Sở Du lịch TP.HCM đề xuất tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Trong trường hợp dịch bệnh được khống chế trong tháng 9/2020, Sở đề xuất tiếp tục triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa, xin gia hạn nộp thuế 2020 trong thời hạn từ 6-12 tháng.
Covid-19 ảnh hưởng mạnh tới du lịch lữ hành của TP.HCM – Ảnh: Huyền Trâm.
Tìm hiểu tình hình khó khăn của doanh nghiệp trong ngành, Sở Du lịch TP.HCM ghi nhận tình trạng khó khăn khó tiếp cận chính sách và các gói hỗ trợ thời gian qua.
Trong đó, không có tài sản thế chấp khiến các doanh nghiệp không tiếp cận các gói vay tín chấp của ngân hàng. Hầu hết người lao động, doanh nghiệp lữ hành, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa tiếp cận được gói hỗ trợ 62.000 tỷ của Chính phủ theo quy định tại Nghị quyết số 42 và Quyết định số 15…
Sở Du lịch TP đã tham mưu UBND TP chỉ đạo triển khai các nhóm giải pháp theo 2 kịch bản hỗ trợ doanh nghiệp.
Kịch bản thứ 1, trường hợp dịch bệnh được khống chế trong tháng 9/2020, Sở đề xuất tiếp tục triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa trên cơ sở liên kết các doanh nghiệp lữ hành khách sạn, vận chuyển và các điểm tham quan để có những sản phẩm mới, hấp dẫn an toàn và cạnh tranh.
Đẩy mạnh triển khai các nội dung liên kết hợp tác phát triển với các tỉnh thành trong cả nước, chú trọng các tour thu hút phân khúc khách khác nhau như doanh nhân, học sinh, sinh viên, công nhân. Nghiên cứu thực hiện số hóa các điểm đến du lịch trên địa bàn TP bằng giao diện ảnh 360, 3D, công nghệ thực tế ảo để tăng cường ứng dụng công nghệ trong quảng bá hình ảnh.
Video đang HOT
Sở đề xuất UBNP TP kiến nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành tham mưu chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch chậm nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế GTGT trong năm 2020 trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 tháng; giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế GTGT trong năm 2020; tiếp tục giảm tiền điện, nước, phí dịch vụ Internet…
Bên cạnh đó, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo NHNN có giải pháp để các ngân hàng thương mại hỗ trợ doanh nghiệp du lịch vay 50% tiền ký quỹ hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành và phải hoàn lại trong vòng 1 năm để có nguồn vốn tái khởi động, hoạt động kinh doanh nhằm giúp các doanh nghiệp lữ hành tiếp tục duy trì hoạt động, hạn chế trường hợp rút Giấy phép để lấy lại tiền ký quỹ và hoạt động kinh doanh lữ hành không phép.
Kịch bản thứ 2, trường hợp dịch bệnh kéo dài đến hết tháng 12/2020, bên cạnh các nhóm giải pháp trên, Sở kiến nghị nên tập trung các nhóm giải pháp tái cơ cấu, đào tạo lại nguồn nhân lực trong ngành du lịch; hỗ trợ doanh nghiệp tái cơ cấu, định hướng lại thị trường khách du lịch và xây dựng các sản phẩm mới chuẩn bị tái khởi động kinh doanh khi dịch bệnh được khống chế.
Đầu tư 24.500 tỷ đồng xây dựng đường trên cao: CII phiêu lưu với sức khỏe tài chính
Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) đang có kế hoạch đầu tư dự án khủng, lớn gấp gần 3 lần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Ôm nhiều dự án lớn
Dự án đang được CII nghiên cứu đầu tư là tuyến đường trên cao tại TP.HCM, với tổng vốn đầu tư lên tới 24.500 tỷ đồng. Số vốn này lớn gấp gần 3 lần vốn chủ sở hữu của CII.
Tuyến đường có tổng chiều dài khoảng 14 km, với điểm đầu giao cắt đường Trường Chinh (quận Tân Bình), điểm cuối cắt đường Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh). Tuyến đường có các nút giao như nút tại vòng xoay Lăng Cha Cả (cuối đường Cộng Hòa), nút giao Võ Văn Kiệt, nút giao quận 4, nút giao quận 8.
Trước đại dự án này, CII cũng đang ôm khá nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau, với tổng mức đầu tư lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng.
Một trong những dự án lớn đáng quan tâm mà CII đang đầu tư là Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn I. Dự án này có tổng vốn đầu tư 14.678 tỷ đồng. Mục tiêu của CII là dự án này sẽ được thông tuyến vào cuối năm 2020 và bắt đầu đưa vào sử dụng từ đầu năm 2021.
Công trình lớn khác là Dự án mở rộng xa lộ Hà Nội giai đoạn II với tổng mức đầu tư 5.735 tỷ đồng. Dự án này được khởi công từ tháng 4/2010, đến giữa năm 2020, Dự án đã hoàn thành khoảng 75% phần xây dựng công trình theo thiết kế.
Ngoài ra, các dự án có vốn đầu tư trên ngàn tỷ đồng có thể kể đến như Dự án cầu Sài Gòn (1.311,9 tỷ đồng), Dự án đâu tư hạ tầng trong khu dân cư phía Bắc và hoàn thiện trục Bắc - Nam Khu đô thị Thủ Thiêm (2.641 tỷ đồng), Dự án mở rộng Quốc lộ 60 (1.800 tỷ đồng), Dự án Diamond Reverside (1.960 tỷ đồng), Dự án Cao ốc 152 - Điện Biên Phủ (1.200 tỷ đồng)...
Chênh vênh sức khỏe tài chính
Năm 2020, CII đặt mục tiêu doanh thu 5.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông công ty mẹ là 808 tỷ đồng. Sau 1 quý đầu năm, CII đạt doanh thu thuần 972 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông công ty mẹ đã đạt tới 246 tỷ đồng, thay đổi toàn diện so với con số âm 5,5 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.
Sự bùng nổ lợi nhuận được ông Lê Quốc Bình, Tổng giám đốc Công ty thể hiện trong văn bản giải trình là nhờ lợi nhuận từ hoạt động tài chính đem lại và từ lãi chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính.
Lãi tuy tăng, nhưng kết quả kinh doanh này chỉ có tính nhất thời, có được từ bán tài sản. Trong khi đó, việc gồng gánh trên vai nhiều dự án lớn, với quy mô mỗi dự án hàng ngàn tỷ đồng đang là tín hiệu cảnh báo sự "quá tải" của CII.
Theo báo cáo tài chính quý I/2020, tổng tài sản của Công ty chỉ là 31.180 tỷ đồng. Toàn bộ số tài sản này chỉ lớn gấp hơn 2 lần so với quy mô một dự án mà CII đang đầu tư như Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Trong khi đó, Dự án đường trên cao tại TP.HCM mà CII đang nghiên cứu có quy mô tới 24.500 tỷ đồng như ước tính thì có thể chiếm tới 3/4 tổng tài sản của CII.
Việc gồng gánh trên vai nhiều Dự án lớn, với quy mô mỗi Dự án hàng ngàn tỷ đồng đang là tín hiệu cảnh báo sự "quá tải" của CII.
Trong thời gian qua, CII cũng thường đi tìm lời giải cho bài toán vốn bằng giải pháp phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Động thái gần đây nhất là kế hoạch phát hành 800 tỷ đồng trái phiếu.
Theo kế hoạch phát hành, trái phiếu có thời hạn 36 tháng, mệnh giá 1 triệu đồng/trái phiếu. Lãi suất dự kiến là 11%/năm, thời điểm dự kiến phát hành trong quý III/2020. Công ty ủy quyền cho Chủ tịch Hội đồng Quản trị hoặc người được Chủ tịch Hội đồng Quản trị ủy quyền sử dụng cổ phần/tài sản tại công ty con, công ty liên kết và tài sản khác của CII hoặc bên thứ ba để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán liên quan đến trái phiếu.
Trước đó, vào cuối quý I/2020, CII đã thực hiện đợt phát hành 220 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 13 tháng, mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, lãi suất 11%/năm.
Những đợt huy động vốn bằng trái phiếu của CII tuy có tác dụng tạo ra dòng tiền giúp doanh nghiệp thực thi các kế hoạch đầu tư, nhưng cũng để lại những "hiệu ứng phụ" đối với sức khỏe tài chính của doanh nghiệp này, làm gia tăng vay nợ của doanh nghiệp.
Theo báo cáo tài chính quý I/2020, nợ phải trả của CII là 22.268 tỷ đồng, tăng 8,4% so với thời điểm đầu năm. Nợ phải trả theo đó lớn gấp khoảng 2,5 lần so với vốn chủ sở hữu của Công ty. Trong đó, riêng vay và nợ thuê tài chính dài hạn đã tăng tới 28% so với đầu năm, với số dư tại thời điểm 31/3/2020 là 11.256 tỷ đồng.
Nhiều giải pháp để sớm phục hồi kinh tế TP.HCM Ngăn chặn phá sản, phục hồi nhóm "dễ bị tổn thương", tháo gỡ các thủ tục hỗ trợ doanh nghiệp... là những giải pháp được các chuyên gia kinh tế đưa ra để khôi phục và phát triển kinh tế TP.HCM sau dịch. Ngày 5-5, UBND TP.HCM tổ chức tọa đàm trực tuyến "Khôi phục và phát triển kinh tế TP.HCM năm 2020"...