Sở hữu nhiều dự án nhưng Địa ốc Tiến Phước luôn chìm trong thua lỗ
Mặc dù tình hình kinh doanh ghi nhận thua lỗ triền miên, nhưng Địa ốc Tiến Phước của đại gia Nguyễn Thành Lập đã và đang ôm nhiều dự án bất động sản với quy mô lớn từ TP.HCM đến Vũng Tàu.
Công ty CP Bất động sản Tiến Phước (Tiến Phước Group) được thành lập vào năm 2003, đóng trụ sở tại số 524 Trần Hưng Đạo, phường 2, quận 5, TP.HCM. Người đại diện theo pháp luật kiêm Chủ tịch của Tiến Phước là ông Nguyễn Thành Lập.
Về tình hình kinh doanh, nửa đầu năm 2020, Tiến Phước đã phải ghi nhận khoản lỗ sau thuế lên đến 55,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, khoản lỗ này không phải lần đầu tiên Tiến Phước đối mặt, mà từ nhiều năm trước Tập đoàn địa ốc đình đám Sài Thành này đã duy trì kết quả kinh doanh kém khả quan.
Tập đoàn của doanh nhân Nguyễn Thành Lập nổi danh tại nhiều dự án, trong đó có Empire City tại Khu đô thị Thủ Thiêm. (Ảnh internet).
Theo đó, năm 2019, doanh thu của Tiến Phước (Công ty mẹ) đạt 155,8 tỷ đồng, là mức thấp nhất trong giai đoạn 2017-2019. Trong đó, khoản lỗ thuần là 126,2 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tương tự, các thành viên khác trong Tiến Phước Group cũng thua lỗ không kém. Cụ thể, Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Kỹ thuật Mê Kông báo lỗ khoản lỗ sau thuế 65,5 tỷ đồng trong khoảng thời gian này. Còn Công ty CP Sàn giao dịch BĐS Tiến Phước (Tiến Phước Land) cũng chỉ lãi vỏn vẹn 520 triệu đồng, trên tổng tài sản 1.150 tỷ đồng.
Tiến Phước cùng hai thành viên Tiến Phước Land và Mê Kông đã phát hành khoảng 2.600 tỷ đồng trái phiếu. Giai đoạn 2016-2019, riêng nợ phải trả của Công ty mẹ Tiến Phước tăng gấp đôi, từ 2.055 tỷ đồng lên ngót nghét 4.000 tỷ đồng.
Khách sạn Le Meridien tại 3C Tôn Đức Thắng (quận 1).
Mặc dù ghi nhận mức lỗ triền miên trong hoạt động kinh doanh, nhưng nhiều dự án bất động sản đã làm nên tên tuổi của Tiến Phước không thể không nhắc đến như: Khách sạn Le Meridien tại 3C Tôn Đức Thắng (quận 1); Khu dân cư Long Trường (quận 9); Khu dân cư Senturia Vườn Lài 9,8ha (quận 12); Khu dân cư Senturia Nam Sài Gòn 19,8ha (huyện Bình Chánh); Palm Heights 30ha (quận 2); Senturia An Phú 18,2ha (quận 2).
Hay Tiến Phước liên doanh với Trần Thái Group, Keppel Land và Gaw Capital thực hiện dự án Empire City tỷ đô tại Khu đô thị Thủ Thiêm.
Không chỉ ở TP.HCM, Tiến Phước Group còn đang nỗ lực mở rộng quỹ đất tại các địa phương vệ tinh trong vài năm trở lại, nổi bật là dự án Khu đô thị mới Cỏ May quy mô 149 ha, vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng tại TP. Vũng Tàu.
Ngoài ra, tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiến Phước đang xin chủ trương thực hiện dự án Điện mặt trời Châu Pha tại huyện Tân Thành có diện tích đất 51 ha, vốn đầu tư gần 1.178 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, không thể không đề cập đến lĩnh vực y tế, là một nhánh đầu tư quan trọng của Tiến Phước. Hiện tại, lĩnh vực này đang được phụ trách bởi phu nhân của ông Nguyễn Thành Lập – bà Nguyễn Thị Cửu Kim Chi cùng con gái Nguyễn Thị Mỹ Linh.
Tập đoàn thông qua Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Mỹ Mỹ đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Mỹ (AIH) tại Phường An Phú, quận 2 (TP.HCM). Dự án có vốn khoảng 40 triệu USD, đã khánh thành và đi vào hoạt động từ tháng 10/2018.
Chứng khoán Bản Việt: Tăng trưởng cho vay và huy động của BIDV kém tích cực
Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) vừa có báo cáo cập nhật kết quả kinh doanh 9 tháng của BIDV. Bản Việt cho biết, tăng trưởng cho vay và huy động của BIDV đều đang thấp hơn đáng kể so với kế hoạch 2020.
Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV) đã công bố kết quả kinh doanh 9 tháng 2020 với lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 5,5 nghìn tỷ đồng (tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước).
Theo nhận định của chứng khoán Bản Việt, tăng trưởng cho vay và huy động của BIDV kém tích cực trong 9 tháng 2020. Bản Việt cho biết, số dư đầu tư chứng khoán nói chung (bao gồm cả chứng khoán AFS và HTM) ghi nhận mức giảm 10,8% tính từ đầu năm. Tăng trưởng cho vay của BIDV đạt 2,5% tính từ đầu năm trong 9 tháng 2020, vì vậy tăng trưởng tín dụng chung nhiều khả năng sẽ thấp hơn tăng trưởng cho vay. Trong khi đó, tăng trưởng huy động trong cùng kỳ đạt 2,8% so với 9,6% trong 9 tháng 2019, thấp hơn đáng kể so với kế hoạch 2020 của ngân hàng cho cả 2 khoản mục này là 9% đã được HĐQT công bố tại ĐHCĐ 2020.
Biên lãi ròng (NIM) của BIDV phục hồi 60 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm trước, đạt 2,56% trong quý 3/2020 nhưng giảm 31 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm trước xuống mức thấp kỷ lục 2,32% tính trong 9 tháng 2020. Tương ứng, mức tăng trong NIM đạt 2,56% trong quý 3/2020 từ 1,96% trong quý 2/2020 là do mức giảm 64 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm trước trong chi phí vốn tương ứng với mức tăng 17 điểm cơ bản trong lợi suất tài sản sinh lời (IEA).
Bản Việt nhận định, 4 đợt cắt giảm trần lãi suất kể từ tháng 11/2019 đã hỗ trợ tích cực đến chi phí vốn trong quý 3/2020. Tuy nhiên, lợi suất IEA giảm 52 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm trước trong 9 tháng 2020 do tác động của từ các đợt giảm lãi suất cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Cùng lúc đó, mức giảm 76,2% so với cùng kỳ năm trước trong huy động từ Kho bạc Nhà nước tại BIDV làm mất đi các lợi ích từ lãi suất huy động giá rẻ, làm NIM giảm xuống 31 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm trước còn 2,32%.
Tăng trưởng thu nhập phí thuần (NFI), thu nhập từ giao dịch ngoại hối và lãi từ giao dịch chứng khoán đầu tư ổn định bù đắp cho mức giảm trong thu nhập từ thu hồi nợ. Thu nhập từ giao dịch ngoại hối tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước đạt 1,3 nghìn tỷ đồng trong cùng giai đoạn. Đáng chú ý, BIDV ghi nhận lãi đáng kể 1.000 tỷ đồng trong 9 tháng 2020 trong chứng khoán đầu tư so với khoản lỗ 266 tỷ đồng trong mảng kinh doanh này trong cùng kỳ năm ngoái. Ba khoản mục này đóng góp 17,2% cho tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh, tăng từ mức 11,2% trong 9 tháng 2019. Ngoài ra, thu nhập từ thu hồi nợ giảm 19,4% so với cùng kỳ năm trước đạt 2,9 nghìn tỷ đồng và đóng góp 8,1% cho thu nhập từ hoạt động kinh doanh, giảm từ mức 10,5% trong cùng kỳ năm ngoái.
Tỷ lệ chi phí/thu nhập (CIR) duy trì ở mức thấp nhất trong danh mục theo dõi của Bản Việt do mức tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước 6,0% trong chi phí từ hoạt động kinh doanh (OPEX). Chi phí nhân viên tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước đạt 6,5 nghìn tỷ đồng với lượng nhân sự tăng 2,1% (tăng 551 người) trong 12 tháng qua. Chi phí nhân công chiếm 56,9% OPEX.
Các con số trong bảng cân đối kể toán ghi nhận mức cải thiện nhẹ trong chất lượng tài sản. Tỷ lệ nợ xấu giảm 12 điểm cơ bản trong quý 3/2020 và tỷ lệ xử lý nợ đạt 1,05% so với 1,23% trong quý 3/2019. Lãi dự thu trên tổng tài sản sinh lãi cũng giảm 5 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm trước đạt 0,9%, tương ứng xu hướng giảm trong số dư trái phiếu (bao gồm TPCP, TPDN và TP ngân hàng) từ mức tài sản sinh lãi 10,7% trong quý 3/2019 đạt 9,0% tính đến cuối quý 3/2020.
BIDV đã giảm chi phí dự phòng xuống 2,3% so với cùng kỳ năm trước trong 9 tháng 2020, tương ứng với tỷ lệ đạt 1,88% trên tổng dư nợ cho vay trong 9 tháng 2020, trong đó 1,54% được ghi nhận riêng cho dự phòng cụ thể (chi phí dự phòng cụ thể là dự phòng trực tiếp liên quan đến khoản vay khách hàng) - thấp hơn nhẹ so với mức 1,77% trong 9 tháng 2019. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) đạt 87,1% từ 78,2% trong quý 3/2019. BIDV đã xử lý toàn bộ số dự VAMC trong quý 1/2020.
Eurowindow hé lộ lợi nhuận sụt giảm mạnh Tại công bố thông tin định kỳ của doanh nghiệp phát hành trái phiếu, Công ty Cổ phần Eurowindow Holding vừa hé lộ tình hình kinh doanh của công ty trong 6 tháng đầu năm. Theo đó, tính đến cuối tháng 6/2020, vốn chủ sở hữu của Eurowindow ở mức 4.993 tỷ đồng. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu đã giảm nhẹ từ...