Sở hữu chéo trong ngân hàng đã cơ bản được xử lý
Theo báo cáo mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, sau 6 năm đẩy mạnh tái cơ cấu, tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng đã cơ bản được xử lý.
ACB và Công ty cổ phần Bất động sản Hòa Phát – Á Châu vẫn đang sở hữu cổ phần của nhau.
Cụ thể, tính đến 30/6/2019, số cặp tổ chức tín dụng sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau chỉ còn 1 cặp.
Con số này vào năm 2012 – thời điểm yêu cầu xử lý sở hữu chéo trong ngành ngân hàng được đặt ra là 7 cặp.
Về sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp, cũng chỉ còn lại 1 cặp sở hữu cổ phần lẫn nhau tính đến cuối tháng 6/2019, trong khi tình trạng này tại thời điểm tháng 6/2012 lên tới 56 cặp.
Trường hợp sở hữu cổ phần của nhau còn lại này là giữa ACB và Công ty cổ phần Bất động sản Hòa Phát – Á Châu (tỷ lệ sở hữu của ACB tại doanh nghiệp này là 2,86% và chiều ngược lại là 0,046%).
Các quy định liên quan đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ấn định trong Thông tư 36/2014/TT-NHNN, có hiệu lực từ tháng 2/2015 với thời hạn 1 năm cho việc thực thi, nhưng đến nay mới cơ bản hoàn thành.
Video đang HOT
Đơn cử, Vietcombank từng sở hữu trên 5% vốn tại MBBank và Eximbank, nhưng đã giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 5% kể từ cuối năm 2018 và đầu năm 2019. Trước đó, Vietcombank đã thoái 3,97% vốn tại OCB; 4,3% vốn tại Saigonbank và 10,91% vốn tại Công ty Tài chính cổ phần Xi măng (CFC).
Tương tự, VietinBank cũng đã thoái 5,48% vốn tại Saigonbank, Eximbank thoái gần 8% vốn tại Sacombank…
Bên cạnh đó, từ ngày 1/3/2019, Thông tư số 46/2018/TT-NHNN yêu cầu TCTD phối hợp với cổ đông lớn rà soát, xác định danh sách cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông đó sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một TCTD khác;
TCTD đầu mối phối hợp với TCTD khác, nhóm cổ đông lớn có liên quan lập kế hoạch khắc phục việc sở hữu cổ phần vượt giới hạn, triển khai thực hiện kế hoạch khắc phục đảm bảo chậm nhất ngày 31/12/2020 tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhóm cổ đông lớn có liên quan tuân thủ quy định tại Luật Các TCTD (đã được sửa đổi, bổ sung).
Như vậy, kế hoạch khắc phục tối thiểu phải có danh sách nhóm cổ đông lớn có liên quan, biện pháp và lộ trình khắc phục.
Thêm vào đó, kể từ ngày Thông tư 46 có hiệu lực thi hành từ năm 2021, nhóm cổ đông lớn có liên quan không được tăng số lượng cổ phần sở hữu tại TCTD đầu mối, TCTD khác dưới mọi hình thức, trừ trường hợp nhận cổ phiếu thưởng hoặc cổ tức bằng cổ phiếu, mua cổ phiếu phát hành thêm khi TCTD đầu mối, TCTD khác tăng vốn điều lệ, nhưng vẫn phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu cổ phần sau khi mua tuân thủ giới hạn tại Luật Các TCTD.
Thời gian qua, NHNN đã chỉ đạo quyết liệt xử lý sở hữu chéo trực tiếp, nhưng do việc thoái vốn còn phụ thuộc vào tìm đối tác và thời điểm thoái vốn phù hợp để bảo toàn vốn nhà nước nên chưa theo kịp lộ trình đưa ra.
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng nhấn mạnh, theo đề án cơ cấu hệ thống ngân hàng đến năm 2020, từng nhà băng sẽ xây dựng lộ trình, phương án cơ cấu lại, tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng cần được xử lý dứt điểm thời gian tới.
Bởi theo Thống đốc, vẫn còn tồn tại trường hợp sở hữu chéo do cố tình nhờ người đứng tên hộ. Các cơ quan chức năng phải đẩy mạnh công tác thanh tra mới phát hiện được trường hợp vi phạm tinh vi này.
Thực tế cho thấy, sở hữu chéo ngân hàng mặt ngoài tuy giảm, nhưng vẫn còn đâu đó bên trong sự lòng vòng, lắt léo của các mối quan hệ, “ẩn mình” dưới nhiều tầng lớp do lợi ích nhóm điều phối. Điều này có thể gây hệ lụy khôn lường cho hệ thống ngân hàng, cũng như nền kinh tế.
Bên cạnh đó, việc thoái vốn tại doanh nghiệp của các TCTD vẫn còn gặp không ít “trắc trở” vì nhiều nguyên nhân, trong khi thời gian không còn nhiều đối với các ngân hàng có tỷ lệ vốn sở hữu vượt quá giới hạn phải hoàn tất việc thoái vốn trong năm nay.
Theo Đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đến năm 2020, từng ngân hàng thương mại sẽ phải xây dựng lộ trình, phương án cơ cấu lại, dứt điểm tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống.
Quá trình xử lý sở hữu chéo đã và đang có những tín hiệu tích cực, song cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng, còn có nhiều khó khăn cho các ngân hàng trong quá trình thoái vốn.
Vân Linh
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Tổng tài sản hệ thống TCTD vượt 11,8 triệu tỷ đồng, nhóm ngân hàng thương mại nhà nước đã chiếm hơn 40%
Ngân hàng Nhà nước vừa cập nhật một số chỉ số về hệ thống tổ chức tín dụng đến cuối tháng 8/2019.
Cụ thể, tổng tài sản hệ thống TCTD tính đến hết ngày 31/8/2019 đạt trên 11,8 triệu tỷ đồng, tăng 6,77% so với hồi đầu năm.
Nhóm 7 ngân hàng thương mại nhà nước có tỷ trọng lớn nhất (43%), tương đương với 5,12 triệu tỷ đồng, tăng 5,35% so với đầu năm.
Trong khi đó, tổng tài sản của các ngân hàng tư nhân tăng mạnh hơn, tăng 7,97% đạt 4,92 triệu tỷ đồng, chiếm trên 42% tổng tài sản của hệ thống.
Tính đến hết ngày 31/8/2019, vốn tự có của toàn hệ thống ngân hàng đạt 866.116 tỷ đồng, tăng 7,44%, tương đương tăng trên 54.900 tỷ đồng. Trong đó, vốn tự có của các ngân hàng tư nhân là 357.838 tỷ đồng, tăng 5,81%. Vốn tự có của các ngân hàng thương mại nhà nước là 285.735 tỷ đồng, tăng 6,38%.
Vốn điều lệ nhóm NHTM Nhà nước ở mức 149.049 tỷ đồng, tăng 0,78% so với đầu năm. Trong khi đó, vốn điều lệ của nhóm NHTM tư nhân tăng 1,29%, đạt 270.676 tỷ đồng.
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước là 9,65%, còn nhóm ngân hàng tư nhân là 10,66%. Trong khi đó, CAR của nhóm ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài ở mức rất cao (25,34%).
Đối với tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, cả 2 nhóm ngân hàng trên đều đã đưa về dưới mức 40% theo đúng lộ trình, đạt 30,61% với nhóm NHTM Nhà nước và 30,91% với nhóm NHTM tư nhân.
Diệp Trần
Theo Trí thức trẻ
Giải mã điểm lệch lãi suất trên thị trường vốn Tháng 10, lãi suất trái phiếu chính phủ ghi nhận mức thấp kỷ lục, trong khi trên thị trường vốn, các doanh nghiệp, ngân hàng vẫn duy trì huy động vốn với lãi suất cao. Đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Nhìn từ góc độ điều hành chính sách tiền tệ, trong khi các nước đang thực hiện nới lỏng chính...