối với dân cư ở các vùng trũng, thấp, vùng ven sồn suối, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét; tổ chức lực lượng kiểm soát giao thông tại các khu vực đường bị ngập, bến đò, đường ngầm để hướng dẫn, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua lại.
Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu; Tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ, chỉ đạo kịp thời các biện pháp phòng, chống lũ, lũ quét và sạt lở đất, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương – Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.
Q. Cường – X. Thái
Theo Dantri
TPHCM: Thu phí phòng chống lụt bão tại 19 quận
Tất cả công dân phi nông nghiệp cư trú tại 19 quận trên địa bàn TP HCM có nghĩa vụ đóng góp vào quỹ phòng chống lụt bão.
UBND TP.HCM vừa ra quyết định giao chỉ tiêu thu, nộp quỹ phòng chống lụt bão cho UBND 19 quận nội thành. Theo đó, công dân từ 18 đến 55 tuổi đối với nữ và đến 60 tuổi đối với nam, đóng góp 5.000 đồng/người/năm.
Số đối tượng trong diện này tại 19 quận có gần 1,65 triệu người. Như vậy, dự trù tổng số tiền sẽ thu trong năm 2014 là hơn 8,2 tỷ đồng.
Số tiền này sẽ được trích 5% để trả thù lao cho những người trực tiếp đi thu ở phường, khu phố, tổ dân phố. Phần còn lại hơn 7,8 tỷ đồng sẽ được phân bổ 40% vào quỹ phòng chống lụt bão ở quận, 60% nộp vào tài khoản quỹ phòng chống lụt bão thành phố.
Hình ảnh "thân quen" mùa mưa, bão của người dân TPHCM
Trước đó, UBND TP.HCM cũng đã ban hành quyết định giao chỉ tiêu cho các quận huyện và Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố thu quỹ phòng chống lụt bão đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố trong năm 2014.
Về mức thu, các doanh nghiệp trú đóng trên địa bàn thành phố có trách nhiệm nộp 2/10.000 (hai phần vạn) trên tổng số vốn sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình, nhưng không quá 5 triệu đồng, vào Quỹ Phòng chống lụt bão thành phố. Số tiền này sẽ được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông của doanh nghiệp.
Các trường hợp được miễn, tạm hoãn, điều chỉnh chỉ tiêu đóng góp quỹ phòng chống lụt bão thực hiện như cũ tại Quyết định số 01 năm 2010 của UBND TP về quản lý, thu nộp, sử dụng, quyết toán quỹ phòng chống lụt bão thành phố và quận huyện.
UBND các quận, huyện và Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thnahf phố tổ chức thu quỹ phòng chống lụt bão đúng loại hình doanh nghiệp và trích nộp, phân bổ theo quy định.
UBND TP.HCM yêu cầu thời gian thực hiện và hoàn thành việc thu, nộp quỹ phòng chống lụt bão trong năm tài chính 2014, riêng quyết toán chậm nhất chỉ đến ngày 5/2/2015. Các quận huyện thống kê doanh nghiệp không thu được quỹ phòng chống lụt bão (do đã giải thể, chuyển đổi địa chỉ, không tồn tại trên thực tế) kể cả danh sách doanh nghiệp đang hoạt động nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ, để báo cáo về Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn TP.HCM trước ngày 30/11/2014.
Theo Nguyên Quốc (Gia đình & Xã hội)
10 ngày sau hoàn lưu bão số 2, bản Phiêng Luông vẫn bị cô lập Sau hoàn lưu cơn bão số 2 đã 10 ngày, nhưng đến hôm nay cả bản Phiêng Luông, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La vẫn ngập trong biển nước. Định cư ở địa hình phức tạp, phần lớn là thung lũng, 41 gia đình đồng bào dân tộc Mông nơi đây gần như bị cô lập hoàn toàn với bên...