So kè SUV hạng B giữa hai đối thủ “tân binh” Mazda CX-3 và Hyundai Kona
Phân khúc SUV hạng B luôn sôi động nhất nhì thị trường ôtô Việt. Trong đó, Mazda CX-3 và Hyundai Kona được coi là kì phùng địch thủ trong tầm giá 700 triệu đồng.
Mazda CX3 2021 vừa mới ra mắt thị trường Việt Nam, chính thức “gia nhập gia đình” SUV hạng B với hàng loạt cái tên cùng phân khúc như Hyundai Kona, Kia Seltos, Ford Ecosport,… Ảnh: Hà Bối
Ưu điểm lớn nhất của mẫu xe này chính là nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan nhưng giá bán lại thấp hơn so với các dòng xe phân khúc như Kia Seltos và Hyundai Kona. Mazda CX3 2021 có 3 phiên bản Deluxe, Luxury và Premium, giá bán từ 629,669 – 709 triệu đồng.
Trong khi đó, Hyundai Kona được lắp ráp trong nước và mang lại có nhiều ưu điểm vượt trội. Với 3 phiên bản Hyundai Kona 2.0 AT tiêu chuẩn, Hyundai Kona 2.0 AT đặc biệt, Hyundai Kona 1.6 Turbo có giá bán lần lượt từ 636,699 triệu đồng – 750 triệu đồng.
Ngoại thất
Mazda CX3 2021 sở hữu kích thước dài 4.275 mm, rộng 1.765 mm, cao 1.535 mm và chiều dài cơ sở là 2.570 mm. Trong khi đó, Hyundai Kona có kích thước dài, rộng, cao lần lượt là 4.165 x 1.800 x 1.565 (mm), chiều dài cơ sở đạt 2.600 mm.
Mẫu xe Hàn Quốc có chiều rộng, chiều cao và trục cơ sở tốt hơn, chắc chắn mang lại không gian bên trong rộng hơn. Còn Mazda CX-3 với kích thước nhỏ gọn thì thuận tiện cho việc di chuyển, luồn lách trong đô thị.
Mazda CX3 2021 mang ngôn ngữ thiết kế KODO kết hợp với đường nét mềm mại, uyển chuyển. Hyundai Kona 2021 lại có phần hầm hố, sắc sảo, mạnh mẽ hơn.
Nội thất và khoang lái
Khoang nội thất Mazda CX-3 2021 chia sẻ thiết kế với mẫu xe Mazda 2. Phần táp lô của xe được bố trí tràn về phía người lái, thuận lợi cho việc quan sát và sử dụng nút bấm, từ đó tối ưu trải nghiệm khi lái xe. Chính giữa táp lô là màn hình trung tâm dạng nổi, đặc trưng trên các mẫu xe Mazda.
Video đang HOT
Nội thất CX-3. Ảnh: Nguyễn Hưởng
Vô lăng trên Mazda CX-3 2021 cũng là dạng 3 chấu góc cạnh tương tự Mazda2. Các nút bấm được tích hợp gồm ga tự động cruise control, điều chỉnh âm lượng, đàm thoại rảnh tay và hai lẫy chuyển số phía sau.
Nội thất Kona. Ảnh: Khánh Linh
Khoang nội thất Hyundai Kona 2.0 đặc biệt cũng sử dụng tông màu đen, bảng táp lô thiết kế đối xứng trải đều sang hai bên.
Vô lăng trên Hyundai Kona cũng là dạng 3 chấu, mạ bạc và tích hợp các nút bấm chức năng thiết yếu như đàm thoại rảnh tay, điều chỉnh âm lượng và ga tự động Cruise Control. Xe không được trang bị lẫy chuyển số như Mazda CX-3. Với những người ưa thích trải nghiệm lái xe thì đây là điểm trừ nhỏ.
Trang bị tiện nghi, công nghệ và giải trí
Về tiện nghi cho người lái, Mazda CX-3 và Hyundai Kona đều có những option cơ bản như nút bấm khởi động start/stop kèm chìa khóa thông minh, gương chiếu hậu chống chói tự động không ảnh hưởng khi đi đêm bị xe phía sau chiếu pha.
Tiện nghi CX-3. Ảnh: Nguyễn Hưởng
Đèn pha tự động bật/tắt mỗi khi vào hầm chui, gạt mưa tự động. Xét thế mạnh riêng, Mazda CX-3 có thêm phanh tay điện tử và tính năng Auto Hold cực kì hữu dụng ở đường phố Việt Nam. Hyundai Kona bản 2.0 đặc biệt vẫn sử dụng phanh cơ và chưa có Auto Hold.
Bù lại, mẫu xe Hàn Quốc được trang bị hệ thống cảm biến áp suất lốp tích hợp vào màn hình thông số kỹ thuật, hiển thị cân nặng của 4 lốp.
Tiện nghi Kona. Ảnh: Khánh Linh
Về tiện nghi cho hành khách, cả hai mẫu xe đều trang bị màn hình cảm ứng 7-inch kết nối với điện thoại qua bluetooth để nghe nhạc, gọi điện. Hệ thống điều hòa tự động có tốc độ làm mát nhanh, nhưng đều không có cửa gió cho hàng ghế sau.
Cổng sạc USB và cổng cắm HDMI ở khu vực bệ tỳ tay. Hệ thống âm thanh 6 loa gồm 4 loa cánh và 2 loa treble, chất lượng ở mức trung bình. Hyundai Kona có thêm tính năng sạc điện thoại không dây duy nhất trong phân khúc.
Nhìn chung, với nhu cầu chính di chuyển trong phố thì option trên của hai xe đủ sức phục vụ. Mazda CX-3 hỗ trợ tốt hơn cho người lái.
Vận hành và an toàn
Mazda CX-3 sử dụng động cơ xăng SkyActiv-G 1,5 lít công suất 110 mã lực, mô-men xoắn cực đại 144 Nm. Hộp số tự động 6 cấp. Hyundai Kona 2.0 đặc biệt dùng động cơ Atkinson MPI 2.0L cho công suất tối đa 149 mã lực tại 6.200 vòng/phút; mô-men xoắn cực đại 180 Nm tại 4.500 vòng/phút; đi cùng hộp số tự động 6 cấp.
Nếu bạn là người yêu cầu cao về cảm giác lái, thích những lần vọt ga trên đường dài thì động cơ 2.0L trên Kona là lựa chọn đáng cân nhắc. Còn với nhu cầu di chuyển chính trong phố thì cả hai xe đều đáp ứng rất tốt.
Trang bị an toàn có trên cả hai mẫu xe Mazda CX-3 Premium và Hyundai Kona 2.0 đặc biệt bao gồm: Chống bó phanh ABS, phân phối lực phanh điện tử, kiểm soát lực kéo, camera lùi, hệ thống kiểm soát điểm mù, hỗ trợ phanh khẩn cấp, 6 túi khí…
Chi tiết Mazda CX-3 - 'khắc tinh' của Hyundai Kona tại Việt Nam
Được định vị ở phân khúc SUV hạng B, Mazda CX-3 công bố giá bán từ 629 - 709 triệu đồng sẽ là đối thủ đáng gờm của Hyundai Kona, KIA Seltos.
Mazda CX-3 đã tung ra thị trường Việt Nam
Do được định vị ở phân khúc CUV hạng B, sau khi tung ra thị trường Việt Nam Mazda CX-3 cạnh tranh trực tiếp với Hyundai Kona, KIA Seltos, Ford EcoSport, Peugeot 2008 và MG ZS. Mức giá của Mazda CX-3 nằm giữa nhóm phân khúc SUV hạng B này.
Giá bán Mazda CX-3 tương đương giá bán KIA Seltos (609 - 729 triệu đồng), thấp hơn Peugeot 2008 (739 - 829 triệu đồng) và cao hơn MG ZS (510 - 620 triệu đồng).
Xe được thiết kế hướng tới nhu cầu di chuyển trong đô thị, Mazda CX-3 có chiều dài 4.275 mm, rộng 1.765 mm và cao 1.535 mm cùng chiều dài cơ sở 2.570 mm, dễ dàng di chuyển ngay cả trong đô thị đông đúc. Vóc dáng của Mazda CX-3 nhỏ gọn hơn Hyundai Kona một chút nên phù hợp với nữ giới.
Mazda CX-3 2021 được phân phối trên thị trường duy nhất phiên bản động cơ xăng 4 xi-lanh SkyActiv 1.5L hút khí tự nhiên, đi kèm với hộp số tự động 6 cấp. Đây là loại động cơ quen thuộc từng được sử dụng trên Mazda2 và Mazda3 tại Việt Nam trước đó.
Tại thị trường Việt Nam, Mazda CX-3 được Thaco Mazda phân phối 3 phiên bản 1.5L Premium, 1.5L Luxury và 1.5L Deluxe cùng 5 tùy chọn màu sắc trắng, đỏ, xám, nâu và xám xanh, xe nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan thay vì lắp ráp tại Việt Nam như dòng xe Mazda CX-5.
Thiết kế khoang nội thất Mazda CX-3 làm nhiều người liên tưởng tới Mazda2 với phong cách tối gian, một số chi tiết bọc da lộn cao cấp, vô lăng thiết kế 3 chấu kiểu mới.
Mẫu CUV hạng B Mazda CX-3 có nhiều trang bị như ghế ngồi bọc da, vô-lăng 3 chấu, màn hình giải trí 7 inch trung tâm đặt nổi, có hỗ trợ kết nối Apple CarPlay và Android Auto, màn hình hiển thị sau kính lái (HUD), phanh tay điện tử.
Ở phiên bản cao cấp của Mazda CX-3 được trang bị gói an toàn và hỗ trợ lái tiên tiến Mazda i-Activsense gồm: Phanh thông minh, cảnh báo điểm mù, báo phương tiện cắt ngang khi lùi, báo lệch làn đường và hỗ trợ giữ làn đường.
Sau khi tung ra trường, Mazda CX-3 đứng trước thách thức cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ sừng sỏ. Đây có thể chưa phải là mẫu xe đại trà khi được thiết kế hạn chế về không gian bên trong, tập trung vào trải nghiệm người lái. Nói cách khác, Mazda CX-3 phù hợp hơn với người trẻ có nhu cầu thường xuyên di chuyển cá nhân.
Tầm giá hơn 600 triệu, chọn Mazda CX-3 hay Kia Seltos? Mazda CX-3 là cái tên mới nhất trong nhóm SUV hạng B tại thị trường Việt Nam. Đây là đối thủ cạnh tranh với Kia Seltos - mẫu xe dẫn đầu phân khúc trong nhiều tháng về doanh số. Phân khúc SUV đô thị hạng B tại Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Với sự xuất hiện của Mazda...