Số lượng cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam đã giảm gần 50%
Theo số liệu thống kê của Cục An toàn thông tin, trong quý I/2019, tổng số cuộc tấn công mạng nhằm vào các hệ thống thông tin ở Việt Nam là 620 cuộc, giảm 21,17% so với Quý IV/2018 và giảm tới 49,82% so với cùng kỳ năm ngoái.
Số liệu được ghi nhận từ Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thuộc Cục An toàn thông tin – Bộ TT&TT cũng cho thấy, không chỉ số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam giảm, mà số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong mạng máy tính ma (mạng Botnet) cũng đã giảm đáng kể so với giai đoạn trước. Cụ thể, theo thống kê, số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng máy tính ma hiện nay là 1.845.133 địa chỉ, giảm 17,42% so với quý IV/2018, giảm 56,19% so với cùng kỳ quý I/2018.
Trong quý I/2019, số lượng các cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam dẫn đến sự cố đã giảm đáng kể, giảm tới 49,82% so với quý I/2018
Các số liệu thống kê kể trên cho thấy tình hình bảo đảm an toàn, an ninh mạng tại Việt Nam đã có chuyển biến tích cực. Đặc biệt, các chiến dịch xử lý mã độc ở Hà Nội và TP.HCM do Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục An toàn thông tin phối hợp với 2 thành phố triển khai trong thời gian vừa qua đã đạt được những kết quả nhất định.
Video đang HOT
Trước đó, đánh giá về tình hình an toàn, an ninh mạng tại Việt Nam trong năm 2018, khối các đơn vị trong lĩnh vực An toàn thông tin của Bộ TT&TT đã cho biết, tấn công mạng vào Việt Nam trong năm 2018 giảm về số lượng các cuộc tấn công mạng dẫn đến sự cố.
“Theo xu hướng chung trên thế giới, các cuộc tấn công mạng tăng về số lượng cũng như tính chất tinh vi, phức tạp. Theo các số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2018, các cuộc tấn công mạng vẫn tăng cao so với năm 2017. Trước tình hình đó, một số giải pháp bảo đảm an toàn thông tin được đẩy mạnh triển khai quyết liệt trong giai đoạn 6 tháng cuối năm. Điều này dẫn đến kết quả số lượng các cuộc tấn công mạng gây ra sự cố trong cả năm 2018 đã giảm so với năm 2017 khoảng 10% tính trên tổng thể”, báo cáo của khối các đơn vị trong lĩnh vực an toàn thông tin của Bộ TT&TT nêu.
Cụ thể, thống kê của Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng quốc gia chỉ ra rằng, trong năm 2018, Trung tâm đã ghi nhận 10.220 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, giảm 1.023 cuộc so với năm 2017 (tương đương 10%). Trong đó có 5.932 cuộc tấn công lừa đảo ( Phishing); 3.198 cuộc tấn công thay đổi giao diện (Deface) và 1.090 cuộc tấn công cài cắm mã độc ( Malware).
Năm 2018, Trung tâm này cũng ghi nhận 4.181.773 địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng máy tính ma (botnet), giảm 296.024 địa chỉ IP so với năm 2017 (tương đương 6%), sau khi Bộ TT&TT phối hợp với một số Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp xử lý bóc gỡ vào dịp cuối năm. Cùng với đó, năm 2018, hệ thống đã ghi nhận 2.166 trang web thu thập thông tin cá nhân của người Việt Nam được đặt tại các nước khác nhau trên thế giới. “Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đã phối hợp với các tổ chức quốc tế để ngăn chặn, xử lý”, Cục An toàn thông tin cho biết.
Cũng theo thông tin được Cục An toàn thông tin chia sẻ tại thời điểm đầu năm 2019, Cục này và Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam ( VNCERT) đảm trách việc hỗ trợ giám sát và cảnh báo sớm các nguy cơ, tấn công mạng cho 24 bộ, ngành và 52 địa phương với tổng số 10.717 hệ thống thông tin, 5.699 tên miền của cơ quan, tổ chức nhà nước. Bên cạnh đó, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia trực thuộc Cục An toàn thông tin cũng thường xuyên, liên tục giám sát tình hình an toàn thông tin trên không gian mạng và hạ tầng Internet công cộng.
Ngoài ra, thời điểm đầu năm nay, Cục An toàn thông tin đã đưa dự báo 5 xu hướng chính về an toàn, an ninh mạng trong năm 2019 trên không gian mạng Việt Nam, đó là: Tấn công mạng, đặc biệt là tấn công lây nhiễm mã độc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI); Tấn công mạng vào các hệ thống thương mại điện tử, tài chính – ngân hàng… với mục tiêu đánh cắp thông tin, dữ liệu cá nhân của người dùng; Tấn công vào hạ tầng, thiết bị IoT, đô thị thông minh; đồng thời lợi dụng các hạ tầng, thiết bị này để thực hiện tấn công mạng; Tấn công mạng có chủ đích vào các cơ quan, tổ chức nhà nước nhằm lấy cắp thông tin, dữ liệu; Giả mạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân để bôi nhọ, nói xấu và phát tán thông tin độc hại trên mạng.
Theo ITC News
Asus nâng cấp phần mềm, tin tặc lợi dụng tấn công hàng trăm nghìn PC
Tin tặc đã xâm nhập vào phần mềm nâng cấp của Asus để cài backdoor trên ít nhất 500.000 máy tính Windows.
Thông tin trên vừa được hãng bảo mật của Nga Kaspersky Labs tiết lộ. Theo đó, cuộc tấn công diễn ra cuối năm ngoái, nhưng vì nhiều lý do tới nay mới được công bố.
Tin tặc đã phát tán phần mềm độc hại (malware) thông qua các chứng chỉ số của Asus. Bằng cách này, malware được gửi đi không khác gì phần mềm nâng cấp chính thống của Asus.
Tin tặc đã phát tán malware thông qua các chứng chỉ số của Asus
Kaspersky Labs cho biết phát tán malware theo cách trên diễn ra trong ít nhất năm tháng mới bị phát hiện và ngăn chặn. Trong thời gian đó, máy tính sử dụng phần mềm Asus chắc chắn bị tấn công nếu họ nâng cấp phần mềm.
Được Kaspersky gọi tên "ShadowHammer", cuộc tấn công nhắm tới các hệ thống cụ thể dựa trên địa chỉ phần cứng MAC. Đại diện của Kaspersky tiết lộ có hơn 57.000 người dùng phần mềm hãng này đã tải và cài đặt phiên bản ASUS Live Update chèn thêm backdoor.
Theo tính toán của Kaspersky, quy mô của cuộc tấn công rất lớn, có thể lây nhiễm trên một triệu người dùng toàn thế giới.
Một nửa máy tính bị cài backdoor theo cách trên có địa chỉ tại Nga, Đức và Pháp. Tên miền liên quan tới cuộc tấn công được lưu trên máy chủ có địa chỉ IP tại Nga.
Theo Arstechnica
Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới về số lượng máy tính ma Tính đến ngày 22/12/2018, theo thống kê của tổ chức chống thư rác quốc tế Spamhaus, Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới về lượng 'máy tính ma' (botnet) đang tồn tại. Số lượng 'máy tính ma' tại Việt Nam hiện giờ là 1,17 triệu. Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về máy tính ma. Ảnh minh họa. 2 quốc gia...