Sở GTVT Hà Nội đề nghị cấm Uber, Grab trên 11 tuyến phố
Theo lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, sau một tháng thí điểm cấm taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ, đường phố Hà Nội đã giảm ùn tắc.
Ngày 26.2, Sở GTVT kiến nghị UBND TP.Hà Nội cấm xe hợp đồng dưới 9 chỗ trên một số tuyến phố. Xe hợp đồng là phương tiện vận tải hợp đồng bằng văn bản và bằng điện tử (như Uber, Grab) giữa đơn vị có giấy phép kinh doanh vận tải hành khách với người thuê vận tải.
Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội khẳng định, sau một tháng thí điểm hạn chế hoạt động taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ đã đạt hiệu quả nhất định, giảm ùn tắc, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Do đó, Sở kiến nghị chính thức hạn chế xe hợp đồng trong khung giờ cao điểm 6-9h và 16h30-19h gồm các đường, phố: Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương, Trường Chinh (đoạn từ Vương Thừa Vũ đến Tôn Thất Tùng) – hạn chế hoạt động theo cả hai chiều. Phố Khâm Thiên – hạn chế hoạt động taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ ngồi theo chiều từ Lê Duẩn đi Ô Chợ Dừa (trừ ngày lễ, thứ bảy, chủ nhật được hoạt động 24/24h).
Biển cấm xe Uber, Grab trên đường phố Hà Nội. Ảnh: Anh Tú
Các đường phố cấm taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ 24/24h (kể cả ngày đêm), gồm: phố Phủ Doãn cấm taxi theo chiều từ Tràng Thi đến Hàng Bông; Cầu Giấy – Xuân Thủy cấm taxi theo cả hai chiều.
Cầu Chương Dương cấm taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ theo chiều từ Nguyễn Văn Cừ sang Trần Nhật Duật, thời gian 6-9h, trừ ngày lễ, thứ bảy và chủ nhật.
Video đang HOT
Phố Hàng Bài (đoạn từ Trần Hưng Đạo đến Lý Thường Kiệt) cấm taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ theo chiều Trần Hưng Đạo đến Lý Thường Kiệt, thời gian cấm 19-24h các ngày thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật.
Theo lãnh đạo Sở GTVT, việc hạn chế phương tiện tại một số tuyến đường do đông người và lưu lượng xe hoạt động lớn (như khu vực bến xe, bệnh viện, trường học), phục vụ thi công công trình trọng điểm ở Cầu Giấy, Xuân Thủy và phân luồng phục vụ xe buýt BRT…
Các đường phố hạn chế hoạt động taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ ngồi đều bố trí phân tán, rải rác trên địa bàn và có hệ thống đường song song, giao cắt thuận tiện nên không ảnh hưởng đến hoạt động đi lại của người dân và việc kinh doanh vận tải hành khách công cộng.
Trước đây, Hà Nội thường cấm taxi hoạt động trên một số tuyến phố vào giờ cao điểm. Song theo lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, để bình đẳng giữa hai loại hình vận tải taxi và xe hợp đồng thì phố nào cấm taxi truyền thống thì xe hợp đồng cũng không được lưu thông. Thời gian cấm cũng tương tự nhau.
Hiện Hà Nội có trên 15.000 taxi công nghệ được cấp phép thí điểm, trong đó có 11.400 xe Grab và 2.400 xe Uber. Năm 2017, Hiệp hội taxi TP.HCM và Hà Nội cũng nhiều lần đề xuất cấm đường xe chạy hợp đồng điện tử như Uber, Grab… để đảm bảo công bằng, cạnh tranh lành mạnh với taxi truyền thống.
Theo Đoàn Loan (VNE)
Vụ sập cầu ở Sài Gòn: Sẽ đề nghị khởi tố tài xế nếu cố tình chở quá tải
Giám đốc Sở GTVT TPHCM cho biết nếu Công an điều tra có dấu hiệu tài xế cố tình chở quá tải lưu thông qua cầu Long Kiển gây sập cầu sẽ đề nghị khởi tố để tăng tính răn đe.
Tại buổi họp báo về sự cố sập cầu Long Kiển (huyện Nhà Bè) chiều 20/1, ông Bùi Xuân Cường - Giám đốc Sở Giao thông vận tải TPHCM cho biết cơ quan Công an vẫn đang điều tra.
"Nếu có dấu hiệu cố tình vi phạm gây thiệt hại công trình giao thông đường bộ chúng tôi sẽ đề nghị khởi tố, nghiêm trị để tăng tính răn đe, tránh lặp lại trường hợp tương tự về sau", ông Cường nói.
Hiện tài xế Nguyễn Thanh Lâm (30 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) đang bị Công an huyện Nhà Bè tạm giữ để lấy lời khai, phục vụ công tác điều tra.
Hiện trường vụ sập cầu Long Kiển
Ông Nguyễn Thanh Thoản - Chủ tịch UBND xã Nhơn Đức (huyện Nhà Bè) cho biết, lúc mới xảy ra sự cố, tài xế Lâm cho rằng do không biết đường nên mới cho xe ben chạy qua cầu Long Kiển khiến cây cầu này bị sập.
Ngay sau sự cố, Sở GTVT đã phối hợp với chính quyền địa phương lập hàng rào phong tỏa hiện trường, cử người trực gác 24/24, phân luồng đảm bảo giao thông.
Phần nhịp cầu Long Kiển bị sập
Theo một nhân viên trực gác cầu Long Kiển, cầu chỉ có một chốt gác phía xã Nhơn Đức, nên khi tài xế chạy từ hướng Phước Kiển qua thì nhân viên không thể ngăn cản được.
Sự cố sập cầu đêm 19/1 cũng nguyên nhân do tài xế xe ben chạy hướng Phước Kiển qua nên nhân viên gác cầu không thể phát hiện để ngăn chặn.
Trước đó như Dân trí đã thông tin, vào lúc 21h 40' tối 19/1, tài xế Nguyễn Thanh Lâm (30 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) điều khiển xe tải BKS:60C - 289.99 chở đá lưu thông trên đường Lê Văn Lương, hướng huyện Nhè Bè (TPHCM) về Long An.
Chiếc xe ben tại hiện trường
Khi xe đang di chuyển qua cầu Long Kiển (nối xã Nhơn Đức với xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TPHCM) thì bất ngờ cây cầu đổ sập, chiếc xe ben rơi xuống sông.
Lúc chiếc xe ben rơi xuống sông, tài xế Lâm nhanh chóng mở cửa thoát được ra ngoài. Thời điểm xảy ra vụ việc, có anh Đinh Hoàng Lực (35 tuổi, quê Tiền Giang, ngụ huyện Nhà Bè) điều khiển xe máy chạy phía sau xe ben cũng gặp sự cố khiến phương tiện ngã trên cầu, may mắn anh Lực bám vào cầu nên không xảy ra tai nạn về người.
Đình Thảo
Theo Dantri
TP.HCM: Doanh nghiệp vận tải đề nghị giảm 30% phí qua các trạm BOT Các doanh nghiệp vận tải hàng hóa cho rằng, đang có tình trạng phí chồng phí khi họ vừa phải đóng phí bảo trì đường bộ vừa phải đóng phí BOT nên đề nghị giảm 2 loại phí này để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tại buổi tọa đàm với Sở GTVT, Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM, chiều 27.12,...