Sợ người nhà xin tiền, cô gái nói dối về thu nhập của mình
Cô có nỗi khổ tâm của riêng mình nên nhận được sự đồng cảm từ dân mạng.
Ảnh minh họa.
Trong xã hội ngày nay, những người trẻ tuổi ngày càng khó tiết kiệm hơn do mức lương gần như không thay đổi, cùng với chi phí sinh hoạt tăng vọt. Đặc biệt, trong một số trường hợp dù muốn tiết kiệm tiền nhưng gia đình lại coi họ như một chiếc máy ATM chỉ vì là người có thu nhập cao nhất nhà.
Video đang HOT
Mới đây, một sinh viên tốt nghiệp người Malaysia đã đăng lên mạng câu chuyện của mình khiến nhiều người đồng cảm. Theo đó, cô cảm thấy bản thân tồi tệ khi nói dối với gia đình về lương của bản thân vì sợ họ sẽ liên tục xin tiền.
Trong bài đăng của mình, cô viết rằng: “Tôi có một bí mật nhưng không biết phải làm gì bây giờ. Tôi may mắn vừa tốt nghiệp là đã có việc làm ngay. Lương của tôi là 3.000 RM (15 triệu đồng). Khi phỏng vấn tìm việc, tôi cũng chẳng nói với ai trong gia đình. Ngày ký hợp đồng, không ai biết ngoại trừ bạn trai và bạn thân tôi.
Vào ngày đầu tiên đi làm, tôi báo cho gia đình biết và mọi người đều rất sốc. Họ hỏi đó là công việc gì, làm ở đâu, lương bao nhiêu. Tôi nói chỉ có 2.000 RM (10 triệu đồng). Họ gật đầu và nói đó là mức lương bình thường của sinh viên mới ra trường.
Thành thật mà nói, tôi không muốn mọi người trong nhà biết lương thực sự của mình. Lý do là gia đình tôi thuộc kiểu thích xin tiền. Nếu con cái mà không đưa tiền cho bố mẹ, sẽ bị coi là sống vô ơn, bất hiếu, kiêu ngạo. Khi nhìn thấy bố mẹ hằng ngày, tôi bị dằn vặt bởi cảm giác nói dối. Tôi không biết phải làm gì bây giờ”.
Theo như những gì cô gái này chia sẻ, vì nhu cầu trang trải và dành dụm cho bản thân, cô cảm thấy cần phải nói dối bố mẹ để ngăn họ xin tiền mình. Vì lời nói dối này mà cô sống trong cảm giác tội lỗi thường xuyên. Bài đăng của cô thu hút sự chú ý của cư dân mạng, nhiều người tỏ ra thông cảm khi có bố mẹ xem con cái như máy ATM trong nhà, đó cũng là trường hợp mà nhiều người cũng đang gặp phải.
Bố chồng đột ngột bàn giao nhà đất cho vợ chồng tôi để vào viện dưỡng lão
Khi bố chồng nói lý do muốn vào viện dưỡng lão, vợ chồng tôi đều ngỡ ngàng.
Mẹ chồng tôi mất từ 5 năm trước. Lúc đó, bố chồng rất suy sụp, ông mất ngủ thường xuyên và phải dùng đến thuốc an thần. Thương ông, vợ chồng tôi thường an ủi, động viên và đăng ký cho ông tham gia khóa học khiêu vũ với hi vọng ông sớm vượt qua nỗi đau mất vợ.
Ban đầu bố chồng tôi phản đối gay gắt chuyện học khiêu vũ. Ông nói tuổi đã già mà còn đi nhảy nhót chẳng khác nào làm trò cười cho thiên hạ. Tôi phải giải thích rất nhiều ông mới chịu đi tập thử. May mắn là ông nhanh chóng làm quen với không khí và sự vui vẻ ở câu lạc bộ. Tuần nào, đều đặn tối thứ 2, 4, 6, ông đều thay đồ đẹp rồi đi tập với vài người hàng xóm. Việc tham gia câu lạc bộ còn giúp ông cởi mở hơn, tham gia những hoạt động từ thiện ý nghĩa. Vợ chồng tôi mừng rỡ khi thấy bố đã lấy lại tinh thần, trẻ trung và thoải mái hơn trước đây.
Vậy mà đột ngột ông bàn giao nhà cửa cho chúng tôi, một mực đòi vào viện dưỡng lão ở. Chồng tôi ngỡ ngàng, hỏi lý do và khẳng định nếu như ông không vừa lòng ở con cái điều gì thì cứ nói để chúng tôi sửa đổi. Còn chuyện vào viện dưỡng lão thì ông nên suy nghĩ lại.
Lúc này, bố chồng mới kể ra, trong thời gian ông tham gia câu lạc bộ khiêu vũ, có tìm hiểu và thương một người phụ nữ góa chồng, nhỏ hơn ông 2 tuổi. Nhưng bây giờ con cái bà ấy bắt bà vào viện dưỡng lão ở vì không muốn chăm sóc. Thương bà nên ông muốn đến ở cùng để tiện săn sóc và gần gũi bà hơn. Ở viện dưỡng lão cũng nhiều người già, ông cũng dễ trò chuyện hơn.
Ông còn nói nếu như chúng tôi muốn thì thường xuyên dẫn cháu vào thăm ông. Còn ý ông đã quyết rồi nên không thay đổi nữa.
Vợ chồng tôi không ngờ bố lại vì một người phụ nữ mà định vào viện dưỡng lão ở. Tôi hiểu ông muốn tìm người bầu bạn về già nhưng đây không phải là cách hay. Tôi có nên bàn với chồng, đón người phụ nữ kia về nhà, xem như vợ thứ 2 của bố không? Như vậy vừa được tiếng là người con hiếu thảo mà vừa giữ được bố ở nhà với chúng tôi.
Mua tặng mẹ chồng chiếc áo 2 triệu, bà bán lại với giá 300 ngàn đồng Khi cô hàng xóm mặc áo sang chơi, tôi kinh ngạc tột độ bởi đây vốn là chiếc áo tôi tặng mẹ chồng mình. Ảnh minh họa Mẹ chồng tôi tính rất tiết kiệm, hiếm khi dám chi tiền mua cái áo cái quần mới. Đa số đồ bà mặc đều là đồ cũ của dì (chị 2 của mẹ) cho. Trong khi...