Số hóa di sản văn hóa, tạo đà tăng trưởng du lịch Bắc Ninh
Với việc áp dụng công nghệ hiện đại và số hóa di sản văn hóa, ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều khởi sắc sau sự đình trệ của Covid-19.
Tiên phong trong số hóa di sản
Bắc Ninh nằm trong vùng văn hóa xứ Bắc nên tài nguyên di sản văn hóa, di tích lịch sử rất phong phú. Chỉ tính riêng di sản vật thể, Bắc Ninh đã có 1.558 di tích thuộc nhiều loại hình như chùa, đền, miếu, lăng, đình, thành cổ, văn chỉ, di tích khảo cổ học… Bên cạnh hệ thống di tích phong phú, trên địa bàn tỉnh còn có hàng nghìn cổ vật, di vật, tài liệu được cất giữ trong di tích tín ngưỡng tôn giáo, bảo tàng tỉnh và một phần sở hữu tư nhân.
Trước làn sóng chuyển đổi số hiện nay, Bắc Ninh đã và đang đẩy mạnh triển khai thực hiện các dự án số hóa di sản, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Tỉnh cũng là địa phương đi đầu trong cả nước về việc hoàn thiện số hóa tổng thể hệ thống di sản.
Từ năm 2018 – 2020, tỉnh đã đầu tư gần 45 tỷ đồng để thực hiện đề án Xây dựng cơ sở dữ liệu di sản văn hóa. Trong những năm qua, Sở VHTTDL cũng phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ phát triển KHKT và các chuyên gia của Bộ Tài nguyên và Môi trường ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để chuyển đổi số toàn bộ cơ sở dữ liệu (CSDL) di sản văn hóa Bắc Ninh. Trong quá trình thực hiện còn có sự tham vấn của các nhóm chuyên gia trong và ngoài nước.
Sau khi thực hiện đề án, các không gian, thuộc tính của 858 di tích được xếp hạng, nội thất 4 di tích quốc gia đặc biệt cùng các di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh cũng được xây dựng thành ngân hàng dữ liệu dạng số tổng thể.
Các di tích đã được quét laze 3D mặt đất tổng quan trong khuôn viên toàn bộ di sản, quét laze 3D chi tiết một số di sản quốc gia đặc biệt; quét lưu trữ các hiện vật đặc trưng… Các di sản văn hóa phi vật thể cũng được hoàn thành thu thập và tư liệu hóa quét file tài liệu dạng giấy và dạng số 2D. Những dữ liệu định dạng hình và tiếng của di sản văn hóa phi vật thể được lưu trữ nhằm mục tiêu phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu, phục dựng…
Video đang HOT
Trong các địa bàn của tỉnh Bắc Ninh, huyện Thuận Thành đã áp dụng công nghệ hiện đại và số hóa di sản văn hóa để góp phần bảo tồn, giáo dục và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa của địa phương.
Khi du khách truy cập vào thư viện số hóa 3D của huyện Thuận Thành, các di tích và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia quen thuộc như chùa Dâu, chùa Bút Tháp, lăng và đền Kinh Dương Vương… được hiện ra một cách hấp dẫn và sống động. Với việc áp dụng công nghệ, du khách chỉ cần nhấn vào vị trí xem 3D là hình ảnh của các danh thắng sẽ được chuyển động với góc nhìn 360 độ. Bên cạnh đó, hình ảnh 3D còn được lồng nhạc hoặc lời giới thiệu về di tích, danh thắng để du khách hiểu hơn về địa danh mình đang quan sát.
Sau chuyến du lịch tại tỉnh Bắc Ninh, chị Phan Thị Thùy Trang (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất ấn tượng khi được xem các di tích lịch sử bằng hình ảnh 3D trước khi đến tận nơi tham quan. Nhờ đó, tôi có thể hình dung trước về địa điểm mình muốn khám phá và căn chỉnh tốt thời gian cho chuyến đi. Bên cạnh đó, một số hình ảnh còn lồng thêm nhạc khiến con của tôi rất thích thú và chú ý lắng nghe, điều này giúp bé biết thêm kiến thức mới về lịch sử mà không cảm thấy khô khan, nhàm chán”.
Mục tiêu trở thành trung tâm du lịch của cả nước
Bên cạnh việc xây dựng CSDL, tỉnh Bắc Ninh còn thực hiện đề án Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2021 – 2025 định hướng đến năm 2030. Số vốn để thực hiện đề án là 4.103 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách lên tới 355 tỷ đồng, vốn xã hội cần huy động là 3.748 tỷ đồng.
Đề án sẽ ưu tiên triển khai 4 dự án gồm: đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu tại các điểm du lịch được công nhận trên địa bàn tỉnh; phát triển du lịch trên sông Đuống và sông Cầu; phát triển du lịch cộng đồng làng quan họ; chương trình trọng điểm quảng bá văn hóa – du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2022 – 2025. Mục tiêu quan trọng là đưa Bắc Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch văn hóa lớn của ĐBSH nói riêng và cả nước nói chung.
Cảnh hát quan họ truyền thống xuất hiện trên các nền tảng số (Ảnh: Báo Bắc Ninh)
Đồng thời, Bắc Ninh cũng tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá các di sản văn hóa với xúc tiến du lịch và phát triển thị trường, phát triển nguồn nhân lực du lịch, tập trung nâng cao trình độ của các hướng dẫn viên du lịch.
Toàn tỉnh sẽ phát triển đồng bộ các dịch vụ và ứng dụng công nghệ số, hoàn thành CSDL văn hóa, tiếp tục phát triển du lịch 3D… để đưa du lịch thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Phía chính quyền cũng xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, tăng cường các hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh.
Du lịch Bắc Ninh ‘bứt tốc’ sau đại dịch
Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh cho biết, trong nửa đầu năm 2022, Bắc Ninh đã tổ chức nhiều sự kiện văn hóa – du lịch, giới thiệu và quảng bá di sản nổi bật để kích cầu hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới. Năm nay, toàn tỉnh đặt mục tiêu sẽ đón và phục vụ khoảng 1 triệu khách du lịch.
“Liền anh – liền chị” hát quan họ trên thuyền (Ảnh: Tổng cục du lịch)
Trong 6 tháng đầu năm 2022, Bắc Ninh đón khoảng 565.000 lượt du khách, tăng 2 lần so với cùng kỳ năm trước và đạt 59% so với kế hoạch đề ra. Tổng doanh thu du lịch trong nửa đầu năm cũng ước đạt 380 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng 91% so với cùng kỳ và đạt 61% so với kế hoạch.
Tỉnh Bắc Ninh đặt mục tiêu đến năm 2030 có thể đón và phục vụ trên 5 triệu lượt khách du lịch, tổng thu của ngành đạt khoảng 4.500 tỷ đồng. Trong thời gian tới, toàn tỉnh có thể đạt trên 25 nghìn lao động trong ngành du lịch, 85% trong số đó là lao động đã qua đào tạo để phục vụ du khách tới tham quan.
"Ngày Văn hóa, du lịch Ninh Thuận tại Hà Nội" giới thiệu 3 nhóm sản phẩm
Từ ngày 30/9 đến hết ngày 2/10/2022 tại Không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, diễn ra "Ngày Văn hóa, du lịch Ninh Thuận tại Hà Nội" năm 2022.
Biểu diễn nghệ thuật tại "Ngày Văn hóa, du lịch tỉnh Ninh Thuận tại Hà Nội". Ảnh: Hằng Trần/BNEWS/TTXVN
Từ ngày 30/9 đến hết ngày 2/10/2022 tại Không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, UBND thành phố Hà Nội phối hợp UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức "Ngày Văn hóa, du lịch Ninh Thuận tại Hà Nội" năm 2022. Sự kiện nhằm cụ thể hóa chương trình hợp tác giữa tỉnh Ninh Thuận và thành phố Hà Nội; đồng thời tăng cường tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến, khôi phục và đẩy nhanh phát triển du lịch sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát.
Ông Trần Quốc Nam- Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, "Ngày Văn hoá, Du lịch Ninh Thuận năm 2022 tại Hà Nội" có nhiều hoạt động đặc sắc như: biểu diễn nghệ thuật múa, hát; giới thiệu nhạc cụ và giao lưu, hướng dẫn múa truyền thống; hướng dẫn nghệ thuật làm gốm Bàu Trúc, dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp; trưng bày ảnh đẹp về du lịch, văn hoá, danh lam thắng cảnh của tỉnh Ninh Thuận.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp của tỉnh Ninh Thuận tổ chức trưng bày, giới thiệu 51 gian hàng về những sản phẩm đặc thù, sản phẩm OCOP, sản phẩm du lịch và ẩm thực của tỉnh Ninh Thuận đến với du khách.
Ngoài ra, thông qua sự kiện này, tỉnh Ninh Thuận quảng bá, giới thiệu, định hướng tập trung ưu tiên phát triển 3 nhóm sản phẩm đặc thù, sản phẩm mới lạ, sản phẩm bổ trợ như: du lịch nghỉ dưỡng trải nghiệm biển; du lịch văn hoá di sản Chăm; du lịch Nông nghiệp công nghệ cao.... Du lịch khám phá và vui chơi giải trí Cát-Muối; du lịch săn bắn hoang dã; du lịch trải nghiệm đường sắt; du lịch điều dưỡng chăm sóc sức khoẻ. Du lịch cộng đồng, vui chơi giải trí và ẩm thực, tham quan sản xuất năng lượng tái tạo, thương mại du lịch.
Có thể khẳng định rằng, "Ngày Văn hoá, Du lịch Ninh Thuận tại Hà Nội năm 2022" là một trong những sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hoá sự hợp tác giữa Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Ninh Thuận với Thành uỷ, UBND TP. Hà Nội trên lĩnh vực văn hoá và du lịch, góp phần quảng bá nét đẹp văn hoá các dân tộc tỉnh Ninh Thuận, các sản phẩm du lịch và đặc thù của tỉnh Ninh Thuận đến với người dân Hà Nội và du khách trong và ngoài nước.
Du khách thăm quan gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch Ninh Thuận của Công ty Hacom Holdings. Ảnh: Hằng Trần/BNEWS/TTXVN
Ninh Thuận là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Ninh Thuận có bờ biển dài hơn 105 km, với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Bãi biển Bình Sơn-Ninh Chữ, Cà Ná, Bình Tiên, Hang Rái, Vườn quốc gia Núi Chúa và Vườn quốc gia Phước Bình...
Ninh Thuận cũng là nơi sở hữu bức tranh văn hóa đa sắc màu, những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo, nhất là của dân tộc Chăm. Do đó, Ninh Thuận có nhiều tiềm năng phát triển du lịch.
Tỉnh Ninh Thuận phấn đấu đến năm 2025 đón 3,5 triệu lượt khách, trong đó có 455 nghìn lượt khách quốc tế.
Đến năm 2030, Ninh Thuận đón 6 triệu lượt khách, trong đó, có 900 nghìn lượt khách quốc tế. Hiện, Ninh Thuận có 203 cơ sở lưu trú với hơn 4.443 phòng; trong đó, số phòng có tiêu chuẩn tương đương 3 sao trở lên chiếm hơn 50%./.
Hơn 800.000 lượt khách du lịch đến Móng Cái trong 9 tháng đầu năm Theo thông tin từ Phòng Văn hóa - Thông tin TP Móng Cái, 9 tháng năm 2022, có gần 868.000 lượt khách đến thành phố, tăng 9,2 lần so với cùng kỳ năm 2021. 9 tháng năm 2022, có gần 868.000 lượt khách đến TP Móng Cái (Ảnh báo Quảng Ninh) Lượng khách du lịch đến TP Móng Cái (Quảng Ninh) đã tăng...