Sợ hãi trước công cụ hack quá mạnh của Israel, cả loạt tập đoàn công nghệ bất ngờ bắt tay nhau tìm cách chống trả
Một loạt các gã khổng lồ công nghệ như Microsoft, Google, Dell và Cisco đã buộc phải tham gia cuộc chiến pháp lý chống lại công cụ hack NSO của Israel cùng Facebook.
Các gã khổng lồ công nghệ bao gồm Microsoft và Google hôm thứ Hai (21/12) vừa qua đã tuyên bố sẽ tham gia cuộc chiến pháp lý của Facebook chống lại công ty hack NSO của Israel. Bản tóm tắt đệ trình lên tòa án liên bang của các “ông lớn” này cảnh báo rằng các công cụ của công ty Israel là “mạnh mẽ và nguy hiểm.”
Bản tóm tắt được đệ trình trước Phúc thẩm Liên Bang Hoa Kỳ Khu Vực 9, mở ra một mặt trận mới trong vụ kiện của Facebook chống lại NSO, mà công ty điều hành mạng xã hội lớn nhất thế giới này đã đệ trình vào năm ngoái. Trong vụ kiện đó, công ty tiết lộ rằng công ty giám sát mạng của Israel đã khai thác một lỗi trong tin nhắn tức thời của WhatsApp – do Facebook sở hữu – để giúp khảo sát hơn 1.400 người trên toàn thế giới.
NSO đã lập luận rằng, bởi vì họ bán các công cụ đột nhập kỹ thuật số cho cảnh sát và các cơ quan gián điệp, nên nó sẽ được hưởng lợi từ “quyền miễn trừ chủ quyền” – một học thuyết pháp lý thường miễn trách nhiệm của các chính phủ nước ngoài khỏi các vụ kiện. NSO đã thất bại với lập luận đó tại tòa án Quận Bắc California vào tháng 7 và sau đó đã kháng cáo lên tòa Phúc thẩm Khu vực 9 để yêu cầu lật lại phán quyết.
Microsoft, Google – thuộc sở hữu Alphabet, Cisco, VMWare – thuộc sở hữu của Dell và Hiệp hội Internet có trụ sở tại Washington, đã cùng hợp tác với Facebook để tranh luận chống lại điều đó, nói rằng việc trao quyền miễn trừ quá mức cho NSO sẽ dẫn đến sự gia tăng của công nghệ hack và “nhiều chính phủ nước ngoài hơn với các công cụ giám sát mạng mạnh mẽ và nguy hiểm”.
Điều đó “có nghĩa là sẽ có nhiều cơ hội hơn để những công cụ đó rơi vào tay kẻ xấu và được sử dụng một cách bất chính”, lập luận trong bản tóm tắt ghi.
Trước đó, một báo cáo cho thấy trong một bài đăng trên blog của Chủ tịch Microsoft Brad Smith, ông đã đổ lỗi cho Tập đoàn NSO của Israel là một trong những lý do khiến chính phủ Mỹ trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công mạng gần đây.
NSO thì chỉ lập luận rằng các sản phẩm của họ được sử dụng để chống tội phạm.
Tuy nhiên, các nhà bảo vệ nhân quyền và một số tổ chức công nghệ đã ghi lại các trường hợp trong đó công nghệ của NSO đã được sử dụng để nhắm mục tiêu vào các phóng viên, luật sư và thậm chí các nhà dinh dưỡng vận động cho việc đánh thuế soda.
Phóng thí nghiệm Citizen Lab (Canada) đã công bố một báo cáo mới đây, cáo buộc rằng công nghệ hack điện thoại của NSO đã được triển khai để hack ba chục điện thoại của các nhà báo, nhà sản xuất, nhân viên phụ trách và giám đốc điều hành của đài truyền hình Al Jazeera có trụ sở tại Qatar, cũng như một thiết bị đeo cho một phóng viên tại London.
Video đang HOT
Phần mềm gián điệp của NSO cũng được cho là có liên quan đến vụ giết nhà báo Jamal Khashoggi của tờ Washington Post, người đã bị sát hại và phân xác trong lãnh sự quán Ả Rập Xê Út ở Istanbul vào năm 2018. Bạn của Khashoggi, blogger bất đồng chính kiến Omar Abdulaziz, từ lâu đã lập luận rằng có khả năng chính phủ Ả Rập Xê Út đã xem tin nhắn WhatsApp của họ đã dẫn đến cái chết của bạn mình.
NSO đã phủ nhận việc hack tài khoản của Khashoggi, nhưng cho đến nay vẫn từ chối bình luận về việc liệu công nghệ của họ có được sử dụng để do thám những người khác trong vòng kết nối bạn bè của nhà báo này hay không.
Nguồn gốc tên gọi Nokia, Apple, Intel
Các công ty thường được đặt tên theo nhà sáng lập hoặc viết tắt, nhưng cũng có trường hợp đó là món ăn ưa thích.
Được thành lập năm 1976 bởi Steve Jobs và Steve Wozniak, Apple đang là một trong những công ty công nghệ giá trị nhất thế giới. Trong cuốn sách về tiểu sử Steve Jobs, tác giả Walter Isaacson ghi: "Về việc đặt tên cho Apple, ông ấy (Jobs) nói rằng 'táo là một trong những trái cây giảm cân của tôi'. Lúc ấy, Jobs vừa trở về từ một nông trại táo, quyết định chọn tên Apple bởi nó 'vui vẻ, khí thế và không đáng sợ'".
Thành lập tại Mỹ vào năm 1982, Adobe là hãng phần mềm nổi tiếng với các công cụ sáng tạo. Tên gọi này xuất phát từ con suối Adobe Creek chảy sau nhà đồng sáng lập John Warnock. Adobe cũng là tên loại gạch bùn dùng trong xây dựng, ám chỉ cảm hứng sáng tạo trong các phần mềm của công ty.
Atari là công ty về game, được Nolan Bushnell và Ted Dabney thành lập năm 1972. Năm 2017, Bushnell chia sẻ tên gọi Atari được đặt dựa trên trò chơi cờ vây (Go) của châu Á. Trong trò chơi này, atari nghĩa là nước đi có thể khiến đối thủ bị ăn quân.
Trong tiếng Đức, hãng xe BMW là viết tắt của Bayerische Motoren Werke (Công ty Động cơ Bavaria), bắt nguồn từ trụ sở BMW đặt tại Munich, bang Bavaria (Đức).
Cisco là nhà sản xuất thiết bị mạng được thành lập tại Mỹ năm 1984. Tên gọi này được rút gọn từ San Francisco, thành phố mà công ty được thành lập. Logo của Cisco cũng được lấy ý tưởng từ cầu Cổng Vàng, biểu tượng của thành phố.
Website mua sắm trực tuyến eBay được phát triển bởi lập trình viên Pierre Omidyar. Ban đầu có tên AuctionWeb, trang web được đổi thành eBay vào năm 1997 theo tên của Echo Bay, hãng tư vấn thuộc sở hữu của Omidyar. Do tên miền Echo Bay đã được một công ty khai thác vàng sử dụng, Omidyar quyết định rút ngắn thành eBay.
Hãng công nghệ Garmin được thành lập năm 1989, chuyên sản xuất máy định vị GPS và thiết bị đeo thông minh. Chữ Garmin được đặt theo tên 2 nhà sáng lập, Gary Burrell và Min Kao.
Năm 1939, hãng công nghệ Hewlett-Packard (gọi tắt là HP) thành lập tại Palo Alto, California, được đặt theo tên 2 nhà sáng lập là Bill Hewlett và Dave Packard. Đến năm 2015, Hewlett-Packard tách thành 2 mảng gồm Hewlett Packard Enterprise cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp, còn mảng máy tính và máy in đổi thành HP Inc.
IBM là tập đoàn công nghệ máy tính lâu đời, được thành lập tại Mỹ vào năm 1911 với tên Computing Tabulating Recording. Năm 1924, công ty được đổi tên thành International Business Machines, viết tắt là IBM.
Intel được thành lập năm 1968 tại New York (Mỹ) bởi 2 nhà tiên phong trong lĩnh vực bán dẫn là Robert Noyce và Gordon Moore. Ban đầu, công ty có tên NM Electronics (viết tắt của Noyce và Moore), nhưng sau này đổi tên thành Intel (Integrated Electronics).
LG là công ty điện tử nổi tiếng của Hàn Quốc. Năm 1958, LG được thành lập dưới tên Goldstar (ngôi sao vàng) cùng "người anh em" là tập đoàn dược Lak-Hui (phát âm là lucky - may mắn). Năm 1995, Goldstar hợp nhất với Lucky Chemical và LG Cable, đổi tên thành Lucky-Goldstar (ngôi sao vàng may mắn), sau đó đổi thành LG.
Microsoft được thành lập năm 1975 bởi Bill Gates và Paul Allen. Tên gọi này được ghép từ microcomputer (vi máy tính) và software (phần mềm), lúc đầu được ghi là Micro-Soft nhưng sau này đổi thành Microsoft.
Hãng máy ảnh Nikon được thành lập năm 1917 tại Tokyo (Nhật Bản) bởi Koyata Iwasaki. Thời gian đầu, Nikon có tên Nippon Kogaku (Japan Optical trong tiếng Anh). Đến năm 1988, công ty đổi tên thành Nikon Corporation.
Nokia là tập đoàn chuyên sản xuất thiết bị viễn thông, điện thoại di động. Tên gọi công ty được lấy từ thành phố Nokia, nơi nó được thành lập vào năm 1865.
Qualcomm được thành lập năm 1985 với mục đích hỗ trợ nghiên cứu, phát triển hợp đồng cho các dự án của chính phủ Mỹ. Tên gọi công ty được rút ngắn từ Quality Communication. Sau khi hợp nhất với Omninet vào năm 1988, Qualcomm chuyển hướng sang nghiên cứu công nghệ mạng, sau đó tái cơ cấu để tập trung kinh doanh chip bán dẫn và bằng sáng chế.
Samsung là công ty công nghệ Hàn Quốc. Trong tiếng Hàn, Samsung có nghĩa đen là "3 ngôi sao", tượng trưng cho sức mạnh của đoàn kết, thanh cao và trường tồn như sao trên bầu trời
Facebook muốn cùng Epic Games 'đánh hội đồng' Apple trong cuộc chiến pháp lý Facebook muốn tham gia vào vụ kiện giữa nhà sản xuất game Fortnite để chống lại Apple. Theo Cnet , Facebook sẽ cung cấp những gì mà họ gọi là "thông tin về cách các chính sách của Apple gây tổn hại cho các doanh nghiệp khác". Động thái này được tiết lộ cùng ngày Facebook khởi động chiến dịch quảng cáo trên...