Số người chế.t trong cháy rừng ở Mỹ tiếp tục tăng, Canada và Mexico cử lực lượng hỗ trợ
Ngày 10/1, chính quyền địa phương cho biết số lượng người thiệ.t mạn.g vì các đám cháy rừng ở Los Angeles ( California, Mỹ) tiếp tục tăng.
Dự báo gió mạnh sẽ quay trở lại khiến cho tình hình càng trở nên phức tạp hơn.
Cháy rừng dữ dội tại Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Theo cơ quan phòng cháy chữa cháy California, 5 vụ cháy rừng vẫn đang diễn ra ở Los Angeles, thiêu rụi hơn 14.000 ha – một diện tích tương đương với Miami. Đám cháy lớn nhất là Palisades, được đán.h giá là đám cháy có sức tàn phá lớn nhất trong lịch sử của Los Angeles, đã thiêu rụi hơn 8.000 ha, bao gồm các vùng đất ven biển giữa Santa Monica và Malibu.
Tuy lực lượng cứu hỏa thông báo đã đạt được một số tiến triển nhất định trong ngày 10/1 nhưng dự báo gió lớn quay trở lại sẽ làm gia tăng những mối đ.e dọ.a đối với khu vực này.
Theo Giám đốc Sở Cứu hỏa bang California, ông David Acuna, công tác sơ tán người dân khỏi đám cháy Palisades vẫn tiếp tục vào ngày 10/1 và lực lượng ứng phó khẩn cấp cũng điều động nhân sự, tăng cường thiết bị chữa cháy đến khu vực. Ông cho biết, dự đoán đường đi của đám cháy là một thách thức không hề nhỏ. Ông nói: “Một trong những vấn đề chúng tôi đang gặp phải hiện nay là trong vòng 30 phút tới, không thể biết đám cháy sẽ xảy ra ở đâu”.
Đám cháy Eaton gần Altadena và Pasadena chỉ mới được khống chế khoảng 3% khi lan rộng đến hơn 5.000ha. Một số đám cháy khác đã bùng phát trên khắp Los Angeles khi gió mạnh vẫn tiếp tục thổi, trong đó có cả đám cháy Kenneth bùng phát vào ngày 9/1 gần Woodland Hills.
Các đám cháy đã biến nhiều khu vực thành tro bụi, phá hủy hơn 10.000 ngôi nhà và khiến chính quyền địa phương phải ban hành lệnh sơ tán tới hơn 150.000 cư dân. Theo công bố mới nhất của Los Angeles, ít nhất 11 người đã thiệ.t mạn.g trong 2 vụ cháy lớn nhất, trong đó 6 người t.ử von.g trong đám cháy Eaton và 5 người t.ử von.g trong đám cháy Palisades.
Vào ngày 10/1, cuộc chiến chống giặc lửa tại Los Angeles đã trở thành một nỗ lực quốc tế khi Mexico và Canada tuyên bố sẽ điều lính cứu hỏa và các nguồn lực khác đến California. Chiều 10/1 (theo giờ địa phương), Thống đốc California Gavin Newsom thông báo rằng lính cứu hỏa từ Mexico đang trên đường đến vị trí đám cháy Eaton, tham gia cùng hơn 10.000 nhân lực chữa cháy tại khu vực. Vệ binh Quốc gia và các lực lượng của các bang lân cận cũng đã triển khai các lực lượng đến California để ứng cứu và đối phó với thảm họa cháy rừng.
Cảnh báo và hướng dẫn của chính quyền
Chính quyền bang California và liên bang đã phát đi nhiều thông báo về tình hình cũng như các hoạt động chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.
Về nguồn nước, người dân ở Altadena, Malibu, Pasadena, Pacific Palisades và một phần phía bắc của Thung lũng San Fernando, bao gồm cả Sylmar đã được khuyến cáo đun sôi nước, trong khi chính quyền yêu cầu người dân sử dụng nước đóng chai do lo ngại nhiễm khuẩn.
Lệnh giới nghiêm đã được ban hành cho các khu vực sơ tán bắt buộc liên quan đến đám cháy Palisades và Eaton từ 18 giờ tối 10/1 đến 6 giờ sáng 11/1 (theo giờ Mỹ). Cảnh sát trưởng Los Angeles Robert Luna cảnh báo những người không tuân thủ lệnh giới nghiêm sẽ có thể bị bắt giữ.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cam kết chính phủ liên bang sẽ chi trả toàn bộ chi phí ứng phó cháy rừng ở Nam California trong 180 ngày. Ông Biden cũng tuyên bố sẽ ngay lập tức hỗ trợ tài chính và kêu gọi những người bị ảnh hưởng bởi các vụ cháy tàn khốc hãy truy cập disasterassistance.gov hoặc gọi đến số 1-800-621-3362 để được trợ giúp.
Theo PowerOutage.us, hơn 184.000 ngôi nhà và doanh nghiệp trên khắp California bị mất điện vào chiều 10/1. Trong khi đó học khu tại Los Angeles thông báo tất cả các cơ sở của mình sẽ đóng cửa vào ngày 10/1 do cháy và chất lượng không khí nguy hiểm. Đại học California, Los Angeles đã hủy các lớp học trực tiếp vào ngày 10/1.
Dự báo sức gió trong tuần tới
Cơ quan dự báo cho biết nhiều khả năng gió Santa Ana sẽ thổi qua miền Nam California trong vài ngày tới. Điều này có thể làm trầm trọng thêm tình hình các vụ cháy rừng trên khắp khu vực. Theo đó, các đợt gió giật mạnh nhất dự kiến sẽ xảy ra vào đầu tuần tới, đặc biệt là đêm 13/1 và kéo dài đến ngày 14/1. Những đợt gió đo ở tốc độ gần 160 km/giờ không khác gì tiếp thêm nhiên liệu cho những cơn bão lửa dữ dội. Tuy nhiên, nhà khí tượng học cấp cao Heather Zehr tại AccuWeather cho biết: “Chúng tôi dự báo gió không mạnh như hồi đầu tuần này”.
Los Angeles vẫn nằm trong tình trạng cảnh báo cờ đỏ vào sáng và chiều 10/1 với sức gió dự kiến từ khoảng 50-75 km/giờ và một số cơn gió giật lên tới hơn 100 km/giờ.
Điều tra vấn đề cung cấp nguồn nước cho chữa cháy
Thống đốc California đã công bố một cuộc điều tra độc lập về các vấn đề cung cấp nước – điều có thể đã cản trở nỗ lực chữa cháy.
Trong lá thư gửi tới lãnh đạo của Sở điện nước Los Angeles và Công trình công cộng Los Angeles, ông Newsom cho biết, việc mất áp suất nước ở các vòi cứu hỏa địa phương và tình trạng không có nước từ hồ chứa Santa Ynez là rất đáng lo ngại. Ông cho biết các quan chức phụ trách cứu hỏa và nước của bang sẽ tiến hành đán.h giá độc lập về nguyên nhân gây ra sự cố.
Thống đốc lưu ý rằng các vòi cứu hỏa địa phương không được thiết kế để dập tắt các đám cháy rừng lớn, nhưng việc mất nguồn cung cấp nước ở đây có thể làm giảm nỗ lực bảo vệ một số ngôi nhà và hành lang sơ tán.
Trong một bài đăng trên mạng xã hội X, ông Newson viết: “Chúng tôi cần câu trả lời để đảm bảo điều này không xảy ra nữa và chúng tôi có mọi nguồn lực để dập tắt những đám cháy thảm khốc này”.
Thông báo của thống đốc được đưa ra trong bối cảnh có nhiều ch.ỉ tríc.h về tình trạng thiếu nước nghiêm trọng trong giai đoạn đầu vụ cháy.
Ngày 9/1, Tổng thống Joe Biden cho biết các công ty điện địa phương đã cắt điện vì lo ngại đường dây điện có thể gia tăng tình trạng hỏa hoạn. Nhưng ông cho rằng động thái này đã cản trở hoạt động bơm nước để dập lửa. Hạ nghị sĩ California Judy Chu, người đại diện cho khu vực Los Angeles nơi xảy ra hỏa hoạn, cũng đề cập đến những nội dung Tổng thống Biden đã phát biểu nêu trên.
Trước đó vào ngày 8/1, Tổng giám đốc điều hành Sở điện nước Los Angeles Janisse Quinones cho biết đến 3 giờ sáng ngày 8/1, 3 bể chứa nước gần 4 triệu lít của công ty tiện ích thành phố ở khu vực Palisades đã cạn, làm giảm lưu lượng nước tại các vòi cứu hỏa. “Nhu cầu gấp 4 lần bình thường trong 15 giờ liên tục, điều này đã làm giảm áp lực nước của chúng tôi”, ông Quinones nói thêm.
Ngoài ra, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã ch.ỉ tríc.h Thống đốc bang California đã không chuẩn bị tốt cho nhiệm vụ chữa cháy. Đáp lại, Thống đốc Newsom cũng đã mời ông Trump đến California và gặp gỡ những người bị ảnh hưởng bởi các vụ cháy rừng. Trong một lá thư vào ngày 10/1 gửi tới vị Tổng thống sắp nhậm chức Trump, ông Newsom cho biết: “Hàng trăm nghìn người Mỹ – những người phải rời bỏ nhà cửa và lo sợ cho tương lai – xứng đáng được chứng kiến tất cả chúng ta làm việc vì lợi ích tốt nhất của họ, để đảm bảo phục hồi và tái thiết nhanh chóng”.
Cảnh báo về chất lượng không khí
Tại Pasadena, chất lượng không khí ở mức không tốt cho sức khỏe và ở mức nguy hiểm khi nhiều vụ cháy rừng hoành hành khắp Nam California.
Tại công viên Jefferson ở Pasadena, máy theo dõi chất lượng không khí đã ghi nhận chỉ số 526 ở mức nguy hiểm – mức cao nhất trong thang 6 cấp của Chỉ số chất lượng không khí ở Mỹ. “Ở mức độ cực đoan này, có một cảnh báo sức khỏe về tình trạng khẩn cấp. Toàn bộ dân số có khả năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng”, IQAir cho biết.
Các khu vực khác của Pasadena và San Marino có chất lượng không khí không tốt cho sức khỏe của người dân, đặc biệt là những nhóm người dễ bị tổn thương.
Cơn ác mộng cháy rừng đẩy miền Nam California vào khủng hoảng
Những biệt thự sang trọng ở Pacific Palisades bị thiêu rụi. Các khu dân cư ở Altadena, cách đó 50km về phía Đông, cũng chung số phận.
Người lao động trong các nông trại Sylmar, cách 40km về phía Bắc, chạy trốn trong màn đêm đầy lửa. Một siêu thảm họa cả về mặt tinh thần lẫn thể chất đang làm đảo lộn miền Nam California.
Lửa cháy rừng bùng phát dữ dội, thiêu rụi nhiều ngôi nhà ở khu vực Pacific Palisades, Los Angeles (Mỹ) ngày 7/1/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Người dân Nam California từ lâu đã tin rằng các thảm họa ở đây hiếm khi nghiêm trọng như vẻ bề ngoài. Hạt Los Angeles rộng lớn đến mức cả tiểu bang Delaware và Rhode Island có thể nằm gọn trong đó. Khi các cuộc bạo loạn ở Los Angeles nổ ra vào năm 1992, người dân Mỹ kinh hoàng trước hình ảnh những ngọn lửa rừng rực trên đường chân trời ở trung tâm thành phố. Nhưng không ai thấy được những con đường yên bình rợp bóng cây jacaranda và những khu ngoại ô thanh bình ở phần còn lại của Nam California.
Lần này thì khác.
Từ sáng 7 đến tối 8/1 (theo giờ địa phương), những cơn cuồng phong kết hợp lửa dữ đã tấ.n côn.g một khu vực rộng lớn, với diện tích 7.600 km2 và gần 10 triệu dân. Ngọn lửa bùng lên như hỏa ngục đã tàn phá các cộng đồng thuộc mọi tầng lớp xã hội.
Những ngôi biệt thự ở Pacific Palisades, khu vực giàu có của Los Angeles, bị thiêu rụi. Các khu dân cư ở Altadena, cách đó 50km về phía Đông, cũng chung số phận. Người lao động trong các nông trại Sylmar, 40km về phía Bắc, dẫn theo ngựa chạy trốn trong màn đêm đầy lửa. Những cư dân của các khu đô thị mới xây ở Pomona, cách đó hàng giờ đồng hồ chạy xe, cũng sẵn sàng sơ tán.
Tính đến tối 8/1 (giờ địa phương), các đám cháy đã cướp đi ít nhất 5 mạng người, phá hủy hơn một nghìn công trình, và thiệt hại dự kiến sẽ còn tăng khi gió mạnh thêm vào ban đêm. Một vụ cháy mới bùng lên vào buổi tối đã bao phủ một phần đồi Hollywood. Hơn 80.000 người đã phải sơ tán.
Không chỉ là cháy rừng. Dường như cả khu vực đều đang chìm trong biển lửa, khi hàng loạt đám cháy bùng phát đồng loạt ở các khu dân cư trên khắp khu vực. Các đám cháy riêng lẻ kết hợp với biển lửa do gió tạo ra, tạo thành một "siêu thảm họa" đối với người dân Nam California. Tro bụi, khói, gió và lửa đang tạo ra một cảnh quan mới tàn rụi, không thể kiểm soát.
"Chỉ có thể so sánh cảnh tượng này với một trận động đất lớn. Nhưng động đất thường có tâm chấn. Còn cảnh này thì ở khắp mọi nơi", ông Zev Yaroslavsky, 76 tuổ.i, người từng phục vụ nhiều năm trong hội đồng thành phố Los Angeles nói.
Đám cháy ở Pacific Palisades không chỉ thiêu rụi những ngôi nhà của người nổi tiếng, mà còn phá hủy cả những cơ sở hạ tầng của một thị trấn nhỏ với dân số tương đương Pottstown, Pennsylvania.
Palisades có thu nhập hộ gia đình trung bình là 155. 000 USD, gần gấp đôi mức trung bình của Hạt Los Angeles. Căn nhà nơi ngọn lửa đầu tiên được báo cáo có giá trị ước tính khoảng 4,5 triệu USD. Các bất động sản đắt đỏ hơn, nổi tiếng, nằm trên các sườn đồi, thuộc sở hữu của các nhà tài phiệt như Tom Hanks và Steven Spielberg. Bất động sản của Sugar Ray Leonard hiện đang được rao bán với giá gần 40 triệu USD.
Trong khi đó, nhiều ngôi nhà cũng bị thiêu rụi ở khu vực Highlands khiêm tốn, được xây dựng từ thập niên 1970, 1980 cho những người nghỉ hưu và đơn thân.
Lửa cháy rừng bùng phát dữ dội, thiêu rụi nhiều ngôi nhà ở khu vực Pacific Palisades, Los Angeles (Mỹ) ngày 7/1/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Những cộng đồng quanh Thung lũng Eaton, cách 1 giờ lái xe về phía Đông, lại đại diện cho một vùng Nam California hoàn toàn khác. Trung tâm của khu vực này là Pasadena, nơi có dân số hơn 133.000 người, là điểm đến của tầng lớp trung lưu và trung thượng lưu của khu vực.
"Đây là trận cháy thứ tư mà tôi từng trải qua, và là lần duy nhất chúng tôi phải rời đi. Đây là trận cháy tồi tệ nhất mà tôi từng thấy", bà Muffie Alejandro, 74 tuổ.i, chia sẻ.
Sylmar lại là một Los Angeles hoàn toàn khác: xa xôi và gồ ghề, nằm về phía bắc trong Thung lũng San Fernando, nổi tiếng với những vườn ô liu. Nơi đây có khoảng 80.000 cư dân, trong đó 3/4 là người gốc La-tinh. Sylmar thường xuyên phải đối mặt với các vụ cháy. Một trận cháy rừng vào năm 2008 đã phá hủy gần 500 ngôi nhà. Công viên khu vực cộng đồng El Cariso được xây dựng để tưởng nhớ các đội cứu hỏa đã hy sinh trong vụ cháy năm 1966.
Trong tuần này, những phiên bản "thiên đường" đó ở Nam California đã cùng trải nghiệm một nỗi kinh hoàng.
"Có một loại thần chú rằng khi gió thổi, Los Angeles sẽ cháy", D.J. Waldie, 76 tuổ.i, một nhà sử học đã viết nhiều về Nam California và là cư dân lâu năm của vùng ngoại ô Lakewood của Los Angeles, cho biết. "Lần này điều đó lại đúng, nhưng có cảm giác điềm gở hơn".
Thảm họa này, ông Waldie nói, đã đến đột ngột, ở khắp mọi nơi, và dường như chỉ hứa hẹn thêm nhiều thảm họa khác: "Tôi nghĩ rằng người dân Los Angeles đang tự hỏi: 'Chuyện này sẽ tiếp diễn mãi mãi sao? Và rồi chúng ta sẽ ra sao?'"
Ba nguyên nhân khiến đợt cháy rừng hiện nay ở Mỹ chưa từng có tiề.n lệ Hạt Los Angeles ở bang California của Mỹ đang trải qua đợt bùng phát cháy rừng dữ dội. Các chuyên gia đã chỉ ra ba nguyên nhân khiến đợt cháy rừng hiện nay đang ở mức nghiêm trọng chưa từng có tiề.n lệ. Lửa cháy rừng bùng phát dữ dội, thiêu rụi nhiều ngôi nhà ở khu vực Pacific Palisades, Los Angeles (Mỹ)...