Số lượng website lừa đảo bị chặn trong tháng 8 tăng gần 90%
Theo Cục An toàn thông tin, trong tháng 8/2022, số lượng website lừa đảo bị chặn là 163, tăng 83,1% so với tháng 7/2022 và tăng 89,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện nay, khi phát hiện hoặc nghi ngờ các trang web lừa đảo, giả mạo, ngoài việc gửi phản ánh tới cơ quan công an địa phương gần nhất, các cơ quan, tổ chức và người dùng cá nhân có thể thông tin trực tuyến tới Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, qua trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam tại địa chỉ canhbao.ncsc.gov.vn.
Theo quy trình, sau khi tiếp nhận report (báo cáo) của người dùng về website giả mạo, lừa đảo đến các hệ thống kỹ thuật, Cục An toàn thông tin, trực tiếp là NCSC sẽ phối hợp với cơ quan chức năng đánh giá và xác định các website giả mạo, lừa đảo.
“Trên cơ sở kết quả đánh giá và xác định này, các đơn vị chuyên trách về CNTT cũng như an toàn thông tin sẽ có quyết định xử lý, ngăn chặn những website vi phạm”, đại diện NCSC chia sẻ.
Video đang HOT
Trong 8 tháng đầu năm nay, cơ quan chức năng đã ngăn chặn 926 website lừa đảo, trong đó có nhiều trang giả mạo các ngân hàng, tổ chức tài chính. (Ảnh: T.Dung)
Nhiều chuyên gia đều nhận định rằng, những năm gần đây, tình trạng các đối tượng lập website giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhất là đơn vị khối tài chính, ngân hàng để phục vụ một mục đích nào đó, thậm chí là lừa đảo, đánh cắp thông tin, tài sản của người dùng tương đối phổ biến.
Trong chia sẻ về xu hướng tấn công mạng, đại diện Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) cho hay, đã có sự dịch chuyển mục tiêu tấn công của tin tặc. Thay vì tập trung vào các nhà mạng viễn thông, công ty truyền thông giải trí như trước thì gần đây các cuộc tấn công mạng lại chủ yếu nhắm vào khối ngân hàng, tài chính.
Qua ghi nhận từ các hệ thống kỹ thuật, Cục An toàn thông tin đã đưa ra nhận định, lừa đảo trên mạng có xu hướng gia tăng. Thống kê trên Cổng không gian mạng quốc gia tại địa chỉ khonggianmang.vn cho thấy, chỉ tính từ giữa tháng 2/2022 đến trung tuần tháng 7/2022, đã có gần 3.500 phản ánh trường hợp lừa đảo do người dùng Internet Việt Nam thông tin tới hệ thống cảnh báo. Qua kiểm tra, có nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo website của ngân hàng, công ty tài chính.
Hàng tuần, trên Cổng không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin đều cảnh báo và khuyến nghị người dùng tuyệt đối không truy cập vào tên miền của các website giả mạo thương hiệu các tổ chức, doanh nghiệp. Trong đó, có nhiều tên miền giả mạo các ngân hàng như: vcbntlbink.com, vcbtiebink.com, vcbtinbing.com, acb.onlinsh.com, acb.onlinevn.xyz, isacambank.com, isacembank.com, vaynhanhviettin.comvaythechap-bidv.com…
Số liệu mới nhất của Cục An toàn thông tin chỉ ra rằng, trong 8 tháng đầu năm, cơ quan chức năng đã ngăn chặn tới 926 website lừa đảo, nhiều hơn gần 140 trang so với tổng số website bị chặn trong 8 tháng đầu năm 2021. Trong đó, với 163 website bị chặn, tháng 8/2022 là tháng có lượng trang web lừa đảo bị chặn lớn nhất tính từ năm 2021 đến nay.
Bảo đảm an toàn cho người dân trên môi trường mạng, trong đó có việc bảo vệ người dùng trước các hình thức tấn công lừa đảo đã được Cục An toàn thông tin xác định là một nhiệm vụ trọng tâm.
Bên cạnh việc giám sát 24/7, phát hiện, cảnh báo, xử lý website lừa đảo, vi phạm pháp luật; hỗ trợ xử lý ngăn ngừa người dùng Internet Việt Nam truy cập vào các trang lừa đảo, Cục An toàn thông tin đã phối hợp cùng Google duy trì trang DauhieuLuadao.com cung cấp các tình huống lừa đảo điển hình, giúp người dân nhận biết những phương thức lừa đảo phổ biến hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới.
Ngân hàng cảnh báo chiêu trò giả mạo nhân viên, cho vay tín chấp để chiếm đoạt tài sản
Nhiều vụ lừa đảo giả mạo nhân viên ngân hàng, link giả mạo website... nhằm chiếm đoạt tài sản đang nở rộ.
Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và giãn cách xã hội mà các các thủ tục ngân hàng được nhiều người lựa chọn làm online hoặc qua ứng dụng... thay vì đến giao dịch trực tiếp tại các chi nhánh, trụ sở ngân hàng. Cũng vì vậy mà các chiêu trò lừa đảo giả mạo nhân viên ngân hàng để chiếm đoạt tài sản nở rộ.
Mới đây nhất, ngần hàng VP Bank đã gửi mail thông báo đến khách hàng về việc nhiều đối tượng tự xưng là cán bộ ngân hàng, hứa hỗ trợ khoản vay tín chấp nhưng phải đóng phí bảo hiểm vào tài khoản cá nhân kèm theo nhiều thủ đoạn khác nhằm "moi" thêm tiền. Đây là chiêu thức lừa đảo đang nổi lên hiện nay, đối tượng mạo danh nhân viên ngân hàng gọi điện thoại, nhắn tin, gửi email lừa đảo hướng dẫn khách hàng đăng ký khoản vay tín chấp.
- Bước 1: Thông báo khách hàng đủ điều kiện vay tín chấp và yêu cầu Khách hàng cung cấp thông tin cá nhân để mở hồ sơ vay.
- Bước 2: Thông báo khoản vay đã được phê duyệt và hạn mức tương ứng, yêu cầu khách hàng đóng một khoản phí bảo hiểm vào tài khoản cá nhân do kẻ gian cung cấp
- Bước 3: Sau khi khách hàng đã chuyển khoản phí bảo hiểm, đối tượng dọa hồ sơ vay của khách hàng đang "có vấn đề", hệ thống ghi nhận nợ xấu cần đóng tiền để xóa nợ xấu,....và yêu cầu khách hàng đóng thêm tiền để xử lý. Nếu không nộp tiền sẽ không nhận được tiền vay nhưng vẫn bị tính là đã phát sinh dư nợ với ngân hàng, đồng nghĩa với việc vẫn phải thanh toán cả gốc và lãi của khoản vay.
- Bước 4: Sau khi nhận được đủ tiền, đối tượng cắt đứt liên lạc và khách hàng mất toàn bộ số tiền.
Không dừng lại ở chiêu trò trên, ngân hàng Vietcombank cùng nhiều ngân hàng khác như Acb, Sacombank... cũng cảnh báo chiêu trò giả mạo đường link website để vay tín chấp, chiếm đoạt tài sản sau khi khách hàng đăng nhập...
Ngăn chặn, xử lý 15 website giả mạo các công ty tài chính để lừa đảo Trong 5 tháng đầu năm nay, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các nhà mạng ngăn chặn, xử lý 15 website giả mạo các công ty tài chính chính thống để thực hiện hành vi lừa đảo trực tuyến. Thời gian qua, hoạt động cho vay nặng lãi, tín dụng đen với nhiều thủ đoạn tinh vi, liều lĩnh, đặc biệt là cho vay...