Sợ người dân không sinh con, Trung Quốc siết chặt dịch vụ triệt sản
Mệt mỏi sau hai lần sảy thai và chăm sóc con trai hiện tại, Zhao Zihuan và chồng quyết định chỉ sinh một con và đi triệt sản.
Tuy nhiên, họ bị hai bệnh viện từ chối làm thủ thuật.
Y tá chăm sóc trẻ sơ sinh tại bệnh viện ở Quý Châu, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Theo tờ Washington Post, bác sĩ cho hai vợ chồng Zhao biết rằng họ bị cấm thắt ống dẫn tinh cho nam giới theo quy định mới về kế hoạch hóa gia đình của Trung Quốc.
Suốt hơn 30 năm qua, giới chức Trung Quốc buộc người dân triệt sản để kiềm chế dân số tăng. Giờ đây, họ lại cố gắng làm ngược lại khi tỷ lệ sinh giảm mạnh, đe dọa ổn định xã hội và kinh tế. Các bệnh viện từ chối phục vụ nam giới muốn thắt ống dẫn tinh.
Trung Quốc ghi nhận 8,5 ca sinh/1.000 dân năm 2020, mức thấp nhất trong hơn 70 năm qua. Là một trong những nước có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới (1,3 con/phụ nữ), tỷ lệ sinh của Trung Quốc còn dưới Nhật Bản. Dự báo dân số Trung Quốc có thể bắt đầu giảm sau vài năm nữa.
Video đang HOT
Dù vậy, các nỗ lực để đảo ngược xu hướng đều thất bại khi ngày càng nhiều cặp vợ chồng Trung Quốc không muốn sinh con.
Luật kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc bảo vệ quyền sinh đẻ của công dân, trong đó có cả quyền tránh thai. Không có lệnh cấm chính thức về thủ thuật thắt ống dẫn tinh, nhưng bệnh viện thực hiện thủ thuật này cho nam giới và cả thủ thuật cho phụ nữ phải được sở y tế cấp huyện cho phép.
Một số cặp vợ chồng lo giới chức có thể dùng các biện pháp mạnh tay hơn với người muốn triệt sản. Theo hướng dẫn của Quốc vụ viện công bố hồi tháng 9, chính quyền địa phương cần cố gắng giảm số ca phá thai vì lý do không liên quan y tế.
12 bệnh viện công mà tờ Washington Post liên lạc phỏng vấn cho biết họ không còn cung cấp dịch vụ thắt ống dẫn tinh. Sáu bệnh viện cho biết họ vẫn thực hiện thủ thuật này, nhưng một bệnh viện không thực hiện cho nam giới chưa lập gia đình.
Các cặp vợ chồng và nam giới độc thân muốn triệt sản đều bị bác sĩ từ chối với lý do họ sẽ hối hận sau này. Một số cặp vợ chồng cần giấy đăng ký kết hôn và bằng chứng đã có con thì mới được làm thủ thuật triệt sản.
Zhou Muyun, 23 tuổi ở Quảng Châu, cho biết đã không thể triệt sản trong năm nay. Anh và bạn gái vừa dọn vào sống cùng nhau và muốn theo phong cách sống không con cái. Zhou cũng bị hai bệnh viện từ chối với lý do anh còn quá trẻ.
Trong thời kỳ áp dụng chính sách một con, thắt ống dẫn tinh phổ biến hơn ở các tỉnh mà chính quyền quyết liệt hơn.
Một số cặp vợ chồng Trung Quốc chỉ sinh một con. Ảnh: Reuters
Khi Trung Quốc nới lỏng quy định kế hoạch hóa gia đình, số người thắt ống dẫn tinh giảm từ 149.432 năm 2015 xuống 4.742 năm 2019.
Theo một số học giả Trung Quốc, triệt sản không bị cấm nhưng không được khuyến khích, đặc biệt là khi Trung Quốc cho phép vợ chồng sinh ba con từ tháng 5 vừa rồi.
Sau khi có chính sách ba con, vợ chồng Zhao cảm thấy càng cần phải sớm triệt sản vì sợ chính phủ có thể hạn chế phá thai hoặc tiếp cận biện pháp tránh thai. Tuy nhiên, chồng Zhao đi khắp 6 bệnh viện ở Phúc Kiến và rồi sau đó tìm được một chỗ cách nhà gần 2.000km ở Tứ Xuyên đồng ý thực hiện thủ thuật. Khi chồng Zhao nằm trên bàn phẫu thuật, bác sĩ vẫn cố khuyên anh quyết định lại. Sau khi phẫu thuật xong hồi tháng 3, thì anh nghe nói bệnh viện này đã ngừng dịch vụ.
Với trường hợp của Zhou và bạn gái, khi họ muốn Zhou triệt sản thì bác sĩ lại gợi ý bạn gái anh đặt vòng. Theo Phó giáo sư Yue Quan tại Đại học British Columbia, điều này cho thấy quan niệm truyền thống rằng phụ nữ phải chịu gánh nặng trong tránh thai và đây là truyền thống gia trưởng từ lâu nay. Bà nói: “Đàn ông không bao giờ là trung tâm trong các vấn đề liên quan hôn nhân, gia đình, sinh đẻ, tránh thai”.
Hé lộ 'núi nợ' ngầm lên đến 8.200 tỷ USD của nền kinh tế Trung Quốc
Theo tập đoàn Goldman Sachs, tổng nợ từ các công ty tài chính của chính quyền địa phương (LGFV - nợ ngầm của chính quyền địa phương) tại Trung Quốc đã lên tới 53.000 tỉ nhân dân tệ, tương đương 8.200 tỉ USD.
Nợ ngầm của chính quyền địa phương là một nguy cơ đối với kinh tế Trung Quốc. Ảnh: VCG
Theo các chuyên gia kinh tế của Goldman Sachs, con số này tương đương với 52% GDP của Trung Quốc và tăng mạnh so với mức nợ 16.000 tỉ nhân dân tệ ghi nhận từ LGFV năm 2013. Khoản nợ ngầm cấp chính quyền địa phương này cũng đã lớn hơn tổng số nợ chính phủ được Trung Quốc công bố chính hức.
LGFV là công cụ để cho các chính phủ vay mượn tiền, nhưng không làm số tiền vay này xuất hiện trên bản cân đối kế toán. Về bản chất, các thị trường tài chính đều coi đây là nợ chính phủ. Tại Trung Quốc, các khoản vay từ LGFV chủ yếu tập trung đầu tư cho xây dựng, vận tải, các tập đoàn công nghiệp quy mô, với ba lĩnh vực này chiếm đến 40% tổng nợ LGFV.
Trong năm 2020, tiền thu được từ khoảng 60% lượng trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành là để trả khoản nợ vay cho kỳ thanh năm tài khóa 2020-2021, chứ không phải là cho các dự án đầu tư mới. Giang Tô là tỉnh đứng đầu về nợ LGFV, với tổng 8.000 tỉ nhân dân tệ (1.237 tỉ USD). Tính theo tỉ lệ nợ trên tổng GDP, Thiên Tân, Bắc Kinh, Tứ Xuyên, Quý Châu, Cam Túc là những tỉnh, thành phố có mức nợ LGFV cao nhất cả nước.
Đầu năm 2021, Chính phủ Trung Quốc triển khai chủ trương giảm nợ LGFV, khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, tạo dư địa để nhà điều hành tập trung xử lý nguy cơ tài chính. Nhưng ở thời điểm hiện nay, kinh tế Trung Quốc đang đối diện với chiều hướng không thuận, khi tiêu dùng nội địa giảm, thị trường nhà đất suy yếu, thiếu hụt điện năng ảnh hưởng đến sản xuất, đứt gãy chuỗi cung. Điều này sẽ buộc chính phủ phải tính toán lại biện pháp mạnh tay trong kiểm soát nợ.
"Cần mở rộng phát hành trái phiếu địa phương và tăng cường độ linh hoạt của tài chính địa phương để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh doanh số từ khu vực bất động sản đang chậm lại", nhóm chuyên gia của Goldman Sachs do Maggie Wei đứng đầu nêu quan điểm trong báo cáo.
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo số liệu của NHC, trong số...