Số hóa thư tịch cổ Chăm
Trung tâm lưu trữ quốc gia II vừa bàn giao cho Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận 62 quyển thư tịch cổ Chăm và 281 cuộn phim sao chụp thư tịch cổ.
Lễ giao, nhận thư tịch cổ Chăm tại Ninh Thuận cuối năm 2013
Ông Đàng Năng Thọ, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm (Ninh Thuận), cho biết văn tự của dân tộc Chăm có nguồn gốc từ chữ Sanskrit – là văn tự cổ xưa và phát triển cho đến văn tự hiện đại đang được sử dụng phổ biến trong mọi tầng lớp của cộng đồng người Chăm.
Từ nhiều năm nay, trung tâm đã sưu tầm được 62 quyển thư tịch cổ Chăm (3.566 trang trên các chất liệu như giấy dó, lá buông, vải…) cùng 281 cuộn phim sao chụp thư tịch cổ với nhiều nội dung về văn hóa, tôn giáo, phong tục tập quán người Chăm… Tuy nhiên có nhiều văn bản quý đã và đang bị hủy hoại bởi môi trường, khí hậu, côn trùng do cách bảo quản không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật. Tháng 5.2013, Trung tâm lưu trữ quốc gia II đã tiếp nhận để tu bổ, phục chế, bồi nền và số hóa toàn bộ số lượng thư tịch cổ này. Sau khi số hóa, tài liệu được đặt trong phần mềm tra cứu, khi cần chỉ cần đọc trên máy tính, không cần phải đọc trên bản gốc.
Theo TNO
Tục đẽo xương sọ thành đồng xu ở Ninh Thuận
Tục lệ lạ lùng và kỳ bí này của những người Chăm theo đạo Bà La Môn ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận vốn đã tồn tại mấy trăm năm qua.
Người chết, sau khi chôn cất khá sơ sài thì đúng một năm sau sẽ được đào lên, cải táng xương cốt. Đặc biệt, trong khi tất cả những khúc xương khác như xương đùi, xương ống, xương sườn, xương mác... đều được hỏa táng thì riêng hộp sọ sẽ được giữ lại rồi dùng dao, kéo, dùi, mài, đục... chế tác thành những đồng xu hình tròn, như đồng tiền để thờ cúng.
Video đang HOT
Tục lệ lạ lùng và kỳ bí này của những người Chăm theo đạo Bà La Môn ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận vốn đã tồn tại mấy trăm năm qua.
Khu nghĩa địa Kut của người Chăm nhìn từ xa
Mặc dù hiện nay người Chăm đã hòa nhập, giao lưu văn hóa với những cộng đồng dân cư khác trong vùng nhưng họ vẫn còn vô vàn những điều bí ẩn, huyền hoặc mà nhiều người chưa giải thích được. Một trong số đó là tục lệ đẽo xương sọ người chết thành hình đồng xu rồi làm lễ nhập Kut, hóa thân xương cốt của con người vào những phiến đá Kut vĩnh hằng, như một ước vọng đẹp đẽ, bất tử suốt ngàn đời qua.
Kinh hoàng những đồng xu làm bằng xương sọ
Làng Chăm đầu tiên mà chúng tôi tìm tới để khám phá những tập tục lạ lùng của đồng bào là làng Chăm Mỹ Nghiệp nằm ở thị trấn Phước Dân (Ninh Phước, Ninh Thuận). Từ phía quốc lộ 1A đi vào chừng hơn một cây số là bắt gặp những mái nhà của người Chăm nằm rải rác hai bên đường liên xã được trải bê-tông phẳng lì trong ánh nắng ấm áp. Trò chuyện với chúng tôi, ông Phí Văn Ngòi, 67 tuổi, một người từng nhiều năm gắn bó với mảnh đất này cho biết.
Trong quan niệm sống của người Chăm theo dòng Bà La Môn nơi đây, nghĩa địa Kut chính là nơi linh thiêng và trang trọng nhất. Cụ thể, khi một ai đó chẳng may mất đi, gia đình sẽ đem chôn cất ở một ngôi mộ trong khuôn viên một khu đất hoang phía sau làng. Lễ chôn cất lần này chỉ mang ý nghĩa tạm bợ nên tất cả mọi việc được hoàn tất rất nhanh chóng, không nghi lễ cầu kỳ gì cả. Sau đó khoảng một năm, gia đình bắt đầu mời thầy cúng, ông Cả, người thân quyến và các chức sắc trong làng đến cải táng phần mộ cho người đã khuất. Lúc này, rất nhiều nghi thức trang trọng và tỉ mỉ mới được diễn ra, đặc biệt là nghi lễ "nhập Kut".
Theo tìm hiểu của chúng tôi, Kut thực ra chính là một hòn đá được lấy dưới đáy biển hoặc trên núi cao, sau đó được đẽo gọt, chạm trổ với những họa tiết hết sức đẹp đẽ hình trụ tròn rồi chôn cố định trong nghĩa địa. Mỗi phiến đá Kut như vậy được những thế hệ của người Chăm nơi đây thờ cúng rất linh thiêng. Và, có nhiều thư tịch cổ của người Chăm vùng Ninh Thuận, Bình Thuận khẳng định rằng, nhiều phiến đá Kut ở các lăng mộ vua chúa mà đến nay đã tìm thấy có niên đại cách đây cả ngàn năm. Điều đó chứng tỏ tục lệ này của đồng bào đã có từ rất lâu rồi.
Nghi thức nhập Kut
Vừa dẫn chúng tôi ra thăm khu nghĩa địa Kut linh thiêng của cộng đồng mình, ông Ngòi vừa kể về những nghi thức đẽo những đồng xu bằng xương sọ người. Cụ thể, sau khi cải táng, xương cốt của người chết sẽ được phân loại ra. Các loại xương bình thường khác đều được cho vào lò hỏa táng phía sau nghĩa địa Kut còn riêng xương hộp sọ, cụ thể là xương trán sẽ được giữ lại. Trong lúc ngọn lửa đang thiêu rụi xương cốt ra tro tàn ngoài kia thì bên trong nghĩa địa, những thầy cúng và ông Cả sẽ làm nhiệm vụ đẽo xương sọ của người chết thành những hình đồng xu tròn.
Công việc này thoạt nhìn có vẻ ghê rợn nhưng với đồng bào người Chăm nơi đây, nó lại vô cùng linh thiêng và đáng tôn kính. Và, để đẽo được những mảnh xương sọ đầu lâu người cứng như đá ấy thành những đồng xu tròn trĩnh là một việc rất gian nan, có khi phải làm cả ngày trời chứ không ít. Ngoài những dụng cụ như dao, kéo, dùi, đục, búa... thì những thầy cúng cần phải có bàn tay chắc khỏe, tài hoa nếu muốn những mảnh xương đó trở thành một tác phẩm nghệ thuật nho nhỏ thực thụ. Đặc biệt, người Chăm còn quan niệm rằng, xương sọ của nữ giới sẽ được đẽo thành 9 đồng xu còn của nam giới được đẽo thành 7 đồng, như một quan niệm về sự bất tử. Ngày nay, mặc dù tục lệ đẽo hộp sọ thành hình đồng xu vẫn còn nhưng để đơn giản, mỗi hộp sọ chỉ được chọn một mảnh xương trán rồi đẽo thành 1 đồng xu duy nhất còn tất cả những phần xương cốt khác đều được đem hỏa thiêu cho những nghi thức trở nên nhẹ nhàng hơn.
Cuối cùng, tất cả những đồng xu xương sọ ấy sẽ được cất vào trong những chiếc hũ sành lớn, để cạnh những phiến đá Kut trong nghĩa địa.
Linh thiêng và bất tử
Nằm giữa một cánh đồng rộng mênh mông sau mùa thu hoạch chỉ còn trơ những gốc rạ màu đất bạc và xa xa, vài chú cừu béo núc ních như những quả bóng bay đang nặng nề di chuyển, nghĩa địa Kut được trang trí bằng nhiều hình ảnh khắc họa cầu kỳ, màu sắc sống động, rực rỡ, khác rất xa so với vẻ u trầm, tĩnh mịch của những nơi thờ cúng, lưu giữ xác chết của người Kinh.
Lần theo từng bậc thang, chúng tôi cùng ông Ngòi đi vào bên trong khu mộ Kut linh thiêng và huyền bí này. Mặc dù có cảm giác thoáng đãng cùng những gam màu vàng, đỏ, xanh chói lọi nhưng trong tiềm thức, chúng tôi vẫn có một cảm giác lạnh ở sống lưng bởi một cơn gió lạnh từ phía xa ập vào. Một cảm giác rờn rợn không thể khác ở những nơi đang chứa những phần cơ thể của người quá cố. Trong khuôn viên rộng chừng 30m2 của gian nhà thờ chính giữa, chúng tôi quan sát thấy có một dãy hàng cột đá tròn, hình trụ được chôn xuống đất. Đó chính là những phiến đá Kut linh thiêng, bất tử, đang che chở những linh hồn bất tử của con người nơi đây.
Những phiến đá Kut linh thiêng
Vừa chỉ tay về dãy trụ đá Kut, ông Ngòi vừa nói: Người Chăm chúng tôi quan niệm, những phiến đá Kut này là bất tử còn thân xác con người chỉ là tạm bợ, nương nhờ trong trần gian chốc lát mà thôi. Vì thế, con người khi chết đi, được cải táng và hóa thân vào Kut là coi như được tồn tại mãi mãi, bất tử cùng năm tháng vậy. Về nghi thức nhập Kut, ông cho biết thêm, ban đầu, những đồng xu hộp sọ này sẽ được tắm rửa tẩy trần bằng nước mưa tinh khiết, bằng rượu nồng thơm tho thì mới được nhập Kut. Khi ấy, trước sự chứng kiến của người thân, những già làng, các vị chức sắc và đông đảo người dân, lễ nhập Kut được diễn ra.
Nó được coi là nghi thức biến con người thành bất tử. Đó là việc từ những mảnh xương cốt của con người bình thường, có thể bị mục nát theo thời gian sẽ được làm lễ cho cái xương quan trọng nhất nhập vào phiến đá Kut kia, mãi mãi tồn tại, như một ý niệm về sự bất tử của những linh hồn khi con người mất đi vậy. Đó là giây phút quan trọng khi thể xác được hóa thành bất tử. Những xương cốt trần tục được làm lễ để nhập vào phiến đá Kut kia, để mãi mãi tồn tại với thời gian. Mãi mãi vĩnh hằng dưới ánh mặt trời.
Tuy nhiên, trong những ngày tìm hiểu về những nghĩa địa Kut của đồng bào người Chăm, chúng tôi còn phát hiện ra rằng, trong những nghĩa địa Kut này thường chỉ có một số ít những phiến đá Kut, thường là 7 trụ đá nhưng lại có cả ngàn đồng xu hộp sọ được nhập Kut ở đây. Chính điều đó mới dẫn đến việc có nhiều linh hồn cùng được nhập Kut vào một phiến đá.
Với đồng bào, đó là một việc khá bình thường bởi nhiều linh hồn được nương nhờ trong một phiến đá Kut bất tử cũng khá bình thường. Tuy nhiên, trong nghĩa địa Kut lại phân ra làm 2 loại Kut là Kut chính và Kut phụ. Theo những già làng người Chăm, Kut chính là nơi nhập hồn cho những người chết bình thường, chết tại nhà, trong vòng tay người thân. Đó là cái chết êm đềm, bản thân người chết và những người xung quanh cũng cảm thấy an lòng. Còn Kut phụ là dành cho những người phải nhận cái chết khác thường. Đó là chết đường, chết chợ, chết ở những nơi không phải là nhà mình hoặc những người bị dị tật khi chết hoặc của những người ngoại tộc như vợ (hoặc chồng) ở nơi khác kết hôn với một người Chăm bản địa. Vì thế, người Chăm rất sợ phải chết ở bệnh viện và kết hôn với những người ngoại tộc bởi như thế, khi chết họ sẽ phải nhập vào Kut phụ.
Tuy nhiên, ngoài những nghĩa địa Kut được xây dựng, trang trí và bền vững thì còn một số nghĩa địa Kut khác ở trạng thái "hoang sơ" hơn. Đó chính là nghĩa địa Kut ở các làng Chăm như làng Ba Tháp, làng Chăm Gò Sạn (TP.Phan Rang-Tháp Chàm)... với những ngôi mộ Kut chỉ là những phiến đá đơn sơ, được xếp liền nhau trên những bãi cát phẳng lì. Khi ấy, cái đồng xu xương sọ sẽ được chôn ngay bên dưới những những phiến đá Kut này. Hằng năm, vào những ngày lễ quan trọng của dân tộc mình, ngày giỗ thì người thân và cộng đồng làng Chăm thường đến những nấm mộ Kut này để cúng lễ, khấn lạy. Lễ vật thường rất đơn sơ, chỉ là các loại trái cây thông thường.
Theo Nguyễn Khiêm Tốn
Táng người chết dưới nước để... trường thọ Làng người Chăm ở An Phú, An Giang có nhiều tập tục kỳ lạ khó lý giải. Sau khi chết, được gửi thân về với dòng nước mát, chìm sâu vào lòng nước chính là cái chết êm đềm, thi thể người chết sẽ được thanh thản, tiêu tan vào dòng nước thánh anh linh. (Ảnh minh họa). Họ tin rằng ăn cơm...