Số lần tỉnh giấc đi tiểu vào ban đêm không nên vượt quá con số 2, nếu vượt quá thì nguy cơ bạn đang mắc bệnh là rất cao
Người ta thường nói, điều khó chịu nhất trong mùa đông là phải tung chăn thức dậy để đi giải quyết “nỗi buồn”.
Tiểu đêm là tình trạng phổ biến thường gặp ở khoảng 2/3 người trong tuổi trung niên, và nó hay gặp nhiều hơn ở người già. Tuy nhiên, nếu người trẻ lại gặp phải tình trạng đi tiểu đêm nhiều và số lần đi tiểu còn vượt quá con số 2 thì nó không phải là điều bình thường chút nào.
Nói chung, số lần bạn tỉnh giấc giữa đêm để đi tiểu thường không nên vượt quá con số 2. Nếu vượt quá và kéo dài trong một khoảng thời gian dài thì điều này chứng tỏ bạn đang gặp phải một vấn đề sức khỏe nào đó.
Ngoài ra, bạn cũng nên quan sát lượng nước tiểu mà mình thải ra mỗi đêm. Khi tổng lượng nước tiểu vượt quá 500ml thì điều này đồng nghĩa cơ thể của bạn đang gặp vấn đề ở vùng thận.
Dưới đây là một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đang ngầm cảnh báo thông qua triệu chứng tiểu đêm nhiều.
Triệu chứng điển hình nhất của bệnh đái tháo nhạt là khát nước và buồn tiểu nhiều. Lượng nước tiểu hàng ngày vượt quá 3 lít và tiết ra nhiều vào ban đêm sẽ làm bạn có cảm giác khát nước nhiều hơn vào ban ngày.
Bị tăng đường huyết, mỡ máu cao
Lượng lipid trong máu tăng cao cũng đồng nghĩa lượng đường trong máu sẽ tăng theo, từ đó là nguyên nhân gây ra chứng tiểu đêm thường xuyên. Những người bị tăng đường huyết và mỡ máu cao thường uống nhiều nước hơn để thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Đây cũng là một trong những lý do quan trọng gây ra bệnh tiểu đêm.
Video đang HOT
Nhiễm trùng đường tiểu
Nếu bạn gặp phải tình trạng tiểu đêm, kèm theo đó là hiện tượng vùng kín bị bỏng rát, khó chịu thì nhiều khả năng, nguyên nhân là do bệnh nhiễm trùng đường tiểu gây ra. Thường thì những người mắc bệnh này sẽ có cảm giác buồn tiểu liên tục cả ngày lẫn đêm. Vì vậy, bạn nên chủ động đi khám để được kiểm tra và chẩn đoán bệnh chính xác từ sớm.
Bị suy tim
Suy tim cũng có thể gây ra tình trạng tiểu đêm, nhất là ở người cao tuổi bị huyết áp cao và nhồi máu cơ tim.
Lượng canxi trong máu cao
Canxi trong máu tăng cao sẽ gây tổn thương cho ống thận, từ đó dẫn đến chức năng hấp thu của ống thận giảm và gây ra tình trạng tiểu đêm. Nó cũng có thể gây sỏi trong hệ tiết niệu, làm tổn thương ống thận nghiêm trọng.
*Một vài biện pháp giúp khắc phục chứng tiểu đêm:
- Không uống nhiều nước vào buổi tối (tránh uống nước trước khi ngủ 2 tiếng).
- Chủ động đi khám đường tiết niệu nếu gặp phải tình trạng tiểu đêm thường xuyên.
- Ăn một ít nho khô khoảng 30 phút trước khi ngủ.
- Thực hiện bài tập kegel và yoga mỗi ngày.
Source (Nguồn): Sohu
Theo Helino
4 việc trong khi nấu nướng có thể làm tăng nguy cơ ung thư nhưng nhiều người vẫn làm
Chuyện nấu ăn nếu không cẩn thận thì vô tình bạn đang khiến cơ thể của gia đình mình hứng trọn một đống chất gây ung thư vào người mà không hay biết.
Thay vì ra ngoài hàng ăn uống, nhiều gia đình vẫn luôn trung thành với việc nấu ăn tại nhà. Điều này vừa bảo đảm cơ thể được nạp đủ chất dinh dưỡng cần thiết, vừa giúp đẩy lùi nguy cơ mắc một số bệnh như tiểu đường, mỡ máu, béo phì... Tuy nhiên, trong quá trình nấu nướng, một số động tác mà bạn thường làm có thể trở thành nguyên nhân gây ung thư. Vì vậy, bạn nên sửa ngay những động tác này trong khi nấu ăn để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả gia đình.
Cho quá nhiều muối
Trong quá trình chiên xào, nhiều bà nội trợ thường quen tay cho thêm muối vào để gia tăng hương vị cho món ăn. Vậy nhưng, nếu lỡ tay cho quá nhiều muối thì không những làm tăng huyết áp mà còn dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.
Nguyên nhân là do áp suất thẩm thấu của muối rất cao, từ đó gây tổn thương niêm mạc dạ dày và dẫn đến một số bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, bạn nên sử dụng muối hợp lý trong mỗi bữa ăn và tốt nhất thì nên hình thành thói quen ăn nhạt, cho càng ít muối càng tốt.
Chiên quá lửa, quá lâu
Chiên thực chất không phải một cách nấu ăn lành mạnh. Đặc biệt, việc chiên quá lửa hay quá lâu có thể làm cho các thực phẩm trong chảo thay đổi bản chất của carbs, chất béo, từ đó làm sản sinh ra chất gây ung thư ở nhiệt độ cao (acrylamide).
Mặc dù vẫn chưa có đủ bằng chứng cho thấy việc ăn phải chất acrylamide từ thực phẩm có mối tương quan đáng kể với sự xuất hiện của khối u gây ung thư. Nhưng tốt hơn hết thì bạn vẫn nên tránh nấu nướng theo kiểu này để ngăn không cho cơ thể thu nạp acrylamide vào người.
Sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần
Khi chiên thức ăn, lượng dầu sử dụng tương đối lớn nên nhiều người thường có thói quen chắt cặn và đổ dầu vào hộp để lần sau tái sử dụng tiếp. Điều này có vẻ giúp tiết kiệm cho túi tiền của bạn nhưng loại dầu đã qua sử dụng thường chứa nhiều dư lượng khác nhau, từ đó làm sản sinh sinh acrylamide và các chất có hại khác.
Nếu loại dầu này tiếp tục được làm nóng thì chúng sẽ tạo ra một số chất gây ung thư như benzopyrene. Ngoài ra, dầu đã qua sử dụng mà bị oxy hóa cũng dễ hư hỏng hơn nếu không được cất trữ đúng cách.
Chế biến xong một món ăn, không rửa nồi mà tiếp tục nấu món khác
Đừng vì tiết kiệm thời gian mà lặp đi lặp lại hành động sai trái này bạn nhé! Chỉ nhìn qua bằng mắt thường thì có vẻ bạn thấy chiếc nồi của mình vẫn sạch, nhưng thực tế trên bề mặt đã bám lại chút cặn và thức ăn sót lại. Nếu là chảo vừa chiên nướng xong thì mỡ và thức ăn thừa đọng lại sẽ làm sản sinh ra benzopyrene.
Thế nên, cứ sau khi làm xong một món thì bạn nên tráng rửa nồi sạch sẽ trước khi có ý định chế biến thêm những món khác.
Source (Nguồn): Sohu
Theo Helino
Cách ăn chay khoa học để phòng chống bệnh tật và đảm bảo dưỡng chất Ăn chay giúp cơ thể giữ được vóc dáng thon gọn, ngăn ngừa nhiều loại bệnh tật như: bệnh tim mạch, mỡ máu, gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, với bản chất là một cách ăn tiết thực, việc xây dựng thực đơn ăn chay cần được tính toán một cách kỹ lưỡng và khoa học, để đảm bảo cơ thể không bị thiếu...