Số đơn xin tị nạn tại EU giảm xuống mức thấp nhất trong 8 năm
Số đơn xin tị nạn tại Liên minh châu Âu (EU) đã giảm 31% trong năm 2020 xuống mức thấp nhất trong 8 năm qua, trong bối cảnh các nước áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn đà lây lan của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Người xin tị nạn tại Hy Lạp. Ảnh tư liệu: picture alliance
Theo Văn phòng hỗ trợ tị nạn châu Âu (EASO) ngày 18/2, trong năm ngoái, số đơn đăng ký xin tị nạn được gửi tới 27 nước thành viên EU cùng với Na Uy và Thụy Sỹ là 461.300 đơn, thấp hơn nhiều so với mức 671.200 đơn hồi năm 2019. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2013, chủ yếu do các nước áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại khẩn cấp nhằm khống chế đà lây lan của dịch COVID-19.
Nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, EU đã triển khai các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt đối với những hành khách đến từ các nước ngoài khối. Một số quốc gia thành viên cũng áp dụng các biện pháp sàng lọc các đối tượng mắc virus SARS-CoV-2 ở khu vực biên giới với các nước EU khác, cắt giảm hoặc giảm một số kênh hỗ trợ nhập cư và tị nạn. Điều này đã ảnh hưởng đến những người xin tị nạn vào khối, hầu hết trong số họ đến từ Syria, Afghanistan, Venezuela, Colombia và Iraq.
Cũng theo EASO, 4% đơn xin tị nạn được tiếp nhận vào năm ngoái là trên danh nghĩa trẻ vị thành niên không có người đi kèm, tăng 1% so với năm 2019. Bất chấp đại dịch, cơ quan chức năng các nước đang xử lý các đơn xin tị nạn mới ở tốc độ gần như tương đương năm 2019, cho phép họ phần nào giải quyết khoảng 17% số đơn bị tồn đọng dù vẫn còn 412.600 trường hợp vẫn đang chờ xử lý.
Nhìn chung, các quốc gia thành viên EU công nhận 32% đơn yêu cầu là những trường hợp tị nạn thật sự, không thay đổi so với các năm trước. Công dân Syria, Eritrea và Yemen nằm trong nhóm nộp đơn xin tị nạn được chấp thuận đông đảo nhất. Trong khi đó, chỉ khoảng 3% số đơn xin tị nạn của người Colombia và Venezuela là thành công.
Tổng thống Iran cảnh báo về làn sóng thứ 4 của đại dịch COVID-19
Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 13/2 cảnh báo về nguy cơ "làn sóng thứ 4" của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại nước này, trong bối cảnh nhiều khu vực chứng kiến số ca nhiễm tăng mạnh.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Tehran, Iran, ngày 8/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu trên truyền hình, ông Rouhani cho biết sau nhiều tuần duy trì mức báo động thấp trên khắp cả nước, một số thành phố thuộc tỉnh Khuzestan ở phía Tây Nam đang ở mức "đỏ" - mức báo động cao nhất trong thang xếp hạng nguy cơ theo màu của Iran. Theo ông, điều này cho thấy Iran đang chuẩn bị bước vào làn sóng thứ 4.
Đất nước với hơn 80 triệu dân này đã có gần 59.000 người tử vong trong số hơn 1,5 triệu ca nhiễm COVID-19. Từ cuối tháng 12/2020, Iran chính thức ghi nhận số ca nhiễm theo ngày dưới 7.000 ca, tuy nhiên số ca lại tăng trở lại vượt quá ngưỡng này trong tháng 2/2021.
Iran mới đây vừa tiếp nhận 100.000 liều vaccine Sputnik V của Nga ngày 12/2, sớm hơn so với kế hoạch. Dự kiến, Tehran sẽ triển khai tiêm vaccine từ ngày 16/2, sử dụng lô vaccine được chuyển đến hôm 4/2 vừa qua. Bộ Y tế Iran cho biết nước này đặt mua tổng cộng 2 triệu liều vaccine của Nga. Ngoài ra, Iran đã nhận 4,2 triệu liều vaccine của AstraZeneca/Oxford thông qua cơ chế vaccine quốc tế Covax. đồng thời cũng đang nghiên cứu tự phát triển vaccine.
Cũng trong ngày 13/2, Liban chuẩn bị tiếp nhận lô vaccine đầu tiên. Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết sẽ giám sát chặt chẽ chiến dịch tiêm chủng do WB tài trợ tại nước này nhằm đảm bảo tiêm đúng cho những người cần nhất.
Trong chiến dịch đầu tiên tài trợ các nước mua vaccine phòng ngừa COVID-19, WB đã phân bổ 34 triệu USD từ dự án y tế hiện có ở Liban để giúp nước này có đủ nguồn lực triển khai chiến dịch tiêm chủng. Dự kiến, những nhóm được ưu tiên tiêm chủng là các nhân viên y tế và người trên 65 tuổi. Đại diện WB tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi cho biết tổ chức này sẽ giám sát việc phân phối vaccine một cách công bằng và minh bạch tới các nhóm ưu tiên, đồng thời đã ký thỏa thuận với tổ chức Chữ Thập đỏ về phối hợp trong quá trình giám sát này.
Bộ Y tế Liban cho biết nước này đã đặt mua khoảng 2,1 triệu liều vaccine Pfixer/BioNTech trong năm nay và sẽ tiếp nhận theo từng giai đoạn. Lô vaccine đầu tiên gồm khoảng 28.000 liều dự kiến sẽ tới sân bay Beirut ngày 13/2, và các nhân viên y tế sẽ được tiêm ngay trong ngày. Liban cũng đã đặt 2,7 triệu liều vaccine thông qua cơ chế COVAX dành cho các nước nghèo, đồng thời đàm phán với AstraZeneca để mua khoảng 1,5 triệu liều, đủ để tiêm chủng cho một nửa dân số hơn 6 triệu của nước này.
G7 nỗ lực phục hồi kinh tế bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19 Ngày 12/2, các nhà lãnh đạo tài chính của Nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 đã thảo luận các phương thức nhằm tăng cường hợp tác để giải quyết các khó khăn kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra. Bà Janet Yellen phát biểu tại Wilmington, Delaware, Mỹ.( Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 12/2, các nhà lãnh đạo tài chính của Nhóm...