Số hóa truyền hình sẽ mở đường cho 4G tại VN
Lựa chọn công nghệ truyền hình số mặt đất, sử dụng phổ tần hài hòa hậu số hoá,… là các vấn đề được thảo luận tại Hội nghị diễn đàn chính sách tần số vô tuyến điện lần thứ 2 tại Hải Phòng, sáng 8/4 do Cục Tần số Vô tuyến điện thuộc Bộ TT&TT tổ chức.
Các đại biểu tham dự hội nghị ASPF-2.
Lợi ích từ cuộc “cách mạng truyền hình”
Ngày 27/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 do Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đề nghị. Tại “Hội nghị toàn quốc triển khai đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất đến năm 2020″ sáng 26/3, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng đã khẳng định, số hóa truyền hình là con đường tất yếu của Việt Nam, nhất là trong bối cảnh các nước trên thế giới đều đã coi xu hướng số hóa truyền hình là bất khả kháng.
Truyền hình số mặt đất không chỉ đem lại lợi ích về chất lượng chương trình truyền hình mà còn đem lại rất nhiều lợi ích về hiệu quả sử dụng tần số vô tuyến điện.
Theo các chuyên gia, truyềnh hình số mặt đất cho chất lượng chương trình truyền hình cao hơn hẳn so với truyền hình tương tự, với âm thanh hình ảnh trung thực và sắc nét, không có hiện tượng bóng ma. Quan trọng hơn, truyền hình số mặt đất sẽ sử dụng phổ tần số ít hơn so với truyền hình tương tự.
Chẳng hạn, nếu như với truyền hình tương tự, chỉ có thể truyền tải một kênh chương trình truyền hình trên một kênh tần số 8 MHz, thì với kỹ thuật số tiêu chuẩn DVB-T2 cho phép truyền tải khoảng 20 chương trình truyền hình SD trên một kênh 8 MHz.
Video đang HOT
Điều này cũng có nghĩa là, khi hoàn thành số hóa truyền hình, một phần băng tần UHF sử dụng cho truyền hình mặt đất sẽ được giải phóng. Phần băng tần “dôi dư” này có thể dành để phát triển các dịch vụ thông tin di động băng rộng (4G) và một số dịch vụ thông tin vô tuyến khác. Nói cách khác, việc số hóa truyền hình sẽ mở đường cho việc triển khai dịch vụ băng rộng 4G tại Việt Nam.
Quy hoạch hậu số hóa truyền hình
Trong bối cảnh hiện tại, để có thể triển khai số hóa truyền hình, đòi hỏi các nhà quản lý, chuyên gia, các nhà khai thác và sản xuất thiết bị tham gia công tác quy hoạch, xây dựng và chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn phát sóng từ tương tự sang truyền hình số. Đặc biệt cần nhanh chóng tạo hành lang pháp lý cho các địa phương, doanh nghiệp, đài phát thanh truyền hình triển khai thuận lợi quá trình số hóa.
Theo phân tích của các chuyên gia, những vấn đề Việt Nam cần đặc biệt quan tâm vào thời điểm này chính là xu hướng lựa chọn công nghệ truyền hình số mặt đất, kinh nghiệm về chuyển đổi truyền hình tương tự sang truyền hình số, bộ chỉ tiêu kỹ thuật quốc gia cho truyền hình số và đặc biệt là việc quy hoạch sử dụng băng tần sau số hóa truyền hình số.
Việc quy hoạch sử dụng băng tần lợi ích số hóa truyền hình (Digital Dividend) cần được thực hiện sớm và phải hài hòa lợi ích quản lý, lợi ích kinh tế xã hội. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, việc lựa chọn phương án quy hoạch tốt sẽ mở đường cho phát triển thông tin di động băng thông rộng và đem lại nhiều lợi ích cho người dân.
Ngoài ra, việc quy hoạch tần số cũng cần tính đến sử hài hòa băng tần giữa các quốc qia giúp cho việc phối hợp quản lý tần số tại khu vực có chung đường biên giới dễ dàng hơn, tránh can nhiễu có hại tại khu vực biên giới gây ảnh hưởng tới dịch vụ mạng thông tin vô tuyến.
Ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện phát biểu tại Hội nghị.
Theo các chuyên gia của Cục Tần số Vô tuyến điện, việc xác định rõ băng tần lợi ích số hóa truyền hình cho Việt Nam rất quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn số hóa truyền hình.
Hiện tại, Bộ TTTT đang xây dựng Thông tư ban hành quy hoạch sử dụng kênh tần số cho truyền hình mặt đất đến năm 2020, do vậy, hơn lúc nào hết càng cần phải có những định hướng quy hoạch sử dụng băng tần UHF để ngay khi hoàn thành số hóa truyền hình băng tần lợi ích số hóa truyền hình có thể sẵn sàng cho thông tin vô tuyến băng rộng.
Theo genK
Không bỏ phí ti vi khi Việt Nam số hóa truyền hình
Nhiều chương trình trên cùng tần số
Đến năm 2020, toàn bộ các hệ thống truyền hình tương tự (analog) của Việt Nam sẽ chuyển đổi sang truyền hình số. Đầu tiên sẽ thực hiện ở những khu vực thành phố, nơi có thu nhập bình quân người dân cao, sau đó sẽ tới các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Theo đó, giai đoạn 1 ở các TP Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ sẽ phải kết thúc việc phát sóng truyền hình tín hiệu analog để phát trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trước 31/12/2015. Giai đoạn 2 sẽ chuyển đổi hoàn toàn sang truyền hình số mặt đất ở 26 tỉnh, thành phố tiếp theo trước 31/12/2016. Giai đoạn 3 sẽ thực hiện số hóa truyền hình mặt đất tại 18 tỉnh tiếp theo, với lộ trình chuyển đổi hoàn toàn trước ngày 31/12/2018. Từ ngày 1/1/2021, các hệ thống truyền hình tại Việt Nam sẽ chuyển sang công nghệ truyền hình số.
Theo thống kê của Viện Chiến lược (Bộ TT&TT), hiện có khoảng 6 triệu hộ gia đình trên cả nước chưa có ti vi, còn trong số đã có ti vi thì có tới 63,69% sử dụng truyền hình analog. Ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số - Vô tuyến điện cho biết: Việc số hóa truyền hình mặt đất sẽ giúp truyền tải chương trình truyền hình với chất lượng cao hơn, thu được các chương trình chuẩn HD (độ phân giải cao) và 3D (không gian ba chiều).
Số hóa cũng giúp sử dụng hiệu quả băng tần. Với truyền hình analog hiện nay, một kênh tần số chỉ phát được một chương trình truyền hình. Nếu dùng truyền hình số mặt đất, một kênh tần số có thể phát được 20 chương trình.
Theo KS Nguyễn Huy Bạo, nguyên cán bộ Học viện Kỹ thuật Quân sự, điểm nổi trội của truyền hình digital là độ nét rất cao, khi đã bắt được sóng thì chắc chắn có hình nét, ngược lại thì không bắt được hình chứ không có chuyện hình bóng, chập chờn, nhiều hình chồng lên nhau và hình bị nhiễu giống như analog. Ngoài ra, các chương trình truyền hình số rất dễ lưu trữ vào ổ cứng, vào đĩa (VCD, DVD) và vào thẻ; sao đi chép lại luôn giữ được chất lượng như ban đầu.
Xu hướng công nghệ trong tương lai sẽ phải là chất lượng hình ảnh tốt, nội dung tốt chứ không đơn thuần là xem được hình.
Chọn đầu thu cho ti vi
Bên cạnh lợi ích từ số hóa truyền hình mặt đất mang lại, việc chuyển đổi này sẽ liên quan đến hàng chục triệu hộ đang dùng truyền hình ở Việt Nam. Khi chuyển sang truyền hình số mặt đất, 8,5 triệu ti vi analog hiện nay sẽ không thể thu hình được. Các gia đình sẽ phải mua thêm bộ thu số mặt đất. Mỗi một ti vi chỉ tích hợp được với một bộ đầu thu. Như thế, dự kiến, 8,5 triệu hộ dân sẽ phải trang bị thêm đầu thu số mặt đất nếu muốn xem truyền hình. Mức giá mỗi đầu thu hiện khoảng 400.000 - 500.000đ. Nếu đầu thu được tích hợp với ti vi thì giá thành còn khoảng 140.000 - 200.000đ.
Theo KS Nguyễn Huy Bạo, khi chuyển sang truyền hình số, người dân không phải bỏ đi ti vi truyền thống mình đang dùng mà có thể mua đầu thu để sử dụng. Trên thị trường hiện nay có loại ti vi tích hợp công nghệ digital (ti vi thu được truyền hình kỹ thuật số mà không cần phải lắp đặt thêm thiết bị) nhưng giá khá đắt. Đại đa số ti vi đang được sử dụng tại Việt Nam hiện nay đều là loại ti vi tích hợp công nghệ analog. Muốn xem được truyền hình số mặt đất (truyền hình số có 3 phương thức phát sóng là truyền hình kỹ thuật số mặt đất, vệ tinh và cáp) bắt buộc phải mua bộ set - top box (đầu thu kỹ thuật số). Đầu thu này sẽ biến truyền hình digital thành analog để tích hợp với máy thu hình.
Nhiều người lo lắng khi chuyển sang truyền hình số, 8,3 triệu ti vi của người dân sẽ phải bỏ đi nếu không mua đầu thu, giá đầu thu đắt. Các chuyên gia cho rằng, điều này cũng không đáng lo bởi hiện nay, giá đầu kỹ thuật số không quá đắt. Những chiếc ti vi truyền thống này vẫn có thể sử dụng, có thể thu nhận tín hiệu hình ảnh. Người dân hiện mới chỉ có thói quen thu được hình ảnh là tốt, không mất tiền hoặc mất ít tiền nhất có thể là được rồi. Xu hướng công nghệ trong tương lai sẽ phải là chất lượng hình ảnh tốt, nội dung tốt chứ không đơn thuần là xem được hình.
Từ ngày 1/4/2014, các loại ti vi sử dụng công nghệ màn hình LCD, PDP, LED, OLED có kích thước 32 inch trở lên sẽ phải tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất theo tiêu chuẩn DVB-T2. Với màn hình dưới 32 inch sẽ bắt đầu áp dụng từ 1/4/2015. Riêng với ti vi sử dụng công nghệ màn hình CRT không quy định bắt buộc tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất.
Theo GenK
Không hạn chế DN kinh doanh truyền hình trả tiền Chủ trương của Chính phủ và Bộ Thông tin & Truyền thông là không hạn chế các doanh nghiệp viễn thông đủ điều kiện được kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền. Phát biểu kết luận tại Hội nghị giao ban Quý I sáng 3/4, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son khẳng định, việc cấp phép cho các doanh nghiệp mới...