Số liều tiêm vaccine ngừa COVID-19 hàng ngày ở Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2020
Số liều vaccine ngừa COVID-19 được sử dụng mỗi ngày ở Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ những ngày đầu triển khai chiến dịch tiêm chủng vào năm 2020, mặc dù nhiều người dân nước này vẫn chưa được tiêm mũi tăng cường.
Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Detroit, Michigan, Mỹ, ngày 5/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn số liệu từ Our World in Data cho thấy mức bình quân số liều vaccine ngừa COVID-19 được sử dụng trong 7 ngày vừa qua ở Mỹ đã giảm xuống còn 127.000 mũi/ngày, đánh dấu sự sụt giảm kể từ tháng 1/2022, khi hơn 1 triệu mũi tiêm mỗi ngày được thực hiện. Theo dữ liệu của nhật báo Washington Post, số người được tiêm vaccine đã giảm xuống còn 182.000 người/ngày.
Video đang HOT
Trong khi số người Mỹ tiêm 2 liều vaccine đã tăng lên mức 75% ở các đối tượng là người trưởng thành, thì số lượng tiêm mũi tăng cường lại ở mức thấp hơn. Mũi tiêm tăng cường có vai trò đặc biệt quan trọng khi đối mặt với Omicron – biến thể có khả năng tránh được sự bảo vệ của 2 liều vaccine ngừa COVID-19. Theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), khoảng một nửa dân số nước này đủ điều kiện vẫn chưa được tiêm mũi tăng cường. Tình trạng đó khiến Mỹ dễ bị tổn thương hơn trước nguy cơ gia tăng tiềm tàng về số lượng ca mắc mới COVID-19, như đang bắt đầu xảy ra ở châu Âu, ngay cả khi tỷ lệ tiêm mũi tăng cường cao hơn so với nhiều quốc gia khác.
Các cơ quan chức năng của Mỹ đang đánh giá nhu cầu tiêm liều vaccine ngừa COVID-19 thứ tư, ít nhất là ở một số nhóm nhất định như người cao tuổi.
Trong khi đó, Chính phủ Panama hôm 25/3 thông báo kể từ ngày 28/3, người dân nước này sẽ được phép bỏ khẩu trang trong không gian mở hoặc ngoài trời, miễn là duy trì khoảng cách tối thiểu 1 mét với người khác.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh quốc gia với 4,28 triệu dân gần đây ghi nhận số ca mắc COVID-19 và tử vong hàng ngày giảm liên tục, sau khi trải qua đợt lây nhiễm thứ tư kéo dài từ tháng 12/2021 đến giữa tháng 1/2022 vừa qua. Bộ Y tế Panama khuyến nghị các nhóm dễ bị tổn thương, như người trên 60 tuổi, người có bệnh mãn tính, bệnh nhân bị ức chế miễn dịch, người chưa tiêm chủng hoặc chưa chủng ngừa đầy đủ, tự đánh giá rủi ro cá nhân để áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Từ ngày 28/3 tới, Panama cũng dỡ bỏ hạn chế số lượng hành khách và quy định bắt buộc đeo tấm che mặt trên các phương tiện giao thông công cộng, song vẫn duy trì quy định bắt buộc đeo khẩu trang. Người dân của quốc gia Trung Mỹ vẫn tiếp tục phải đeo khẩu trang trong không gian kín, hoặc không gian mở nhưng không thể duy trì khoảng cách tối thiểu 1 mét.
Panama đã ghi nhận hơn 762.700 ca COVID-19, trong đó có hơn 8.100 người tử vong. Đến nay, 86,5% dân số trong độ tuổi tiêm chủng – tức là trên 5 tuổi – ở Panama đã được tiêm một mũi vaccine ngừa COVID-19 và 76% đã hoàn thành phác đồ tiêm chủng. Ngoài ra, 46,5% đã được tiêm liều tăng cường áp dụng với người trên 16 tuổi. Tỷ lệ tiêm chủng đạt 48% ở nhóm trẻ em từ 5 đến 11 tuổi.
Số ca mắc COVID-19 tại Mỹ tăng vọt dù cán mốc tiêm 200 triệu liều vaccine
Mạng truyền thông công cộng Mỹ (PBS) ngày 8/12 đưa tin mặc dù Mỹ đã đạt cột mốc tiêm 200 triệu liều vaccine cho người dân, số ca mắc COVID-19 tiếp tục tăng vọt tại nước này.
Một học sinh, 16 tuổi, được tiêm vaccine phòng COVID-19 của Pfizer/BioNTech tại Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, số ca mắc mới tại Mỹ đã tăng từ mức trung bình gần 95.000 ca/ngày vào ngày 22/11 lên gần 119.000 ca/ngày trong tuần này, trong khi số ca nhập viện tăng 25% so với 1 tháng trước.
Theo PBS, tỉ lệ khoảng 60% dân số Mỹ tiêm chủng đầy đủ là không đủ để ngăn chặn những điểm nóng về dịch bệnh xuất hiện trở lại.
Giới chức y tế cho biết một số yếu tố thúc đẩy sự gia tăng mạnh mẽ của số ca mắc mới gồm thời tiết lạnh hơn buộc người dân phải ở trong nhà, không đeo khẩu trang, sự xuất hiện của biến thể Delta và kháng thể trước COVID-19 giảm ở những người được chủng ngừa từ sớm, đặc biệt là những người cao tuổi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng vaccine ngừa COVID-19 sẽ kém hiệu quả theo thời gian và với sự xuất hiện của biến thể Delta, người cao tuổi có xu hướng mất đi khả năng được bảo vệ trước nguy cơ bệnh nặng.
Về chương trình tiêm vaccine của nước Mỹ, ông Gretchen Whitmer, Thống đốc bang Michigan, cho rằng lệnh tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Tổng thống Joe Biden đang gây khó khăn cho tất cả nước Mỹ.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tháng 9 thông báo quy định bắt buộc người lao động tiêm vaccine ngừa COVID-19 hoặc phải xét nghiệm định kỳ sẽ được áp dụng từ đầu năm sau. Cụ thể, các công ty có từ 100 nhân viên trở lên phải buộc nhân viên tiêm vaccine ngừa COVID-19 hoặc xét nghiệm hằng tuần từ ngày 4/1/2022. Quy định này ước tính ảnh hưởng đến hơn 2/3 lực lượng lao động tại Mỹ.
Toàn thế giới vượt 248 triệu ca mắc COVID-19 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 2/11 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 248.013.615 ca nhiễm SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 5.024.173 người không qua khỏi. Số bệnh nhân bình phục là 224.686.131 người. Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: YONHAP/TTXVN Châu Á là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất...