Số học sinh Nhật Bản tự tử tăng đột biến trong dịch COVID-19
Bộ Giáo dục Nhật Bản mới đây cho biết năm 2020 có đến 479 học sinh tiểu học và trung học ở nước này tự tử, tăng đột biến so với con số 339 em vào năm 2019.
Số học sinh Nhật Bản tự tử tăng vọt trong năm 2020, trong đó nhiều nhất là học sinh cấp 3 – Ảnh: KYODO NEWS
Bộ Giáo dục cho biết sẽ phân tích chi tiết để xem liệu đại dịch COVID-19 có ảnh hưởng đến sự gia tăng này hay không, theo báo The Japan Times .
Đáng lưu ý, số nữ sinh tự tử đã tăng gần gấp đôi năm 2019, lên đến 138 trường hợp. Số vụ tự tử ở trẻ tiểu học cũng tăng từ 6 vụ vào năm 2019 lên 14 vào năm 2020, ở bậc trung học cơ sở tăng từ 96 lên 136 và ở bậc trung học phổ thông tăng từ 237 lên 329.
Những nguyên nhân chính dẫn đến tự tử ở lứa tuổi học đường vẫn là lo lắng về tương lai, học lực yếu và không hòa hợp với phụ huynh. Tuy nhiên, các ca tự tử liên quan đến rối loạn tâm lý và trầm cảm gia tăng.
Một khảo sát được công bố gần đây của Trung tâm Sức khỏe và phát triển trẻ em (NCCHD) tại Nhật Bản cho thấy có đến 30% trong 344 học sinh cấp 3 tham gia khảo sát có triệu chứng trầm cảm từ vừa đến nặng liên quan đến đại dịch COVID-19.
Video đang HOT
Khảo sát được thực hiện trực tuyến hồi tháng 11 và 12 năm ngoái trên 715 học sinh từ lớp 4 trở lên, khi các ca COVID-19 tại Nhật tăng mạnh. Các triệu chứng trầm cảm cũng xuất hiện trên 15% của 261 trẻ cấp 1 và 24% của 110 học sinh cấp 2 tham gia khảo sát.
Đối với câu “Tôi từng nghĩ tôi nên chết đi hoặc tôi từng nghĩ đến việc tự gây tổn thương bằng cách này hay cách khác”, 6% học sinh được khảo sát đã trả lời “hầu như hằng ngày”, trong đó 16% cho biết đã thực hiện các hành vi ngược đãi bản thân như bứt tóc.
Một số học sinh đã nhắc đến đại dịch COVID-19 trong phần mô tả cảm xúc. Bác sĩ Mayumi Hangai thực hiện cuộc khảo sát cho rằng có lẽ số trẻ em trầm cảm tăng là bởi căng thẳng dưới thời đại dịch kéo dài.
Trầm cảm tăng vọt ở Mỹ
Mối lo về tình hình tài chính, sức khỏe khiến nhiều người Mỹ, đặc biệt là nhóm Mỹ Latin, gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần trong mùa dịch.
Theo một nghiên cứu mới của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), tỷ lệ người trầm cảm và có ý định tự tử đã tăng vọt trong đại dịch.
Từ tháng 4 đến tháng 5/2020, cuộc khảo sát trực tuyến theo dõi tỷ lệ trầm cảm, ý định tự tử và sử dụng chất kích thích của người Mỹ thông qua bảng câu hỏi.
Theo đó, các nhà nghiên cứu phát hiện tỷ lệ người mắc các bệnh tâm thần cao hơn so với ghi nhận trong các nghiên cứu khác, Insider đưa tin.
Trong những tháng đầu của đại dịch, 29% người lớn cho biết có các triệu chứng trầm cảm, tăng vọt so với con số 23,5% được báo cáo trước đó. 8% người được hỏi cho biết có ý định tự tử và 18% sử dụng chất kích thích, so với con số 13,3% được ước tính bởi một báo cáo trước đó của CDC.
Đại dịch ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe tâm thần của nhiều người. Ảnh: Flickr.
Đặc biệt, người Mỹ Latin là nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Báo cáo cho thấy 40,3% trong số họ có các triệu chứng trầm cảm so với 25,3% người da trắng và 27,7% người da đen.
Người Mỹ Latin cũng có tỷ lệ định tự tử cao (22,9%, so với 5,3% của người da trắng và 5,2% ở người Mỹ da đen) và lạm dụng chất kích thích gia tăng (36,9%, so với khoảng 15% người Mỹ thuộc các nhóm khác).
Những phát hiện này nhấn mạnh mối quan ngại của các chuyên gia sức khỏe tâm thần kể từ khi đại dịch bắt đầu vào tháng 3/2020. Nhiều chuyên gia lo ngại một "làn sóng tự tử" có thể xảy ra do ảnh hưởng của đại dịch, đặc biệt là đối với các cộng đồng người da đen, Mỹ Latin có nguy cơ cao mắc Covid-19 và các bệnh nghiêm trọng khác.
Annette Nunez, nhà trị liệu tâm lý và là người sáng lập Not Your Standard Doctor, cho biết tỷ lệ mắc các bệnh tâm thần cao ở người Mỹ gốc Latin có thể là do cộng đồng của họ trên khắp nước Mỹ bị dịch Covid-19 tấn công đặc biệt nghiêm trọng.
Theo CDC, người Latin có nguy cơ nhập viện vì Covid-19 cao gấp 4 lần và nguy cơ tử vong do các biến chứng liên quan đến Covid-19 cao gấp 2,8 lần so với người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha.
Người Mỹ Latin đối mặt nhiều khó khăn về tài chính và sức khỏe tâm thần mùa dịch. Ảnh: Getty Image.
Theo nghiên cứu mới nhất của CDC, các cộng đồng người Mỹ Latin cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng thất nghiệp, mất an ninh nhà ở và lương thực không ổn định. Nunez cho biết do mất việc làm, nhiều gia đình không có bảo hiểm để chi trả cho bất kỳ phương pháp điều trị y tế nào nếu có người trong nhà bị ốm.
Bên cạnh sự căng thẳng về tài chính và sức khỏe trong mùa dịch, tỷ lệ trầm cảm còn gia tăng trong cộng đồng này do nhiều người không thể thăm nom, gặp gỡ người thân.
"Nhiều người không dám nói về cảm giác buồn bã và lo lắng của mình vì xấu hổ. Lâu dần, những cảm xúc đó chuyển thành căng thẳng và trầm cảm", Nunez nhận định.
Nunez cho biết các quan chức và nhân viên y tế nên ưu tiên xem xét các yếu tố như rào cản ngôn ngữ, tầm quan trọng của những người chữa bệnh bằng tâm linh và sự chú trọng đến tôn giáo trong một số cộng đồng khi đang phát triển các chương trình hỗ trợ người dân.
Anh: Không dễ dàng để duy trì động lực cho trẻ em khi học ở nhà vì Covid-19 Theo ước tính của Bộ Giáo dục (DfE), hàng trăm nghìn học sinh đã không đến trường vì các lý do liên quan đến dịch Covid-19, như kết quả xét nghiệm dương tính hoặc được yêu cầu tự cách li tại nhà. Nghiên cứu từ Ofsted cho thấy các bậc cha mẹ và trường học lo lắng về sự tham gia của giáo...