Số người già trên 100 tuổi Nhật Bản nhiều nhất thế giới
Điều này cho thấy Nhật Bản càng ngày càng đối mặt với tình trạng già hóa dân số và thiếu nguồn nhân lực.
Theo số liệu thống kê của Chính phủ Nhật Bản, tính đến ngày 30/9/2018, số người từ 100 tuổi trở lên tại Nhật Bản đạt con số kỷ lục là trên 69.000 người. Điều này cho thấy Nhật Bản càng ngày càng đối mặt với tình trạng già hóa dân số và thiếu nguồn nhân lực.
Một cụ ông rèn luyện thể lực tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, số người cao tuổi vận động vì muốn tăng cường sức khỏe ngày càng tăng. Theo khảo sát hàng năm do Cục Thể thao Nhật Bản tiến hành trong năm tài chính 2017, số nữ giới từ 65 tuổi trở lên và nam giới từ 70 tuổi trở lên tập luyện thể thao mỗi ngày tăng cao kỷ lục. Ngoài ra, tại Nhật Bản còn có những câu lạc bộ leo núi dành cho người cao tuổi được người già rất ưa thích.
Chính phủ đang kêu gọi người dân tăng cường vận động để có thể cắt giảm chi phí y tế và điều dưỡng ngày càng gia tăng cũng như nâng chỉ số “sống lâu khỏe mạnh”.
Theo điều tra năm 2016 của Bộ Y tế, chỉ số này ở nữ giới là 74,79 tuổi và ở nam giới là 72,14 tuổi. Cả hai con số này đều cao hơn so với điều tra được tiến hành vào năm 2015.Chỉ số “sống lâu khỏe mạnh” là số năm một người có thể sống mà không cần phải chăm sóc.
Giáo sư Naito Hisashi thuộc Khoa Khoa học Sức khỏe và Thể thao, Đại học Juntendo cho biết dù bao nhiêu tuổi, nhưng nếu vận động, cơ thể sẽ tiếp tục hoạt động và dẻo dai. Ông hy vọng Thế vận hội Tokyo 2020 sẽ là cơ hội để người dân lại quan tâm đến thể dục thể thao./.
Theo vov
Video đang HOT
Miền Bắc rét đến mức trẻ bị méo mặt
Những ngày gần đây, tại miền Bắc nhiệt độ giảm sâu kèm theo mưa khiến nhiều người phải nhập viện, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.
Tại Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương, các bác sĩ cho biết thời tiết lạnh đột ngột kèm mưa , gió rét buốt là điều kiện thuận lợi cho virus phát triển , gây nhiễm khuẩn đường hô hấp khiến trẻ đến khám vì viêm họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm phổi... những ngày qua tăng nhẹ 10%-15%.
Nhiều trẻ bị liệt mặt, méo miệng
Thời tiết lạnh rét cũng gây nhiều khó khăn cho các gia đình đưa con đi khám bệnh. bệnh nhi được cha mẹ đưa đến khám cũng được ủ kín trong chăn ấm do sợ trời quá lạnh dẫn đến bệnh chồng bệnh cho bệnh nhi.
Theo chị Lê Thị Thúy Hường (38 tuổi, trú quận Hà Đông, TP Hà Nội), con trai 11 tháng của chị bị ho sốt đã hai ngày nay. Tuy nhiên, do trời quá lạnh nên gia đình ngại không đưa con đi xa lên BV.
"Nhưng nay thấy tình trạng cháu nặng quá, nổi mẩn đỏ khắp người, tôi sợ có ảnh hưởng gì không hay nên sáng sớm gia đình đã thuê taxi từ Hà Đông lên đây. Tiền khám ít nhưng tiền di chuyển rất tốn kém" - chị Hường nói.
Đáng chú ý là tình hình gió rét tại khu vực phía Bắc đã khiến nhiều bệnh nhi phải nhập viện do liệt mặt, méo miệng. Cụ thể, tại BV Châm cứu Trung ương những ngày gần đây tiếp nhận hơn 10 ca bệnh nhi bị liệt mặt, méo miệng vào điều trị.
Điển hình là bệnh nhi NTH (ba tuổi, huyện Vũ Thư, Thái Bình) vào viện trong tình trạng không ngậm chặt được miệng, một mắt nhắm không kín, cười miệng méo xệch. Gia đình cho hay khoảng một tuần trước, cháu được mẹ chở xuống nhà bà ngoại chơi. Sau một đêm, bà ngoại thấy cháu cười lệch nên cho lên BV Châm cứu Trung ương điều trị.
Còn trường hợp bệnh nhi NKO (một tuổi, ở Hải Dương) bị liệt dây thần kinh ngoại biên bên phải. Mẹ của bé cho biết cháu mắc bệnh khoảng hai tháng nay và nguyên nhân cũng là do nhiễm lạnh.
BV Bạch Mai (Hà Nội) dùng đèn sưởi ấm cho bệnh nhân đến khám. Ảnh: HÀ PHƯỢNG
ThS-BS Đặng Thị Hoàng Tuyên, Trưởng khoa Nhi BV Châm cứu Trung ương, cho biết liệt dây thần kinh ngoại biên số 7 do lạnh theo Đông y là do phong hàn gây nên. Mùa đông, thời tiết giảm sâu kéo theo những đợt rét đậm, rét hại sẽ dẫn đến tình trạng gia tăng của bệnh.
Trong số đó, trẻ em có nhiều nguy cơ mắc bệnh là những trẻ có sức đề kháng kém, khi gặp lạnh không được giữ ấm, đeo khẩu trang, tắm muộn...
Khoa Nhi BV Hữu nghị Việt Nam-Cuba trong những ngày thời tiết lạnh, số bệnh nhi đến khám và điều trị không tăng. Theo BS Nguyễn Thị Anh Xuân, trưởng khoa, do lạnh nên phụ huynh lười đưa con đi khám, cố đợi thời tiết ấm lên mới đến BV hoặc tự mua thuốc điều trị. Do đó khi nhiệt độ tăng lên, số bệnh nhi nhập viện cũng tăng theo.
Người già mắc bệnh tim mạch
Ghi nhận tại khoa Nội tim mạch người lớn (Trung tâm Tim mạch, BV E), số bệnh nhân tim mạch cũng có xu hướng gia tăng khi thời tiết lạnh kéo dài những ngày vừa qua.
Theo các bác sĩ, do cơ chế sinh học, dưới ảnh hưởng của thời tiết lạnh giá, mạch máu giảm tính đàn hồi, lòng mạch bị thu hẹp khiến lưu lượng máu đến não giảm 1/5 so với bình thường, dẫn đến gia tăng bệnh nhân tim mạch trong mùa lạnh.
Y tế Hà Nội sẵn sàng cho mùa rét
Trong những đợt giá rét, ngành y tế sẽ tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống rét cho bệnh nhân. Ngoài việc sẵn sàng đủ thuốc, giường bệnh, phương tiện cấp cứu, bảo đảm thiết bị giữ ấm cho người bệnh nội trú, các BV nên thiết lập các khu vực chờ kín gió cho người nhà bệnh nhân cũng như người bệnh đến khám ngoại trú.
Ông NGUYỄN KHẮC HIỀN, Giám đốc Sở Y tế TP Hà Nội
Bên cạnh đó, vào mùa đông các mạch máu dễ co lại làm tăng huyết áp, tăng áp lực trong lòng mạch. Với người đã có biến chứng xơ vữa động mạch hay huyết khối, mạch máu dễ bị tắc, thậm chí có thể vỡ mạch máu dẫn đến xuất huyết não, đột quỵ với nguy cơ tử vong và các biến chứng vô cùng nặng nề.
Các bác sĩ khuyến cáo để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh, phụ huynh nên giữ ấm cho trẻ khi thời tiết lạnh sâu, thay đổi đột ngột. Khi cho trẻ chơi, nên chọn nơi không có gió lùa, nhiệt độ luôn ổn định. Đặc biệt, cần cho trẻ ăn uống đủ chất, đủ năng lượng để chống đỡ với trời lạnh.
Ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế TP Hà Nội, cho biết đã yêu cầu các BV chuẩn bị đầy đủ phương tiện phòng, chống rét cho người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh, nơi chờ khám bệnh, các buồng điều trị phải kín gió, có đủ chăn, đệm, lò sưởi...
Bên cạnh đó, các BV phải bố trí đầy đủ số thuốc cấp cứu, giường bệnh, phương tiện cấp cứu để kịp thời xử lý các trường hợp mắc các bệnh đột ngột do cảm lạnh, viêm đường hô hấp cấp, các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ... Trường hợp người bệnh phải chuyển tuyến, cần giữ ấm trong quá trình vận chuyển, đặc biệt là trẻ em, trẻ sơ sinh và người già.
Bệnh viện chống rét cho bệnh nhân
Trong những ngày rét đậm, rét hại, các khoa, phòng của BV K, BV Nhiệt đới Trung ương, BV Việt Đức... đã rà soát, tăng cường hệ thống điều hòa hai chiều, máy sưởi, chăn ấm, các thiết bị giữ ấm... cho các bệnh nhân đến khám bệnh và điều trị nội trú cũng như bệnh nhân ngoại trú chống rét.
Đặc biệt, các khoa Cấp cứu, Khám bệnh của một số BV đã triển khai việc cung cấp suất ăn tận phòng bệnh phục vụ các bệnh nhân nặng, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn hoặc bệnh nhân tạm thời chưa có người nhà chăm sóc... Ngoài ra, tại các phòng mổ, phòng hồi sức tích cực, phòng cấp cứu, lò sưởi, máy điều hòa làm ấm luôn được bật để người bệnh đỡ lạnh.
Hải Âu
Theo Tiền phong
Lối sống nhiệt huyết vượt qua bệnh tật của cố Tổng thống Bush Nhảy dù để mừng sinh nhật, giữ tâm thái tốt và yêu đời là cách mà cựu Tổng thống George H. W. Bush đối phó với bệnh tật của mình. Cựu tổng thống Mỹ George H. W. Bush qua đời tối 30/11, thọ 94 tuổi. "Cha yêu con, con trai" là câu nói cuối cùng trong điện thoại mà Bush "cha" dành cho...