So găng 3 “ông lớn” ngân hàng Vietcombank, VietinBank, BIDV
Giữa 3 ngân hàng có sự chênh lệch khá lớn cả về quy mô tổng tài sản, lợi nhuận, nợ xấu và năng suất lao động nhân viên.
Lợi nhuận Vietcombank sụt giảm nhưng vẫn là quán quân
Trong 3 ngân hàng, chỉ Vietcombank ghi nhận sụt giảm lợi nhuận trong 9 tháng đầu năm 2020. Lợi nhuận trước thuế của Vietcombank giảm 9,4% so với cùng kỳ xuống mức 15.965 tỷ đồng. Dù vậy, Vietcombank vẫn là ngân hàng có lãi cao nhất hệ thống và còn bỏ xa VietinBank, BIDV.
Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của Vietcombank sụt giảm là vì chi phí dự phòng tăng mạnh 25% lên 6.033 tỷ đồng. Tuy nhiên, cũng nhờ tăng mạnh trích lập dự phòng, ngân hàng tiếp tục cải thiện được tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên vượt 200%.
Trong khi đó, chi phí dự phòng của VietinBank chỉ tăng 5,3% lên 11.458 tỷ, BIDV còn giảm 2,3% xuống 16.119 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2020 của VietinBank tăng 22,6% so với cùng kỳ đạt 10.364 tỷ đồng, BIDV tăng 0,5% đạt 7.062 tỷ đồng.
Dư nợ cho vay và tiền gửi khách hàng: BIDV vẫn dẫn đầu quy mô nhưng Vietcombank đang tăng trưởng mạnh hơn
BIDV vẫn là ngân hàng có dư nợ cho vay cao nhất hệ thống, đạt hơn 1,14 triệu tỷ đồng vào cuối tháng 9/2020, tăng 2,54% so với đầu năm. VietinBank là ngân hàng đứng thứ 2, có dư nợ cho vay khách hàng đạt 958.011 tỷ, tăng 2,43%.
Vietcombank lại có tăng trưởng dư nợ cho vay cao hơn trong 9 tháng đầu năm, tăng 6,68% đạt 783.757 tỷ đồng.
Về tiền gửi khách hàng, BIDV là ngân hàng có nhiều tiền gửi nhất với hơn 1,14 triệu tỷ, đứng thứ hai là Vietcombank với 981.492 tỷ và VietinBank đứng thứ ba với 939.175 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2020, tiền gửi của Vietcombank tăng 5,71%, VietinBank tăng 5,2% và BIDV chỉ tăng 2,77%.
Vietcombank đang có lợi thế huy động vốn giá rẻ nhất trong 3 ngân hàng này khi 28% lượng tiền gửi khách hàng là tiền gửi không kỳ hạn – có lãi suất chỉ 0,1%/năm. Trong khi đó, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn tại VietinBank và BIDV chỉ ở mức 17,4% và 14,8%.
Video đang HOT
Nợ xấu cả 3 ngân hàng đều tăng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu biến động mạnh
Cả 3 ngân hàng đều có nợ xấu tăng trong 9 tháng đầu năm. Trong đó, VietinBank là ngân hàng có nợ xấu tăng mạnh nhất, tăng tới 66% lên hơn 17.900 tỷ đồng, chủ yếu do nợ nhóm 3 tăng vọt 5,8 lần lên hơn 11.900 tỷ. Tỷ lệ nợ xấu theo đó tăng từ 1,16% hồi đầu năm lên 1,87% cuối tháng 9/2020.
BIDV vẫn là ngân hàng có nhiều nợ xấu nội bảng nhất, với hơn 21.525 tỷ đồng, tăng 10,4% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng từ 1,75% lên 1,88%.
Vietcombank cũng có nợ xấu tăng 35,8% lên 7.884 tỷ đồng. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay vẫn ở mức hàng thấp nhất hệ thống với 1,01%.
Về nợ xấu tại VAMC, hiện BIDV và Vietcombank đã tất toán toàn bộ trái phiếu đặc biệt, trong khi đó VietinBank vẫn còn khoảng hơn 13.000 tỷ đồng.
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLC) giữa 3 ngân hàng cũng có sự cách biệt rất lớn. Cuối tháng 9, tỷ lệ LLC của Vietcombank đạt 215%, tăng mạnh so với mức 180% hồi đầu năm và cũng là mức cao nhất trong các ngân hàng thương mại. Tỷ lệ LLC cao cho thấy độ chủ động nguồn lực đối ứng nợ xấu của ngân hàng đang ở mức tốt và ngược lại.
Tỷ lệ LLC tại BIDV cũng có cải thiện, tăng từ 75% cuối năm 2019 lên 91% cuối tháng 9/2020. Trong khi đó, nợ xấu nội bảng tăng mạnh nhưng trích lập dự phòng tăng chậm hơn khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu tại VietinBank lại sụt giảm từ 121% xuống còn 84%.
Năng suất lao động và thu nhập nhân viên chênh lệch lớn
Cả 3 ngân hàng đều tuyển thêm nhân sự trong 9 tháng đầu năm và không thay đổi nhiều về chi lương, trợ cấp cho nhân viên.
Tại Vietcombank (ngân hàng mẹ), số cán bộ nhân viên cuối tháng 9/2020 là 19.830 người, tăng hơn 1.400 người so với hồi đầu năm. Trong khi đó, VietinBank chỉ tăng thêm 65 nhân viên lên 22.396 người. BIDV tăng 199 người lên 25.915 người – là ngân hàng có lực lượng lao động đông đảo nhất hệ thống NHTMCP.
Ước tính thu nhập bình quân của nhân viên Vietcombank (ngân hàng mẹ) trong 9 tháng đầu năm là 32,1 triệu đồng/tháng, VietinBank là 24,9 triệu đồng/tháng, BIDV là 22 triệu đồng/tháng. Khá dễ hiểu khi Vietcombank là ngân hàng trả lương cao hàng đầu hệ thống, khi trung bình mỗi nhân viên nhà băng này đem về hơn 74 triệu đồng lãi sau thuế mỗi tháng cho ngân hàng, trong khi đó tại VietinBank chỉ ở mức 41,5 triệu đồng và BIDV là 26,4 triệu đồng.
Vốn điều lệ dậm chân tại chỗ nhưng chuẩn bị tăng mạnh
Vốn điều lệ của 3 ngân hàng đều không thay đổi trong 9 tháng đầu năm 2020. BIDV vẫn là ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất với 40.220 tỷ đồng, theo sau lần lượt là VietinBank 37.234 tỷ và Vietcombank 37.088 tỷ.
Tuy nhiên, thứ hạng vốn điều lệ của 3 ngân hàng có thể sẽ có thay đổi lớn trong thời gian tới. Tháng 9/2020, Chính phủ đã đã ban hành Nghị định 121/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015. Theo đó, các NHTM Nhà nước đã có cơ sở pháp lý để tăng vốn từ chia cổ tức bằng cổ phiếu.
Ngay sau khi Nghị định 91 được sửa đổi, VietinBank đã tiến hành lấy ý kiến cổ đông về việc tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ lợi nhuận sau thuế và trích quỹ các năm 2017, 2018, 2019.
Hiện chưa rõ các ngân hàng sẽ dành bao nhiêu lợi nhuận giữ lại để chia cổ tức bằng cổ phiếu song lượng vốn điều lệ bổ sung có thể sẽ khá lớn khi 3 ngân hàng này đang có lợi nhuận chưa phân phối ở mức tương đối cao. Cuối tháng 9/2020, lợi nhuận chưa phân phối của Vietcombank đạt 38.841 tỷ đồng, VietinBank là 25.895 tỷ đồng, BIDV là 16.306 tỷ đồng.
Nợ xấu tăng nhanh tại ngân hàng lớn
Tính đến cuối tháng 9, tổng nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại quốc doanh BIDV, VietinBank và Vietcombank tăng hơn 12.000 tỷ đồng (34%) so với đầu năm.
Hầu hết ngân hàng thương mại đến nay đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2020 và 9 tháng từ đầu năm. Trong đó, con số tuyệt đối biến động lớn nhất được ghi nhận tại nhóm ngân hàng thương mại quốc doanh, cũng là những ngân hàng có quy mô cho vay lớn nhất thị trường hiện nay (BIDV, VietinBank và Vietcombank).
Đặc biệt, đây cũng là nhóm ngân hàng có dư nợ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch Covid-19 từ đầu năm.
Riêng quý III, tổng lợi nhuận trước thuế của 3 ngân hàng kể trên đạt gần 10.600 tỷ đồng, thấp hơn 10% so với cùng kỳ năm liền trước. Trong đó, Vietcombank và VietinBank là 2 nhà băng ghi nhận lợi nhuận giảm, lần lượt 7% và 21%. Ngược lại, BIDV ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng 16% trong quý, đạt 2.703 tỷ đồng.
Nợ xấu tăng cùng lợi nhuận ngân hàng
Tuy nhiên, tính chung 9 tháng, lợi nhuận trước thuế nhóm nhà băng này thu về vẫn tăng 1%, đạt gần 33.400 tỷ đồng. Trong đó, động lực tăng trưởng chính là nhờ BIDV và VietinBank, tăng lần lượt 1% và 23%. Lợi nhuận Vietcombank tăng trong quý III nhưng lại giảm hơn 9% trong kỳ 9 tháng. Tuy vậy, đây vẫn là ngân hàng có lợi nhuận trước thuế cao nhất hệ thống ngân hàng năm nay, với gần 16.000 tỷ đồng.
Biến động đáng chú ý nhất của nhóm ngân hàng quốc doanh từ đầu năm chính là việc nợ xấu (nợ nhóm 3-5) có xu hướng gia tăng nhanh, đặc biệt là nợ nhóm 3 - nợ dưới tiêu chuẩn.
Theo thống kê, cả 3 nhà băng này đều chứng kiến xu hướng nợ xấu tăng sau 9 tháng với BIDV tăng 16%, Vietcombank tăng 36% và VietinBank tăng 66%.
SỐ DƯ NỢ XẤU ĐẾN CUỐI THÁNG 9Nguồn: BCTCNợ nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩnNợ nhóm 4 - Nợ nghi ngờNợ nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốnVietcombankVietinBankBIDV05k10k15k20k
Đến cuối tháng 9, tổng nợ xấu nội bảng của 3 nhà băng này tăng hơn 12.000 tỷ đồng, cao hơn 34% so với đầu năm. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với một số nhà băng tư nhân khác trong hệ thống như 15% tại VPBank, 26% tại VIB...
Trong cơ cấu nợ xấu của 3 ngân hàng kể trên, nợ nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn - vẫn chiếm đa số với gần 22.000 tỷ, giảm hơn 5% so với đầu năm. Tuy nhiên, 9 tháng qua lại chứng kiến nợ nhóm 3 - nợ dưới tiêu chuẩn - của nhóm này tăng tới 175%, từ 6.600 tỷ đầu năm lên hơn 18.000 tỷ. Nợ nhóm 4 - nợ nghi ngờ - cũng tăng gần 2.000 tỷ, cao hơn 31%.
Tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng quốc doanh ra sao?
Xét tại từng ngân hàng, VietinBank ghi nhận biến động nợ xấu lớn nhất với 7.724 tỷ đồng tăng thêm, cao hơn 66% so với đầu năm. Trong đó, riêng quý III, nợ xấu của ngân hàng này tăng hơn 2.000 tỷ đồng, nâng tổng nợ xấu đến cuối tháng 9 đạt 17.949 tỷ đồng.
Nợ nhóm 5 tại đây giảm 43% nhưng nợ nhóm 3 lại tăng gần 5 lần. Tỷ lệ nợ xấu từ đó cũng nâng từ 1,16% lên 1,87% tổng dư nợ. Hiện tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng cũng giảm từ 120% xuống 84,3%, tương ứng mức dự phòng hơn 15.122 tỷ đồng. Đây là ngân hàng duy nhất trong nhóm giảm chỉ tiêu này.
Tại BIDV, nợ xấu 9 tháng tăng hơn 3.029 tỷ (15%), hiện ở mức 22.525 tỷ đồng, cao nhất trong nhóm. Tỷ lệ nợ xấu tại đây cũng nâng từ 1,74% lên 1,97%. Tuy nhiên, tỷ lệ bao nợ xấu tại đây đã tăng từ 75% lên 86%, tương đương 19.391 tỷ đồng dự phòng đến cuối tháng 9.
Vietcombank hiện có 7.884 tỷ đồng nợ xấu, cao hơn 34% so với đầu năm, tỷ lệ nợ xấu hiện ở mức 1,01% tổng dư nợ (đầu năm là 0,79%). Điểm tích cực trong hoạt động xử lý nợ xấu của Vietcombank chính là việc ngân hàng mạnh tay trích lập dự phòng với tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên tới 215% (đầu năm là 179%). Hiện ngân hàng có tới 16.962 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng.
Trước tác động của dịch bệnh tới nhiều doanh nghiệp có dư nợ vay ngân hàng, hầu hết chuyên gia đều khẳng định nợ xấu gia tăng là điều không thể tránh khỏi.
Trả lời tại buổi buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10 mới đây, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết dịch Covid-19 ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống kinh tế và hoạt động ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng vì là trung tâm tài chính của nền kinh tế. Khi doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn do dịch sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
Ngoài ra, phó thống đốc cũng cho rằng nợ xấu tăng có thể xuất phát từ yếu tố kỹ thuật. Trong đó, vẫn do tác động của dịch bệnh mà dư nợ tín dụng từ đầu năm không tăng cao, nên phép tính nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay có thể khiến tỷ lệ nợ xấu tăng lên. "Nếu thời gian tới, dịch bệnh còn phức tạp, thì chắc chắn có tác động đến tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng".
Tuy vậy, lãnh đạo NHNN khẳng định cơ quan quản lý tiền tệ đã chủ động vào cuộc chỉ đạo các tổ chức tín dụng miễn, giảm lãi, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.
Cởi nút thắt nhà băng có vốn nhà nước Chính phủ vừa ban hành Nghị định 121/2020 sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 12 Nghị định 91/2015 ngày 13-10-2015 về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại doanh nghiệp (DN). Giao dịch tại VietinBank. Theo đó mở rộng phạm vi đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại CTCP, công ty TNHH 2 thành viên trở lên,...