Số giếng dầu mới được tìm thấy ở mức thấp nhất 70 năm
Các mỏ dầu mới được tìm ra trong năm 2015 chỉ bằng 1/10 so với số lượng thực hiện được trung bình hàng năm kể từ năm 1960. Năm nay, con số này có thể còn thấp hơn nữa, gây nên nỗi lo sợ việc không có đủ khả năng cung cấp dầu cho nhu cầu trong tương lai.
Với việc giá dầu giảm hơn một nửa trong 2 năm qua, các nhà khai thác dầu đã cắt giảm chi phí cho việc thăm dò, tìm kiếm các giếng dầu mới. Kết quả là, các giếng dầu mới được khám phá năm 2015 chỉ có trữ lượng khoảng 2,7 tỷ thùng dầu; mức nhỏ nhất kể từ năm 1947, theo số liệu của Wood Mackenzie Ltd.
Kể từ đầu năm 2016 tới cuối tháng 7, các nhà thăm dò mới chỉ tìm được thêm các giếng dầu với trữ lượng khoảng 736 triệu thùng.
Số lượng giếng dầu được tìm thấy ở mức thấp nhất kể từ năm 1947
Video đang HOT
Điều này tạo nên mối lo lắng cho ngành công nghiệp này, khi Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ ước tính, nhu cầu tiêu dùng dầu toàn cầu sẽ tăng trưởng lên mức 105,3 triệu thùng/ngày trong năm 2026, so với mức 94,8 triệu thùng ngày năm 2016.
Trong bối cảnh giá dầu dưới 50 USD/thùng như hiện nay, khó để các nhà khai thác đẩy mạnh công tác thăm dò, tìm kiếm. Chi phí toàn cầu cho hoạt động thăm dò, từ nghiên cứu địa chất cho tới hoạt động khoan khai thác, đã giảm xuống còn 40 tỷ USD trong năm nay, từ mức 100 tỷ USD trong năm 2014, theo Andrew Latham, Phó Chủ tịch Wood Mackenzie về hoạt động tham dò toàn cầu. Theo Andrew Latham, mức chi này sẽ được giữ nguyên cho tới ít nhất là năm 2018.
Không chỉ hoạt động thăm dò, hoạt động khoan cũng giảm mạnh bởi bị cắt giảm chi phí. Chỉ có 209 giếng dầu bắt đầu được khoan hút kể từ đầu năm cho tới đầu tháng 8/2016, giảm mạnh so với mức 680 giếng năm 2015 và 1.167 năm 2014. Trong khi đó, con số trung bình là 1.500 giếng dầu trong giai đoạn kể từ 1960 tới 2015.
Số lượng giếng dầu được khoan giảm mạnh
Kristin Faeroevik, giám đốc Lundin Petroleum AB tại Na uy cho rằng, sẽ mất từ 5 tới 8 năm để nhận ra tác động của việc đình trệ hoạt động thăm dò. Hiện tại, các công ty dầu khí cần đầu tư ít nhất khoảng 1 nghìn tỷ USD/năm để đáp ứng được nhu cầu trong tương lai, Ben Van Beurden, CEO Royal Dutch Shell Plc cho biết.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Nga sẽ cạn kiệt dầu vào năm 2044
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Nga Sergey Donskoy hôm 17-3 dự báo sản lượng dầu dự trữ của nước này sẽ cạn kiệt vào năm 2044, trong khi sản xuất dầu bắt đầu suy giảm từ năm 2020.
"Về lý thuyết, trữ lượng dầu có thể khai thác được của chúng tôi ước tính khoảng 29 tỉ tấn. Sản lượng dầu thô (không ngưng tụ) khai thác trong năm 2015 vào khoảng 505 triệu tấn. Như vậy, nguồn dự trữ này sẽ tồn tại trong 57 năm" - ông Donskoy nói với Rg.ru.
"Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trữ lượng dầu mà chúng tôi biết chính xác địa điểm, số lượng và cách thức khai thác chỉ bằng một nửa con số trên, tức khoảng 14 tỉ tấn. Như thế, con số này chỉ đủ dùng trong 28 năm" - ông Donskoy cho biết thêm.
Nga vẫn giữ tiến độ thăm dò dầu khí như hồi năm ngoái. Ảnh: Reuters
Cũng theo ông Donskoy, hoạt động sản xuất dầu của Nga sẽ bắt đầu giảm sút vào năm 2020 khi nguồn tài nguyên truyền thống có dấu hiệu cạn kiệt. Tỉ lệ dầu khó khai thác hơn sẽ tăng, khiến chi phí trở nên đắt đỏ hơn. Vì thế, Bộ trưởng Nga cho rằng đó là lý do "chúng tôi sẽ không ngừng công tác thăm dò" để tìm kiếm thêm nguồn nhiên liệu bổ sung.
Dù giá dầu thô mất 2/3 giá trị từ hồi năm 2014 nhưng ông Donskoy khẳng định các công ty dầu khí Nga sẽ không cắt giảm việc thăm dò mà vẫn duy trì tiến độ tương đương năm ngoái hoặc nhiều hơn.
"Tập đoàn Rosneft sẽ tăng cường hoạt động thăm dò lên 40% so với năm 2015. Chi phí thăm dò cũng sẽ đội thêm gần 1,5 lần" - ông Donskoy cho hay.
Một số công ty khác như Surgutneftegaz cũng không có kế hoạch giảm bớt hoạt động thăm dò, trong khi công ty Bashneft có ý định tăng cường kho dự trữ.
Hồi tháng 8 năm ngoái, Nga nộp đơn lên Liên Hiệp Quốc yêu cầu được mở rộng ranh giới thềm lục địa ở Bắc Cực. Hiện tại, Moscow đang lên kế hoạch lớn cho việc khoan thăm dò dầu khí tại khu vực mở rộng này.
Trữ lượng dầu và khí thiên nhiên ở đó ước tính lên đến 5 tỉ tấn, trị giá khoảng 30 ngàn tỉ USD.
P.Nghĩa (Theo RT)
Theo_Người lao động
Pháp Mỹ bất ngờ tấn công giếng dầu Syria: Đạp đổ! Nếu nhà máy điện đã là mục tiêu bị không kích thì các giếng dầu của Syria chỉ là vấn đề thời gian phụ thuộc vào tình thế. Giếng dầu, mục tiêu "nhạy cảm" Ai cũng hiểu, dầu hỏa là một trong bốn nguồn cung cấp tài chính quan trọng cho IS và các nhóm khủng bố khác (tiền tài trợ của Arabia...