Số người chết vì COVID-19 tại Mỹ đã nhiều hơn dân số của 1 bang
Tổng số người chết vì dịch tính từ đầu năm 2020 đến nay ở Mỹ đã vượt mốc 900.000 vào ngày 4-2, theo thống kê của nhiều báo đài Mỹ.
Con số này là gần bằng hoặc nhiều hơn dân số của một vài bang ít dân ở Mỹ như South Dakota.
Những lá cờ trắng tượng trưng cho người mất vì COVID-19 trong dự án tưởng niệm các nạn nhân COVID-19 tại Mỹ vào tháng 10-2021 – Ảnh: REUTERS
Số liệu của Hãng tin Reuters cho thấy tính từ ngày 12-12 đến nay, cả nước Mỹ ghi nhận 100.000 ca tử vong vì COVID-19. Đây cũng là giai đoạn biến thể Omicron xâm nhập và bùng phát mạnh tại Mỹ.
Tính từ lúc ca bệnh đầu tiên được phát hiện vào đầu năm 2020 đến nay, Mỹ đã có 904.067 người chết vì COVID-19, nhiều hơn toàn bộ dân số của bang South Dakota – bang đứng thứ 7 về diện tích ở Mỹ.
Video đang HOT
Với con số này, Mỹ tiếp tục là nước có nhiều người chết vì dịch nhất thế giới, tiếp theo là Nga, Brazil và Ấn Độ với hơn 1,8 triệu ca tử vong cộng lại. Về tỉ lệ tử vong tính trên đầu người, Mỹ đứng thứ 20 trong khi Peru và Nga là hai nước đứng đầu.
Mặc dù số ca tử vong chạm cột mốc buồn, có nhiều tín hiệu cho thấy nước Mỹ đang trong giai đoạn “sau cơn mưa trời lại sáng”.
Theo Reuters, tỉ lệ tử vong và số ca tử vong hàng ngày đang chững lại trong bối cảnh làn sóng Omicron bắt đầu lắng xuống. Thống kê cấp liên bang cho thấy phần lớn người tử vong thuộc nhóm chưa tiêm chủng.
Số ca tử vong trung bình trong 7 ngày đã giảm còn 2.592 người so với 3.300 ca/ngày trong đỉnh điểm do đợt bùng phát của biến thể Delta vào tháng 1-2021.
Tốc độ gia tăng số ca tử vong tại Mỹ tính từ đầu dịch – Ảnh chụp màn hình New York Times
Trên toàn quốc, trung bình mỗi ngày có 354.000 ca nhiễm COVID-19 mới, bằng gần một nửa so với cách đây chưa đầy hai tuần và giảm so với mức cao nhất gần 806.000 ca vào ngày 15-1.
Sự cải thiện đặc biệt rõ rệt ở các thành phố phía đông, nơi bị Omicron tấn công sớm nhất ở Mỹ. Tại hạt Cuyahoga của Ohio (nơi có thành phố Cleveland), trung bình mỗi ngày ghi nhận dưới 300 ca – giảm so với 3.200/ngày vào Giáng sinh.
Thành phố New York ghi nhận trung bình 3.500 trường hợp mỗi ngày, giảm so với 40.000 trường hợp chưa đầy một tháng trước. Hạt Cook của bang Illinois – hạt đông dân thứ hai của Mỹ – thì ghi nhận trung bình 2.200 trường hợp mỗi ngày, giảm từ 12.000 trường hợp vào giữa tháng 1.
Giới chức Mỹ tin rằng làn sóng Omicron đang qua đi và một khi số ca nhập viện thuyên giảm, nước Mỹ sẽ bước sang giai đoạn mới. Tuy nhiên, cũng có một số người thận trọng cho rằng bức tranh chưa hoàn chỉnh vì còn nhiều người bị nhiễm khi tự xét nghiệm tại nhà nhưng không khai báo y tế.
Brazil cho phép sử dụng vaccine Coronavac của Trung Quốc cho trẻ em
Ngày 20/1, Cơ quan Giám sát dịch tễ quốc gia Brazil (Anvisa) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 Coronavac của hãng Sinovac Biotech (Trung Quốc) cho trẻ em và trẻ vị thành niên từ 6-17 tuổi trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp tại quốc gia Nam Mỹ này.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng Sinovac Biotech (Trung Quốc). Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, vaccine sử dụng cho nhóm đối tượng trên được sản xuất tại bang Sao Paulo của Brazil theo thỏa thuận giữa nước này và Trung Quốc. Quyết định trên được Ban Giám đốc Anvisa nhất trí thông qua theo đề xuất của Viện nghiên cứu Butantan ở Sao Paulo sau khi đánh giá kết quả thử nghiệm, bảo đảm tính an toàn và hiệu quả của loại vaccine này.
Thống đốc bang Sao Paulo, ông Joao Doria, cho biết hiện nay Viện Butantan, một trong những trung tâm nghiên cứu hàng đầu của Brazil, đang có 15 triệu liều vaccine Coronavac sẵn sàng đưa vào phân phối và sử dụng trên toàn quốc. Như vậy, đây là loại vaccine thứ hai được cấp phép sử dụng khẩn cấp cho trẻ em tại Brazil, sau vaccine của hãng Pfizer/BioNTech. Brazil cho phép tiêm vaccine cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên vào tháng 6/2021 và từ 5-11 tuổi vào tháng 12/2021.
Brazil là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19 và hiện đang phải đối phó với làn sóng dịch mới sau sự xuất hiện biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2. Ngày 19/1, quốc gia Nam Mỹ này lần đầu tiên ghi nhận hơn 200.000 ca mắc mới trong 24 giờ và hiện đã có 23,5 triệu người mắc căn bệnh này, trong đó hơn 622.000 trường hợp tử vong.
Tại Ấn Độ, chính quyền thủ đô New Delhi ngày 20/1 đã ra chỉ thị giới hạn chi phí xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp RT-PCR tại các bệnh viện và phòng xét nghiệm tư nhân ở mức 300 rupee (khoảng 4 USD), giảm 40% so với 500 rupee trước đó.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, giá xét nghiệm kháng nguyên nhanh (RAT) tại các cơ sở tư nhân cũng giảm từ 300 rupee xuống còn 100 rupee. Ngoài ra, việc lấy mẫu tại nhà và xét nghiệm sẽ có giá 500 rupee so với 700 rupee trước đó. Tại các trung tâm và bệnh viện của chính quyền thành phố, xét nghiệm RT-PCR và RAT được thực hiện miễn phí.
Tháng 11/2020, chính quyền New Delhi giới hạn chi phí xét nghiệm RT-PCR tại các bệnh viện và phòng xét nghiệm tư nhân ở mức 800 rupee và vào tháng 8 năm ngoái tiếp tục yêu cầu giảm xuống còn 500 rupee. Sở Y tế New Delhi đã chỉ đạo tất cả các bệnh viện và phòng xét nghiệm tư nhân phải niêm yết mức giá xét nghiệm đã điều chỉnh ở nơi dễ thấy trong vòng 24 giờ, đồng thời cũng yêu cầu các cơ sở tư nhân xử lý mẫu phẩm trong vòng 12 giờ sau khi nhận được tại phòng xét nghiệm.
Ngày 20/1, New Delhi ghi nhận 12.306 ca mắc COVID-19 mới và 43 trường hợp tử vong do virus SARS-CoV-2 trong 24 giờ. Số ca nhiễm mới đã giảm đáng kể từ mức 28.867 ca ghi nhận hôm 13/1. Trên toàn Ấn Độ, nước này cùng ngày ghi nhận 317.532 ca bệnh mới, mức cao nhất trong hơn 8 tháng qua.
Thế giới đã ghi nhận trên 386 triệu ca mắc COVID-19 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 3/2 (giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng trên 386 triệu ca mắc COVID-19 và 5,7 triệu ca tử vong. Số ca hồi phục là gần 306 triệu ca. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Jammu, thủ phủ mùa đông của khu vực Kashmir do...