“So kèo” các nền tảng đi chợ hộ GrabMart, be Đi chợ, NowFresh, Lomart
Theo YouNet Media, trong vòng một tháng, việc đi chợ hộ của các nền tảng gọi xe bỗng được nhắc nhiều hơn, người dùng bắt đầu có những nhận xét chính xác về các ứng dụng này.
YouNet Media, công ty chuyên cung cấp nghiên cứu và giải pháp mạng xã hội, vừa đưa ra những đánh giá của họ sau khi “lắng nghe” khách hàng trên mạng bình luận về các dịch vụ đi chợ hộ. Đánh giá này dựa trên 6.665 bàn luận trên mạng từ 9/3 đến 9/4.
Đánh giá của người dùng về từng ứng dụng (xanh: tích cực, đỏ: tiêu cực, xám: trung tính).
GrabMart được nhắc nhiều trên mạng xã hội
Các tính năng đi chợ giùm được đưa vào đánh giá gồm be Đi chợ (của ứng dụng be), GrabMart ( Grab), NowFresh (Foody), Chopp (Chopp.vn), Lomart (Loship).
Tính năng be Đi chợ ra mắt đầu tháng 3, GrabMart ra mắt cuối tháng 3 ở TP.HCM và đầu tháng 4 ở Hà Nội. NowFresh, Chopp, Lomart ra mắt đã được vài năm. Trong khoảng thời gian từ 9/3-9/4, số lượng bàn luận trên mạng xã hội về GrabMart vượt hơn hẳn so với các ứng dụng còn lại. Tiếp đến là be Đi chợ và NowFresh. Chopp và Lomart nhận được ít bình luận hơn.
Quan sát của YouNet cho thấy fanpage chính thức của Grab vẫn là nguồn tạo ra thảo luận sôi nổi & nhiều thông tin. Bên cạnh đó, GrabMart xuất hiệu khá đều đặn trên các bài viết của những người có ảnh hưởng trên mạng, và nhắc kèm trong chuỗi hashtag của đối tác.
Be Đi chợ cũng được nhắc đến nhiều do mới ra mắt, gần cùng thời điểm với GrabMart. Mặc dù ra mắt đã lâu nhưng NowFresh vẫn được nhắc đến nhiều thứ 3 trong giai đoạn này. Riêng Chopp và Lomart nhận được ít quan tâm nhất.
Video đang HOT
NowFresh không ồn ào trên báo chí nhưng vẫn là tên tuổi được bình luận trong các bài viết đánh giá dịch vụ từ diễn đàn hoặc hội nhóm. Bên cạnh đó, fanpage của thương hiệu & fanpage của các đối tác đều đặn vẫn đều đặn nhắc nhớ người dùng thông qua các nội dung giới thiệu dịch vụ.
Trong khi đó, Chopp.vn có nhiều cuộc thảo luận tự nhiên đến từ khách hàng ở các khu chung cư cao cấp, có cả bài chia sẻ từ người nước ngoài. Nền tảng này rõ ràng nhắm đến khách hàng có thu nhập cao.
Người dùng đánh giá thế nào về các nền tảng đi chợ hộ?
Trong khoảng thời gian một tháng ra mắt, khó đánh giá được toàn cảnh, tuy nhiên người dùng đã có những phản hồi đối với riêng từng ứng dụng.
Các dịch vụ đi chợ hộ sẽ giúp nhiều bà nội trợ không phải trực tiếp đi mua sắm, nhất là trong giai đoạn hạn chế ra đường.
Với GrabMart, người dùng đánh giá mạng lưới siêu thị cung cấp thực phẩm còn ít, chưa phong phú. Các các siêu thị liên kết đa số ở xa khu vực trung tâm, và thời gian đóng cửa khá sớm (trước 18 giờ). Bên cạnh đó, một số tài xế còn khá lúng túng, chưa rõ quy trình khi nhận được đơn hàng, tạo trải nghiệm chưa thực sự mượt mà cho người sử dụng. GrabMart cũng không cho phép huỷ đơn.
Be Đi chợ lại có trải nghiệm người dùng và giao diện chưa tốt khi người dùng phải tự nhập thủ công các món hàng, số lượng muốn mua trong giới hạn ký tự cho phép.
Trong khi đó, ra mắt từ 2015, Chopp.vn chưa đáp ứng được yêu cầu “cần là có” của người dùng khi thời gian giao hàng chậm, phải chờ từ 2-3 ngày cho một đơn hàng, đồng thời, phí giao hàng/một đơn hàng của Chopp là khá cao so với mặt bằng chung của những ứng dụng khác trên thị trường.
NowFresh có số lượng đối tác cửa hàng, quán ăn, siêu thị,… lớn nhất, tuy nhiên, do đặc thù của nhà bán, các mặt hàng thực phẩm trên Now được đánh giá có giá thành cao. Bù lại, ưu điểm lớn nhất là thời gian giao hàng nhanh với cước phí chấp nhận được: 15.000 đồng (1.5 km).
Đối với các dịch vụ đi chợ hộ, người dùng đánh giá cao tính tiện lợi nhưng vẫn còn lo lắng về an toàn thực phẩm vì hàng hoá qua nhiều khâu, tiếp xúc nhiều người.
Các bình luận của người dùng trong đánh giá của YouNet Media khá sát với thực tế. Chẳng hạn, Grab cho biết đang tích cực tìm kiếm thêm các đối tác để đưa lên GrabMart. Tuy nhiên phía Grab đánh giá việc này khá mất thời gian.
Hiện tại, GrabMart liên kết được với BigC và Co.op Food, là hai chuỗi có thể bao phủ rất tốt các loại hàng hoá. Tuy nhiên không phải tất cả cửa hàng của hai hệ thống này đều có mặt trên GrabMart mà chỉ có vài siêu thị, đây là hạn chế mà nền tảng này cần phải khắc phục.
Trong khi đó, be cũng cho biết sẽ tung ra tính năng be Đi chợ phiên bản cải tiến mới. Hiện tại tính năng này cực kỳ sơ sài, người dùng phải ghi chú cực kỳ chi tiết số lượng, thương hiệu, loại thực phẩm,… để tài xế đi mua. Tuy nhiên ưu điểm của tính năng này là có thể chọn bất kỳ địa điểm nào chứ không bó buộc trong các đối tác liên kết với ứng dụng.
Now cũng cho biết người dùng NowFresh tăng lên đáng kể kể từ khi ra mắt cách đây hai năm. Thói quen tiêu dùng gần đây của người dùng cũng góp phần gia tăng đơn hàng của đơn vị này.
Rõ ràng trong bối cảnh hiện nay khi người dân được khuyên ở nhà, thói quen mua sắm online sẽ hình thành và tạo cơ hội lớn cho các nền tảng cung cấp các dịch vụ và sản phẩm qua nền tảng Internet. Bất kỳ đơn vị nào tận dụng được giai đoạn này đều có cơ hội nắm được lượng lớn người dùng trong thời gian tới.
Hải Đăng
Grab tăng giải pháp hỗ trợ người dùng mùa dịch Covid-19
Grab vừa quyết định mở rộng thêm nhiều dịch vụ vào ứng dụng của mình tại thị trường Việt Nam. Trong đó, có tính năng Đơn hàng hẹn trước cho phép người dùng hẹn giờ giao món trước đến 48 tiếng đồng hồ.
Grab đang triển khai nhiều dịch vụ để hỗ trợ người dùng mùa dịch Covid-19
Theo đó, các giải pháp mới của Grab sẽ giúp đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dùng trong mùa dịch Covid-19 (thông qua GrabMart, GrabAssistant), nâng cao trải nghiệm của người dùng với dịch vụ GrabFood và mang đến nhiều ưu đãi hơn trong thời gian ở nhà với gói tiết kiệm Grab-From-Home. Cụ thể:
- Triển khai dịch vụ GrabMart tại Hà Nội: Sau khi triển khai thành công tại TP.HCM, Grab đã chính thức triển khai dịch vụ GrabMart tại Hà Nội. Dịch vụ GrabMart cho phép người dùng tìm kiếm và chọn mua các loại thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn, trái cây tươi, thức uống đóng chai, rau củ quả từ các đối tác liên kết là các cửa hàng tiện lợi, chuỗi cửa hàng bán lẻ, siêu thị.
- Tiếp tục triển khai GrabAssistant tại Việt Nam: GrabAssistant là dịch vụ mua giúp hàng hóa, cho phép người dùng đặt mua một số sản phẩm, vật dụng tại các cửa hàng không liên kết với GrabMart thông qua giải pháp giao nhận của Grab. Trong giai đoạn phải hạn chế di chuyển vì dịch bệnh, GrabAssistant sẽ mang đến cho người dùng thêm nhiều tiện ích mua sắm an toàn, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu hằng ngày.
- Giới thiệu tính năng Đơn hàng hẹn trước với GrabFood: Từ ngày 1.4, người dùng GrabFood tại Hà Nội và TP.HCM có thể đặt trước món ăn đến 48 tiếng tại các nhà hàng, quán ăn có hiển thị lựa chọn Đặt trước (Schedule). 30 phút trước giờ giao, hệ thống trên ứng dụng sẽ tự động dò tìm tài xế để thực hiện đơn hàng.
Trong quá trình đặt món, người dùng có thể tùy chọn thay đổi thời gian giao hàng, tuy nhiên không thể hủy đơn hàng sau khi nhà hàng hoặc tài xế đã xác nhận đặt món. Nhà hàng, quán ăn sẽ tiếp nhận đơn hàng và chủ động chuẩn bị trước giờ giao món, tránh tình trạng đơn hàng bị quá tải vào những khung giờ cao điểm, nâng cao đáng kể hiệu suất kinh doanh trong ngày. Tính năng này sẽ có mặt tại Đà Nẵng từ ngày 15.4 và sau đó tiếp tục mở rộng đến các tỉnh thành khác.
- Gói tiết kiệm Grab-From-Home: Giải pháp tiết kiệm trong thời điểm hầu hết mọi người đều làm việc tại nhà. Cụ thể, người dùng có thể lựa chọn 1 trong 2 gói: Gói "độc thân" 80.000 đồng/14 ngày và Gói "gia đình" 120.000 đồng/14 ngày tùy theo nhu cầu sử dụng. Các gói tiết kiệm có thể được thanh toán dễ dàng thông qua ví Moca trên ứng dụng Grab, giúp thúc đẩy sự phát triển của việc thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam.
Thành Luân
Thử dịch vụ đi chợ hộ từ Grab, Now, Be và VinMart: Ngồi ở nhà bấm điện thoại là được giao tận nơi, cũng hay nhưng còn nhiều điều cần cải thiện Các gia đình có thể thoải mái ở nhà phòng dịch, chỉ cần đặt hàng hoặc nhờ shipper mua đồ hộ rồi ship về tận nơi là được. Mô hình dịch vụ đi chợ hộ không còn mới, nhưng ở thời điểm dịch bệnh nguy hiểm như hiện nay thì mới bắt đầu được chú ý và mở rộng quy mô. Trước đây,...