Số doanh nghiệp quay lại hoạt động tăng 31,5%
Theo số liệu của Bộ KH&ĐT, 6 tháng đầu năm 2019 có 66.958 doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới, với số vốn đăng ký 860.195 tỷ đồng, tăng 3,8% về số lượng DN và 32,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.
Hoạt động dịch vụ khác; kinh doanh bất động sản; sản xuất phân phối điện, nước, gas là 3 lĩnh vực có tỷ lệ DN thành lập mới tăng mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2018. Ngược lại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; dịch vụ lưu trú và ăn uống; vận tải kho bãi là 3 lĩnh vực có tỷ lệ DN thành lập mới giảm mạnh nhất.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
Bên cạnh đó, có 21.617 DN quay trở lại hoạt động, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó lĩnh vực vận tải kho bãi; khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế…; dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc có tỷ lệ DN quay lại hoạt động tăng mạnh nhất.
Tổng vốn đăng ký tăng thêm trong 6 tháng năm 2019 đạt 1.310.328 tỷ đồng, tăng 9,9% so với cùng kỳ. Trung bình cứ 10 DN đăng ký thay đổi vốn thì có 9 DN đăng ký tăng vốn.
Video đang HOT
Bộ KH&ĐT cũng cho biết, so với cùng kỳ năm trước, số DN giải thể tăng 18,1%; DN tạm ngừng kinh doanh tăng 17,4%; DN ngừng hoạt động chờ giải thể tăng 19,5%.
Minh Thư
Theo baodauthau.vn
Fintech có khả năng biến đổi ngành dịch vụ tài chính
Công nghệ tài chính (Fintech) đang phát triển nhanh và mạnh mẽ, làm thay đổi sâu sắc phương thức và mô hình kinh doanh, cũng như tác động đến hành vi của các chủ thể tham gia thị trường.
Fintech cũng đem lại những rủi ro cho khách hàng và đối với các cơ quan giám sát - Ảnh: Internet
Dưới sự bảo trợ của Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI) cùng với Trường đại học Quản trị Normandie (Pháp) và Viện Phát triển doanh nghiệp vừa tổ chức Hội thảo quốc tế "Công nghệ tài chính trong nền kinh tế thông minh", nhằm nhận diện những thách thức và cơ hội đối với lĩnh vực tài chính trong thời đại chuyển đổi số liên quan tới mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội.
Theo Thứ trưởng Bộ KH-CN Bùi Thế Duy, Việt Nam đang là quốc gia đi đầu, tiên phong tại khu vực Đông Nam Á trong việc tiếp cận nhiều xu hướng mới nổi trên thế giới, trong đó có việc ứng dụng CNTT, đẩy mạnh số hóa trong lĩnh vực tài chính. Đối với những xu hướng, mô hình kinh doanh mới nổi như fintech (công nghệ tài chính) Việt Nam cũng đã có nhiều hoạt động gồm cả về nghiên cứu, phát triển, đào tạo và ứng dụng.
Fintech đang phát triển nhanh và mạnh mẽ, làm thay đổi sâu sắc phương thức và mô hình kinh doanh, cũng như tác động đến hành vi của các chủ thể tham gia thị trường (các nhà cung ứng dịch vụ khách hàng, các công ty cung cấp các dịch vụ bổ trợ, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan).
Bằng cách sử dụng internet, nền tảng công nghệ Big Data, các phần mềm mã nguồn mở... các phương thức này giúp nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng như loại bỏ các khâu trung gian, giảm chi phí dịch vụ, phân tích và kiểm soát dữ liệu một cách khoa học, chính xác và nhanh chóng. Với đặc điểm tối ưu của fintech, cùng sự bùng nổ KH-CN trong thời đại 4.0, ứng dụng fintech vào hoạt động kinh doanh sẽ thúc đẩy gia tăng sức cạnh tranh của các công ty tài chính và phát triển nền kinh tế.
Thứ trưởng Bộ KH-CN Bùi Thế Duy phát biểu tại hội thảo - Ảnh: BTC
Tiềm ẩn nhiều rủi ro
Dưới góc nhìn chuyên môn, ông Hà Huy Tuấn - Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho biết fintech là các mô hình kinh doanh sáng tạo và công nghệ mới nổi có khả năng biến đổi ngành dịch vụ tài chính (IOSCO); tuy nhiên cũng đem lại những rủi ro cho khách hàng và đối với các cơ quan giám sát.
Cụ thể, với khách hàng sẽ là nguy cơ bị rò rỉ thông tin cá nhân, bảo mật thông tin tài chính. Còn với các ngân hàng và cơ quan giám sát, fintech có thể sẽ mang lại rủi ro hay đổi chiến lược kinh doanh do công nghệ mới và mô hình kinh doanh mới. Rủi ro không gian mạng và rủi ro tuân thủ trong trường hợp ngân hàng không bảo vệ được quyền lợi khách hàng, bảo mật thông tin khách hàng theo yêu cầu của khuôn khổ pháp lý; rủi ro rửa tiền cần có biện pháp giám sát cẩn trọng; rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng với các sản phẩm fintech.
Đối với Việt Nam, ông Tuấn cho rằng chúng ta có tiềm năng phát triển fintech rất lớn, nhưng chúng ta mới chỉ khai phá ở mức độ thấp và khuôn khổ pháp lý cho fintech tại Việt Nam còn sơ khai, chủ yếu là một số đề án mang tính vĩ mô và quy định về thanh toán...
Theo ông Phạm Xuân Hòe - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng (NHNN), Nhà nước cần xây dựng, triển khai đồng bộ hệ thống chính sách thúc đẩy phát triển fintech như chính sách miễn, giảm thuế; chính sách hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn, tạo môi trường cho đầu tư fintech, hợp tác với các tổ chức tài chính - ngân hàng truyền thống. Ngoài ra, cần có các chính sách thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ fintech, đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực chất lượng cao cho ứng dụng và quản lý fintech....
Thu Anh
Theo motthegioi.vn
Tăng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của người dân và doanh nghiệp Tại Quyết định số 681/QĐ-TTg ngày 04/6/2019 về Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành đã giao Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện nhiều mục tiêu về phát triển tài khoản thanh toán của cá nhân và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng...