Số lượng tablet bán ra năm 2017 gấp 6 lần laptop
Nghiên cứu mới nhất của NPD cho thấy, lượng tablet xuất xưởng năm nay sẽ lên đến 256,5 triệu máy và tiếp tục đạt mức 579,4 triệu máy vào năm 2017, trong khi doanh số laptop vẫn ở mức thấp.
Hãng nghiên cứu thị trường NPD cho biết, 2013 sẽ là năm đầu tiên chứng kiến lượng tablet xuất xưởng vượt xa laptop, và đến năm 2017 tỉ lệ tablet sẽ cao gấp 6 lần so với laptop.
Tablet đang thống lĩnh thị trường PC di động. Ảnh: PopularScience.
Theo nghiên cứu của NPD, tỉ lệ tăng trưởng của tablet đạt 67% trong năm nay và sẽ tiếp tục tăng nữa cho đến năm 2017. Trong khi đó, doanh số laptop được dự đoán sẽ giảm 10% trong cùng kỳ, giảm từ mức 203,3 triệu máy trong năm 2013 xuống chỉ còn 183,3 triệu máy vào năm 2017.
Tuy nhiên, đây không phải là một dấu hiệu đáng buồn cho các hãng sản xuất laptop. NPD dự đoán, doanh số dòng sản phẩm laptop trang bị màn hình cảm ứng sẽ “bùng nổ” với mức tăng trưởng 48% trong suốt năm 2014, dự kiến sẽ đạt 100 triệu máy vào năm 2015 và tiếp tục tăng nữa trong vòng hai năm sau đó.
Video đang HOT
Một phân khúc laptop khác được cho cũng sẽ phát triển là laptop siêu mỏng (hay còn gọi là ultrabook), bao gồm cả máy chạy hệ điều hành Windows lẫn máy MacBook Air chạy hệ điều hành Mac OS X. Dòng máy ultrabook này sẽ chiếm khoảng 60% tổng số laptop cảm ứng bán ra trong suốt năm 2013, và dự kiến sẽ tăng đến 80% vào năm 2017.
Một chuyên gia phân tích cao cấp của NPD cho biết, ngành công nghiệp PC di động đang trải qua những thay đổi đáng kể. Sự ra đời của dòng sản phẩm tablet đã gây áp lực rất lớn cho dòng laptop truyền thống và kết quả là tablet đang thống lĩnh cả thị trường PC di động.
Theo VNE
Sự bùng nổ của thiết bị di động đe dọa "đế chế" Microsoft?
Thị trường máy tính cá nhân liên tục sụt giảm và dự đoán sẽ còn sụt giảm tiếp trong thời gian tới. Đây là dấu hiệu có thể khiến "gã khổng lồ phần mềm" Microsoft phải cảm thấy lo lắng nếu không có chiến lược "chuyển mình" để phù hợp với xu thế công nghệ.
Vẫn đang thống trị trên lĩnh vực máy tính cá nhân với hệ điều hành Windows, tuy nhiên Microsoft sẽ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong 4 năm tiếp theo bởi vì thị trường PC sẽ tiếp tục bị thu hẹp lại trong thời gian sắp đến, một nghiên cứu vừa được công bố bởi công ty nghiên cứu thị trường Gartner cho biết.
Những thiết bị di động sẽ uy hiếp "triều đại PC" của Microsoft
Theo Gartner, từ nay đến năm 2017, các thiết bị di động sử dụng nền tảng Android của Google sẽ sớm vượt qua máy tính và điện thoại sử dụng Windows của Microsoft. Trong khi dó, doanh số của PC sử dụng Windows sẽ tương đương với smartphone iPhone và máy tính bảng iPad của Apple, một tình huống chưa từng có từ những năm 1980 cho đến nay.
Cụ thể, theo Gartner, đến năm 2015, doanh số của máy tính bảng sẽ vượt qua doanh số của máy tính cá nhân truyền thống (lapto, máy tính để bàn), cùng với đó nền tảng Android và iOS sẽ tăng thêm thị phần trên thị trường của toàn bộ hệ điều hành (tính chung cả hệ điều hành cho PC và thiết bị di động). Trong đó, riêng nền tảng Android dự kiến sẽ đạt mốc 1 tỉ thiết bị bán ra trong năm 2014.
Trong khi đó, phân khúc máy tính "ultramobile" mới, bao gồm máy tính bảng Surface Pro hay dòng laptop siêu nhẹ ultrabook sử dụng Windows sẽ có sự tăng trưởng, tuy nhiên mức độ tăng trưởng này chưa đủ để bù vào mức độ sụt giảm của thị phần máy tính truyền thống để vực dậy Microsoft trong thời gian tới.
Theo Carolina Milanesi, trưởng nhóm nghiên của Gartnet cho biết những năm tới sẽ là "bước ngoặc lịch sử của Microsoft" và hãng phần mềm này phải đưa ra chiến lược phù hợp nếu không muốn bị tụt lại phía sau.
"Giành chiến thắng trên thị trường máy tính bảng và điện thoại di động là điều kiện quan trọng để Microsoft có thể thực hiện bước ngoặc này", Milanesi nhận xét. "Chúng ta đang nói về sự thay đổi thị trường phần cứng, tuy nhiên bước ngoặc này cũng bao gồm cả sự thay đổi của hệ điều hành lẫn các ứng dụng".
Hiện tại, doanh thu từ Windows và bộ ứng dụng văn phòng Office vẫn là nguồn doanh thu chính của hãng phần mềm này, chiếm gần đến 100% lợi nhuận từ các máy tính bán ra. Tuy nhiên, trong khi Microsoft vẫn đang thống trị trên thị trường máy tính thì trên thị trường di động, Micorosft vẫn kém rất xa so với các đối thủ.
Tính đến hết quý IV/2012, nền tảng di động Windows Phone của Microsoft chỉ chiếm khiêm tốn 3% thị phần, kém xa so với 20% thị phần của iPhone và hơn 70% thị phần của Android.
Vấn đề quan trọng nhất mà Microsoft đang phải đối mặt hiện nay là thói quen sử dụng của người dùng đã thay đổi. Với nhiều người chưa từng sở hữu một loại thiết bị công nghệ nào, chủ yếu tại các quốc gia đang phát triển ở châu Phi và châu Á thì họ sẽ lựa chọn smartphone hay máy tính bảng để làm "máy tính" đầu tiên của mình, thay vì sử dụng một chiếc máy tính truyền thống.
"Họ thường khởi đầu với smartphone, chứ không phải PC. Và khi họ muốn chuyển sang một thiết bị lớn hơn, họ lại đã quá quen thuộc với trải nghiệm trên smartphone nên sẽ tiếp tục chọn máy tính bảng", Milanesi phân tích.
Dĩ nhiên, hơn ai hết, Microsoft biết những khó khăn mà mình đang đối mặt. Đó chính là lí do hãng trình làng Windows 8 cũng như chiếc máy tính bảng Surface của riêng mình, đồng thời hợp tác với Nokia để phát triển Windows Phone 8... những động thái nhằm tiến sâu hơn và mở rộng thị phần của mình trên thị trường di động.
Tuy nhiên, nếu so với các đối thủ khác như Apple và Google, Microsoft đã có phần chậm chân hơn khi 2 nền tảng iOS và Android đã tạo được những nền móng vững chắc mà Microsoft khó có thể cạnh tranh được.
Theo thongtincongnghe
Doanh số chip quý I/2013 tăng nhẹ dù thị trường PC đi xuống Báo cáo của Hiệp hội ngành công nghiệp bán dẫn SIA (Semiconductor Industry Association) cho thấy, sự cân bằng giữa mảng sản phẩm PC và tablet đã bắt đầu giúp ngành công nghiệp sản xuất chip hồi phục trở lại. Trang Zdnet cho biết, số liệu báo cáo từ tổ chức SIA cho thấy doanh số toàn cầu của ngành công nghiệp bán...